CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. THÔNG QUA CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG ĐỂ NÂNG
NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
4.2.1. Căn cứ giải pháp
Đảng ta từ khi thành lập cho đến nay luôn coi trọng, thường xuyên chăm lo cho công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức. Các thế hệ cán bộ được
Đảng và Nhà nước ta đào tạo đã trưởng thành nhanh chóng, hoàn thành nhiệm vụ qua các giai đoạn của cách mạng Việt nam. Nghị quyết Hội nghi Trung ương lần thứ hai khóa VIII về công tác cán bộ đã khẳng định vị trí, tầm quan trọng của lĩnh vực công tác này trong thời kỳ đất nước thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, theo đó: “đào tạo, bồi dưỡng công chức nhà nước là nhân tố quyết định đối với tháng lợi của sự nghiệp cải cách hành chính nhà nước”. Với tinh thần đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức cần có sự thay đổi thích hợp cả về mục tiêu, nội dung, hình thức và phương pháp tổ chức thực hiện.
4.2.2. Mục tiêu
Mục tiêu tổng quát của đào tạo, bồi dưỡng công chức Văn phòng Chính phủ không ngoài việc xây dựng một đội ngũ công chức thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ, trung thành với chế độ xã hội chủ nghĩa; tận tụy với công vụ, có đủ trình độ, năng lực để quản lý tốt công việc, đáp ứng yêu cầu của việc kiện toàn và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước phục vụ tốt công cuộc đổi mới đất nước, thực hiện những quan điểm cơ bản của Đảng trong việc cải cách nền hành chính nhà nước.
Mục tiêu trước mắt đòi hỏi công chức Văn phòng Chính phủ cần được đào tạo, bồi dưỡng để có đủ các tiêu chuẩn theo từng ngạch công chức hoặc chức danh cán bộ quản lý, khắc phục kịp thời sự khiếm khuyết và hẫng hụt về trình độ, năng lực hiện nay trước tình hình, nhiệm vụ mới; tạo tiền đề phát triển năng lực của đội ngũ công chức Văn phòng Chính phủ nhằm đáp ứng yêu cầu của tình hình, nhiệm vụ ngày càng cao và nặng nề trong các giai đoạn phát triển tiếp theo.