Về kiến thức

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao năng lực đội ngũ công chức các vụ chuyên môn thuộc Văn phòng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Trang 63 - 64)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2 THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC VĂN

3.2.1. Về kiến thức

- Trình độ đào tạo của nhân lực Văn phòng Chính phủ là hợp lý về cơ cấu, nhân lực có trình độ học vấn từ đại học trở lên chiếm tỷ lệ cao, trong đó nhân lực có trình độ học vấn từ đại học trở lên công tác trong khối nghiên cứu chiếm tỷ lệ là 100 %.

- Về trình độ lý luận chính trị: Đa số cán bộ, công chức khối tham mưu, nghiên cứu có nhiều kinh nghiệm thực tế, được rèn luyện, thử thách trong quá trình công tác, có bản lĩnh chính trị vững vàng, trong tổng số 749 người thì có 505 người là đảng viên, trong đó có 192 người có trình độ lý luận chính trị cao cấp và 295 người có trình độ lý luận chính trị trung cấp.

- Về trình độ ngoại ngữ: Đội ngũ cán bộ, công chức Văn phòng Chính phủ vẫn còn nhiều hạn chế về trình độ ngoại ngữ, đại đa số được đào tạo trong nước (Cử nhân ngoại ngữ và học ở nước ngoài về: 77 người chiếm 8,99 %;

Chứng chỉ: 516 người chiếm 60,28 %). Tuy ngoại ngữ không là ngành nghề mang tính chất chuyên môn trong công việc (trừ công việc của Vụ Quan hệ quốc tế) nhưng ngoại ngữ luôn là công cụ hữu ích và cần thiết đối với đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tham mưu khi tra cứu tài liệu, khi quan hệ tiếp xúc với đối tác nước ngoài và một số hoạt động khác.

- Về trình độ tin học: Ngoài số lượng cán bộ, công chức chuyên trách về tin học thuộc Trung tâm tin học, đa số cán bộ, công chức Văn phòng Chính phủ được trang bị kiến thức cơ bản về tin học (Đại học: chiếm 1,99 %; Chứng chỉ: 99,72 %), đủ kỹ năng sử dụng máy tính trong công tác quản lý. Tuy nhiên, số người có trình độ cao về tin học lại quá ít, nên việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin tại Văn phòng Chính phủ còn nhiều bất cập như: chất lượng trang thiết bị kỹ thuật tin học thấp, phần mềm ứng dụng nghèo

Đội ngũ công chức Văn phòng Chính phủ khi được tuyển dụng đều đã được trang bị kiến thức nền tảng nhất định phù hợp với vị trí việc làm. Tuy nhiên trong quá trình công tác, công chức được cử tham gia các lớp đào tạo về chính trị, an ninh quốc phòng, về quản lý nhà nước, về nghiệp vụ chuyên môn … từ trình độ thấp đến trình độ cao tùy theo đối tượng, để không ngừng nâng cao ý thức chính trị và sự hiểu biết tinh thông nghiệp vụ. Nhìn chung công chức Văn phòng Chính phủ đã được trang bị khá đầy đủ về chính trị, tư tưởng, kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước, nghiệp vụ hành chính, cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.

Tuy nhiên việc trang bị kiến thức cho công chức còn mang tính hình thức, chưa chú trọng đến chất lượng, kết quả đào tạo, việc trang bị kiến thức còn “chạy theo số lượng”, chưa chủ động quan tâm, tìm hiểu đến nhu cầu kiến thức của công chức mà trang bị theo kiểu thụ động, dựa vào thông báo tuyển sinh, đào tạo của các trường, các chương trình, đề án gửi đến. Hơn nữa, việc quy định mỗi công chức phải tham gia ít nhất 40 giờ học/năm khiến việc đăng ký tham gia các khóa trang bị kiến thức còn tràn lan, học cho đủ điều kiện, lãng phí thời gian, kinh phí.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao năng lực đội ngũ công chức các vụ chuyên môn thuộc Văn phòng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)