Cơ cấu Tổ chức bộ máy của Văn phòng Chính phủ hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao năng lực đội ngũ công chức các vụ chuyên môn thuộc Văn phòng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Trang 56 - 61)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ NƯỚC

3.1.2. Cơ cấu Tổ chức bộ máy của Văn phòng Chính phủ hiện nay

Theo quy định Nghị định số 74/2012/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ, cơ cấu tổ chức của Văn phòng Chính phủ và chức năng, nhiệm vụ cụ thể của các đơn vị như sau:

3.1.2.1. Vụ Theo dõi khiếu nại, tố cáo và Phòng, chống tham nhũng giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm thực hiện chức năng tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong chỉ đạo, điều hành các lĩnh vực: Công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; công tác thanh tra; công tác phòng, chống tham nhũng, tội phạm kinh tế và chức vụ; công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

3.1.2.2. Vụ Nội chính giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm thực hiện chức năng tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong chỉ đạo, điều hành các lĩnh vực nội chính, bao gồm: Công tác quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn

xã hội, phòng, chống tội phạm (trừ tội phạm về kinh tế, chức vụ, ma túy), biên giới, công tác Biển Đông - Hải đảo (bảo đảm cho lĩnh vực quốc phòng, an ninh); tìm kiếm cứu nạn, cơ yếu, địa giới hành chính, tôn giáo, dân tộc, nhân quyền, đặc xá; công nghiệp quốc phòng; công tác phối hợp hoạt động của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với Toà án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

3.1.2.3. Vụ Theo dõi phối hợp công tác giữa Chính phủ với Quốc hội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Cơ quan Trung ương các đoàn thể nhân dân và Chính quyền địa phương giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm thực hiện chức năng tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong chỉ đạo, điều hành các hoạt động phối hợp công tác giữa Chính phủ với Quốc hội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Cơ quan Trung ương của các đoàn thể nhân dân; theo dõi, tổng hợp tình hình công tác chung về công tác dân tộc; một số lĩnh vực công tác địa phương (bao gồm hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).

3.1.2.4. Vụ Tổng hợp giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm thực hiện chức năng tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều hành các lĩnh vực: Xây dựng, quản lý việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; đôn đốc, kiểm tra thực hiện Quy chế làm việc của Chính phủ; làm đầu mối tổ chức và phục vụ các cuộc họp, làm việc trong nước của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; làm đầu mối xây dựng các báo cáo chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

3.1.2.5. Vụ Tổ chức hành chính nhà nước và Công vụ giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm thực hiện chức năng tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong chỉ đạo, điều hành các lĩnh vực cải cách hành chính; tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; cán bộ, công chức, công vụ; công tác thi đua,

3.1.2.6. Vụ Pháp luật giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm thực hiện chức năng tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống luật, pháp lệnh thuộc trách nhiệm của Chính phủ; công tác hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp và các công tác tư pháp khác; tổ chức thẩm tra về quy trình, thủ tục và có ý kiến đánh giá độc lập đối với dự án luật, pháp lệnh; dự thảo Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về công tác tư pháp (sau đây gọi chung là dự án luật, pháp lệnh); thực hiện công tác pháp chế của cơ quan Văn phòng Chính phủ theo quy định của pháp luật.

3.1.2.7. Vụ Quan hệ quốc tế giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm thực hiện chức năng tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong chỉ đạo, điều hành lĩnh vực quan hệ quốc tế.

3.1.2.8. Vụ Kinh tế ngành giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm thực hiện chức năng tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong chỉ đạo, điều hành các lĩnh vực: Công nghiệp, dầu khí, giao thông vận tải, xây dựng, khu công nghiệp, truyền thông, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, đất đai, thủy lợi, phòng chống bão lụt, tài nguyên nước, khí tượng thủy văn, diêm nghiệp, phát triển nông thôn.

3.1.2.9. Vụ Kinh tế tổng hợp giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm thực hiện chức năng tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong chỉ đạo, điều hành lĩnh vực kinh tế tổng hợp, bao gồm: Kế hoạch, tài chính, giá, ngân hàng, thương mại, thống kê, kiểm toán, chứng khoán, bảo hiểm xã hội, kinh doanh bảo hiểm, hải quan, dự trữ quốc gia, hỗ trợ đầu tư và phát triển, khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu, khu chế xuất.

