Quá trình hình thành và phát triển của Văn phòng Chính phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao năng lực đội ngũ công chức các vụ chuyên môn thuộc Văn phòng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Trang 48 - 56)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ NƯỚC

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Văn phòng Chính phủ

Văn phòng Chính phủ là cơ quan ngang Bộ, là bộ máy giúp việc của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ có chức năng tham mưu tổng hợp, giúp Chính phủ tổ chức các hoạt động chung của Chính phủ; tham mưu tổng hợp, giúp Thủ tướng Chính phủ (bao gồm các Phó Thủ tướng Chinh phủ) lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động của Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước từ Trung ương đến cơ sở; bảo đảm thông tin, phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và cung cấp thông tin cho công chúng theo quy định của pháp luật; bảo đảm các điều kiện vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Ngày 28 tháng 8 năm 1945, Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà ra tuyên cáo trước quốc dân đồng bào và với Thế giới về việc thành lập Chính phủ và chính ngày này cũng đã trở thành ngày ra đời của bộ máy giúp việc của Chính phủ, đó là Văn phòng Chủ tịch phủ mà nay là Văn phòng Chính phủ. Nhìn lại chặng đường hơn gần 70 năm xây dựng và phát triển, kể từ ngày 28 tháng 8 năm 1945, có thể nêu khái lược về mô hình tổ chức và hoạt động của Văn phòng Chính phủ theo các giai đoạn lịch sử sau đây:

3.1.1.1 Giai đoạn từ năm 1945 - 1955

Ngày 3 tháng 5 năm 1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 46/SL về cơ cấu của các cơ quan Chính phủ, trong đó tại mục 1 đầu tiên của Sắc lệnh này có quy định về Văn phòng. Mọi công việc Văn phòng được giao đều phục vụ Chính phủ và Chủ tịch Chính phủ nhưng số lượng cán bộ rất ít,

khoảng trên dưới 20 người. Trong thời gian này, Văn phòng Chủ tịch phủ giúp Chủ tịch Hồ Chí Minh tiến hành nhiều hoạt động ngoại giao, thực hiện chủ trương “hoà để tiến” tránh tình thế phải chiến đấu với nhiều kẻ thù, tranh thủ thêm thời gian hoà bình để củng cố và phát triển lực lượng.

Ngày 18 tháng 7 năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 232/SLm. Với Sắc lệnh này, tên gọi của Văn phòng Chủ tịch phủ trước đây, nay trở thành Văn phòng Chủ tịch Chính phủ. Trong thời gian này, ngoài bộ phận giúp việc trực tiếp cho Chủ tịch Hồ Chí Minh, Văn phòng Chủ tịch Chính phủ có một số cán bộ nghiên cứu, nhân viên văn thư, giao thông liên lạc.

Tại Phiên họp Hội đồng Chính phủ từ ngày 25 đến ngày 27 tháng 7 năm 1949, Văn phòng Chủ tịch Chính phủ đã đổi tên thành Văn phòng Thủ tướng phủ là bộ máy giúp việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng và Hội đồng Chính phủ, Hội đồng Quốc phòng.

Căn cứ vào Nghị quyết Phiên họp Chính phủ tháng 10 năm 1949, Văn phòng Thủ tướng phủ được tổ chức quy mô hơn, có các phòng (hành chính, quản trị, tài vụ; theo dõi công tác kế hoạch, tuyên huấn, thi đua ái quốc, công tác thư viện, pháp chế, công báo, báo chí, thông tin, thống kế; theo dõi công tác nội chính; theo dõi các ngành kinh tế, tài chính; giúp việc Chủ tịch Chủ tịch Hồ Chí Minh; giúp việc Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng); tổng số cán bộ thời gian này khoảng 100 người.

3.1.1.2. Giai đoạn 1955 - 1975

Tại kỳ họp thứ năm, Quốc hội khoá I (ngày 20 tháng 9 năm 1955) đã quyết định một chức danh mới là thành viên Chính phủ và bổ nhiệm ông Phạm Hùng, giữ chức Bộ trưởng Phủ Thủ tướng. Ngày 28 tháng 10 năm 1955, Hội đồng Chính phủ đã thông qua Nghị quyết về nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Thủ tướng Phủ quy định:

Để giúp Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ trong việc lãnh đạo, theo dõi, phối hợp, đôn đốc và kiểm tra về công tác kinh tế, tài chính, nội chính, Thủ tướng phủ được tổ chức các phòng kinh tế, tài chính, nội chính Phòng Tổ chức cán bộ, Phòng Hành chính - Quản trị, Phòng Pháp chế, Phòng Tài vụ, Phòng Huân chương và Phòng Bí thư của Thủ tướng Chính phủ.

Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khoá II đã thông qua Luật Tổ chức Chính phủ quy định Phủ Thủ tướng là bộ máy giúp việc của Hội đồng Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, bao gồm: Văn phòng Phủ Thủ tướng và các Văn phòng chuyên ngành.

- Văn phòng Phủ Thủ tướng có các tổ chức trực thuộc sau đây: Vụ Hành chính - Tổ chức (bao gồm các lĩnh vực: văn thư, lưu trữ, tổ chức cán bộ, quản trị - tài vụ, Hội trường Ba Đình, Nhà khách 37 Hùng Vương, Câu lạc bộ Ba Đình, Nhà khách Chủ tịch phủ, Đội xe); Viện Huân chương; Vụ Pháp chế; Bộ phận tổng hợp.

- Văn phòng chuyên ngành của Phủ Thủ tướng được tổ chức gồm: Văn phòng Nông nghiệp gồm có: Tổ thuỷ lợi, Tổ Khí tượng, Tổ Nông lâm, Tổ Thuỷ sản, Tổ Trồng trọt, Tổ Chăn nuôi); Văn phòng Công nghiệp gồm có: Tổ Xây dựng cơ bản, Tổ Công nghiệp, Tổ Giao thông bưu điện, Tổ Lao động, tiền lương, Tổ Vật tư; Văn phòng Tài chính - Thương nghiệp gồm có: Tổ Tài chính, Tổ Ngân hàng; Tổ Ngoại thương, Tổ Nội thương và Vụ Kinh tế đặc biệt; Văn phòng Nội chính gồm có: Tổ Tổ chức cán bộ, Tổ Trị an dân chính, Tổ Biên giới; Văn phòng Văn giáo gồm có: Tổ Giáo dục, đào tạo và Phân phối cán bộ, Tổ Y tế, Tổ Thể dục, thể thao, Tổ Văn hoá, thông tin.

Tại Phiên họp tháng 9 năm 1969, Hội đồng Chính phủ đã ra Nghị quyết thành lập Văn phòng Kinh tế Phủ Thủ tướng trên cơ sở sáp nhập các Văn phòng Nông nghiệp, Công nghiệp, Tài chính - Thương nghiệp.

Như vậy, Phủ Thủ tướng chỉ còn lại 04 Văn phòng, đó là: Văn phòng Phủ Thủ tướng; Văn phòng Kinh tế Phủ Thủ tướng; Văn phòng Nội chính Phủ Thủ tướng và Văn phòng Văn giáo Phủ Thủ tướng.

Trong những năm 1960, Phủ Thủ tướng có trên 10 cơ quan trực thuộc, trong đó có một số cơ quan do Bộ trưởng, Phủ Thủ tướng trực tiếp chỉ đạo bao gồm cả về nội dung công tác và tổ chức, biên chế, nhân sự.

3.1.1.3. Giai đoạn 1976 - 1986

Ngày 20 tháng 9 năm 1982, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định số 161-HĐBT về nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng.

Theo Nghị định này quy định Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng là bộ máy giúp việc của Hội đồng Bộ trưởng, có nhiệm vụ phục vụ sự quản lý tập trung thống nhất của Hội đồng Bộ trưởng, phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành công viêc hàng ngày của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và các Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

Tổ chức bộ máy của Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng có 18 Vụ, Cục, bao gồm: Vụ Tổng hợp - thông tin - pháp chế; Vụ Kinh tế kế hoạch; Vụ Nông lâm, ngư nghiệp; Vụ Công nghiệp, vật tư; Vụ Xây dựng cơ bản; Vụ Giao thông và Bưu điện; Vụ Tài chính, ngân hàng và Giá cả; Vụ Nội thương, lương thực, quản lý thị trường; Vụ Kinh tế đối ngoại; Vụ Nội chính; Vụ Văn hoá, y tế, thể dục, thể thao; Vụ Khoa học và Giáo dục; Vụ Địa phương; Vụ Xây dựng cấp huyện; Vụ Các vấn đề quốc phòng và Động viên nền kinh tế quốc dân; Vụ Hành chính; Vụ Tổ chức cán bộ; Cục Quản trị I; Cục Quản trị II.

3.1.1.4. Giai đoạn 1986 - 1990

Ngày 15 tháng 7 năm 1987, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định số 112-HĐBT về nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng.