3.1.2.10. Vụ Khoa giáo - Văn xã giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm thực hiện chức năng tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong chỉ đạo, điều hành các lĩnh vực: Khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, dạy nghề và nguồn nhân lực; môi trường và phát triển bền vững; văn hoá, thể

thao, du lịch, hôn nhân và gia đình; thông tin báo chí; y tế, dân số và kế hoạch hoá gia đình; lao động, thương binh và xã hội; khu công nghệ cao; phòng, chống tệ nạn xã hội, ma túy, mại dâm.

3.1.2.11. Vụ Đổi mới doanh nghiệp giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm thực hiện chức năng tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong chỉ đạo, điều hành các lĩnh vực: Sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp 100% vốn nhà nước; phát triển doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; giúp Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp theo chức năng, nhiệm vụ của Ban.

3.1.2.12. Vụ Thư ký - Biên tập giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc cho Thủ tướng Chính phủ về biên tập hoặc soạn thảo các văn kiện, báo cáo, các bài phát biểu, trả lời phỏng vấn của Thủ tướng Chính phủ; cung cấp thông tin và thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Thủ tướng Chính phủ giao hoặc Bộ trưởng, Chủ nhiệm phân công.

3.1.2.13. Vụ Văn thư Hành chính có chức năng giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm tổ chức công tác văn thư, lưu trữ, đánh máy, đọc soát, in chụp văn bản, công tác hành chính văn phòng và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác hành chính văn phòng, văn thư, lưu trữ tại Văn phòng Chính phủ; hướng dẫn nghiệp vụ hành chính văn phòng và tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công tác văn thư.

3.1.2.14. Vụ Tổ chức cán bộ có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm thực hiện công tác cải cách hành chính; tổ chức bộ máy; cán bộ, công chức; công vụ; chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; thi đua, khen thưởng; thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng trong nội bộ Văn phòng Chính phủ.

3.1.2.15. Vụ Kế hoạch tài chính có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm quản lý, tổ chức thực hiện các công tác: Kế hoạch, tài

chính, tài sản, đầu tư phát triển và thống kê, kế toán; kiểm tra, giám sát hoạt động tài chính của các đơn vị dự toán trực thuộc Văn phòng Chính phủ theo quy định của pháp luật.

3.1.2.16. Cục Quản trị giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm thực hiện chức năng

bảo đảm hậu cần, phục vụ hoạt động của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Văn phòng Chính phủ ở phía Bắc; quản lý tài sản (theo phân cấp của Văn phòng Chính phủ), cơ sở vật chất kỹ thuật, công tác lễ tân, hậu cần, bảo

vệ an ninh, an toàn trụ sở cơ quan, chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, công chức và người lao động; có con dấu và tài khoản, đơn vị dự toán cấp III theo quy định của pháp luật.

3.1.2.17. Cục Hành chính - Quản trị II giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm thực hiện chức năng bảo đảm công tác hậu cần, phục vụ hoạt động của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Chính phủ và thực hiện một số nhiệm vụ do Bộ trưởng, Chủ nhiệm giao tại phía Nam; quản lý toàn bộ tài sản, cơ sở vật chất kỹ thuật, công tác lễ tân, hậu cần, bảo vệ an ninh, an toàn trụ sở cơ quan, chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, công chức, người lao động; thực hiện công tác tổ chức, hành chính, tài vụ của Văn phòng Chính phủ tại phía Nam theo quyết định của Bộ trưởng, Chủ nhiệm; có con dấu và tài khoản, đơn vị dự toán cấp III theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, Văn phòng Chính phủ còn có các đơn vị: Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, Trung tâm tin học, Trung tâm Hội nghị quốc gia, Hội trường Thống Nhất là các đơn vị hỗ trợ phục vụ cho hoạt động chung của cơ quan.

Tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng Chính phủ qua từng thời kỳ, có nhiều thay đổi, biến động, từ lúc ban đầu là các nhóm công tác, sau đó phát triển lên từng phòng, các Vụ, Văn phòng chuyên ngành. Tuy vậy, mô hình tổ chức phổ biến là Vụ, Cục có tính ổn định cao và phù hợp với tổ chức bộ máy của các cơ quan hành chính nhà nước ta nói chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao năng lực đội ngũ công chức các vụ chuyên môn thuộc Văn phòng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Trang 56 - 61)