Điều 1 Nghị định này quy định: “Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng là bộ máy làm việc của Hội đồng Bộ trưởng, có nhiệm vụ giúp Hội đồng Bộ trưởng chuẩn bị các ra các quyết định và theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các quyết định đó nhằm phục vụ sự quản lý thống nhất của Hội đồng Bộ trưởng đối với các lĩnh vực hoạt động của nhà nước theo luật định, phục vụ sự chỉ đạo, điều hành công việc hàng ngày của Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng”.

Về tổ chức bộ máy, Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng còn 11 vụ, 2 cục và lập thêm Tổ Công tác của Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng đặt tại thành phố Hồ Chí Minh.

Để tiếp tục đổi mới công tác tổ chức phù hợp với các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ đổi mới, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Quyết định số 56-HĐBT ngày 14 tháng 5 năm 1988 về sửa đổi cơ cấu tổ chức của Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng, thay các Vụ, Cục chuyên môn bằng các Tổ chuyên môn. Cơ cấu tổ chức của Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng gồm có các Tổ chuyên viên (số lượng các Tổ chuyên viên do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng quyết định) và các Vụ Hành chính, Tổ chức cán bộ và 2 Cục Quản trị I và Quản trị II.

Thực hiện Quyết định số 56-HĐBT ngày 14 tháng 5 năm 1988 của Hội đồng Bộ trưởng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng đã ký ban hành Quyết định số 70-BT về thành lập 7 Tổ thuộc Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng theo dõi các lĩnh vực công tác: Tổng hợp; Nông lâm, ngư nghiệp và lương thực; Công nghiệp; Xây dựng và giao thông vận tải; Kinh tế - Kế hoạch và phân phối lưu thông; Kinh tế đối ngoại; Khoa giáo - Văn xã; Thông tin; Nội chính.

Điểm nổi bật nhất trong thời kỳ này là ở Văn phòng Chính phủ đã thay đổi từ các Vụ chuyên ngành thành các Tổ Chuyên viên. Tổ trưởng chuyên

viên do một Phó Chủ nhiệm Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng trực tiếp làm Tổ trưởng, các Tổ phó (tương đương với cấp Vụ trưởng) là chuyên viên cao cấp đứng đầu các ngành, lĩnh vực. Các chuyên viên được làm việc trực tiếp với Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

3.1.1.5. Giai đoạn 1991 - 2003

Ngày 31 tháng 12 năm 1992, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 212/TTg về cơ cấu tổ chức của Văn phòng Chính phủ.

Theo Quyết định này, Văn phòng Chính phủ được tổ chức thành 16 Vụ, Cục, Trung tâm và phòng, bao gồm các Vụ: Tổng hợp, Pháp chế, Kinh tế tổng hợp, Kinh tế ngành, Nội chính, Khoa giáo - Văn xã, Quan hệ quốc tế, Lễ tân, Tổ chức cán bộ, Hành chính, Địa phương 1, Địa phương 2 và các đơn vị: Trung tâm Tin học, Cục Quản trị I, Cục Quản trị II và Phòng Tài vụ.

Sau đó, ngày 06 tháng 4 năm 1994, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 159/TTg về việc thành lập thêm Vụ Dầu khí, Vụ Kiểm tra thi hành các Quyết định của Chính phủ, Trung tâm Thông tin báo chí, Vụ Quan hệ với Quốc hội và Theo dõi hoạt động của HĐND.

Ngày 06 tháng 8 năm 1993, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 50- CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng Chính phủ. Theo Nghị định này, Văn phòng Chính phủ là cơ quan ngang Bộ, có chức năng giúp Chính phủ tổ chức các hoạt động chung của Chính phủ; tham mưu giúp Thủ tướng Chính phủ trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, bảo đảm tính thống nhất, liên tục và có hiệu quả trong hoạt động của Chính phủ. Nghị định số 50/CP đã tiếp tục khẳng định những nhiệm vụ cơ bản của Văn phòng Chính phủ mà các văn bản trước đây của Hội đồng Chính phủ, Hội đồng Bộ trưởng các khoá trước đã quy định.

Đồng thời, với quy định cụ thể hơn chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng Chính phủ, ngày 14 tháng 4 năm 1994 Bộ trưởng, Chủ nhiệm đã ký

Quyết định số 62/BT quy định nhiệm vụ cụ thể của các đơn vị thuộc Văn phòng Chính phủ. Đồng thời, cùng ngày 14 tháng 4 năm 1994 Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 63/BT về Quy chế làm việc của Văn phòng Chính phủ nhằm đưa mọi hoạt động của Văn phòng Chính phủ đi vào nền nếp.

Do yêu cầu công tác giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày một nhiều và ngày càng phức tạp hơn. Vì vậy, cơ cấu tổ chức của Văn phòng Chính phủ cũng có nhiều thay đổi. Theo Quyết định số 155/1998/QĐ-TTg ngày 28 tháng 8 năm 1998 và Quyết định số 122/2000/QĐ-TTg ngày 01 tháng 11 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ thì Văn phòng Chính phủ có 27 đơn vị trực thuộc, bao gồm: Vụ Tổng hợp; Vụ Kinh tế tổng hợp; Vụ Công nghiệp; Vụ Dầu khí; Vụ Nông nghiệp; Vụ Địa phương I; Vụ Địa phương II; Vụ Quan hệ quốc tế; Vụ Các Tổ chức kinh tế quốc tế; Vụ Pháp chế; Vụ Nội chính; Vụ Kiểm tra quyết định; Vụ I; Vụ II; Vụ Quan hệ Quốc hội và Hội đồng nhân dân; Vụ Tổ chức cán bộ; Vụ Khoa giáo; Vụ Văn xã; Vụ Cải cách hành chính; Vụ Hành chính; Vụ Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp; Trung tâm Thông tin báo chí; Trung tâm Tin học; Cục Quản trị I; Cục Hành chính - Quản trị II; Phòng Tài vụ. Ngoài ra còn có Ban, các Tổ Nghiên cứu làm nhiệm vụ tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ đặt bên cạnh Văn phòng Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ thành lập và trực tiếp giao nhiệm vụ, Văn phòng Chính phủ bảo đảm các điều kiện vật chất kỹ thuật và phương tiện làm việc cho các Ban và Tổ chức tư vấn của Thủ tướng Chính phủ.

3.1.1.6. Giai đoạn 2003 - 2012

Ngày 20 tháng 02 năm 2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 18/2003/NĐ-CP quy định chức năng nhiệm vụ cơ cấu tổ chức của Văn phòng Chính phủ.

Theo quy định tại Nghị định này, Văn phòng Chính phủ có các tổ chức như sau: Các Vụ: Tổng hợp; Pháp chế; Kinh tế tổng hợp; Công nghiệp; Nông nghiệp; Dầu khí; Theo dõi công tác đổi mới và Phát triển doanh nghiệp; Quan hệ quốc tế; Nội chính; Theo dõi công tác chống tham nhũng, buôn lậu và Gian lận thương mại (gọi tắt là Vụ I); Xử lý khiếu nại, tố cáo (gọi tắt là Vụ II); Phối hợp công tác giữa Chính phủ với các cơ quan Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc và Cơ quan Trung ương của các đoàn thể nhân dân (gọi tắt là Vụ III); Theo dõi các lĩnh vực công tác tại phía Nam (gọi tắt là Vụ IV); Địa phương; Khoa giáo; Văn xã; Cải cách hành chính; Tổ chức cán bộ; Vụ Hành chính.

- Cục Quản trị - Tài vụ (bao gồm: Phòng Tài vụ cấp I, cấp II, Phòng Quản trị, Phòng Lễ tân, Phòng Quản lý Nhà làm việc Chính phủ, Phòng Bảo vệ, Phòng Y tế, Đoàn xe và các đơn vị sự nghiệp có thu: Nhà khách 37 Hùng Vương, Trung tâm Hội nghị quốc tế, Khách sạn La Thành).

- Cục Hành chính - Quản trị II (tại thành phố Hồ Chí Minh, bao gồm: Phòng Hành chính - Tổ chức, Phòng Quản trị, Phòng Tài vụ, Phòng Bảo vệ, Đoàn xe và các đơn vị sự nghiệp có thu: Nhà khách Tao Đàn, Hội trường Thống Nhất).

- Phòng Công báo.

- Trung tâm Thông tin báo chí; Trung tâm Tin học.

- Cơ quan Trang tin điện tử của Chính phủ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên Internet.

Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới ngày 19 tháng 3 năm 2008, Chính phủ ban hành Nghị định số 33/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Chính phủ nhằm đổi mới công tác xây dựng, quản lý và tổ chức thực hiện chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; tham mưu, phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành

của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo hướng đẩy mạnh sử dụng công cụ quản lý vĩ mô toàn diện và đồng bộ. Theo quy định tại Nghị định này, Văn phòng Chính phủ có các tổ chức như sau:

- Các Vụ: Tổng hợp; Thư ký - Biên tập; Pháp luật; Kinh tế tổng hợp; Kinh tế ngành; Đổi mới doanh nghiệp; Quan hệ quốc tế; Nội chính; Theo dõi

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao năng lực đội ngũ công chức các vụ chuyên môn thuộc Văn phòng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Trang 48 - 56)