Dự báo xu hƣớng phát triển kinh tế xã hội huyện Mỹ Hào, tỉnh Hƣng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện mỹ hào, tỉnh hưng yên quản lý kinh tế (Trang 65 - 68)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG

3.1.Dự báo xu hƣớng phát triển kinh tế xã hội huyện Mỹ Hào, tỉnh Hƣng

3.1. Dự báo xu hƣớng phát triển kinh tế - xã hội huyện Mỹ Hào, tỉnh Hƣng Yên Hƣng Yên

- Tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân trên 17,7%/năm. Trong đó: + Sản xuất nông nghiệp tăng 2,5 - 3%/năm

+ Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng 18%/năm + Sản xuất thƣơng mại, dịch vụ tăng 20%/năm

- Giá trị bình quân đầu ngƣời đạt 50 triệu đồng/năm - Tỷ lệ phát triển dân số ổn định dƣới 1%

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo còn từ 5 - 6% (theo tiêu chí mới); tạo thêm việc làm cho 5000 lao động.

- Xây dựng 100% làng, phố văn hóa; trên 90% cơ quan đơn vị văn hóa; trên 90% gia đình văn hóa

- 100% số phòng học đƣợc kiên cố cao tầng; giữ vững kết quả phổ cập Tiểu học và Trung học cơ sở, trên 80% số trƣờng đạt chuẩn quốc gia.

Để đạt đƣợc các mục tiêu chung mang tính dài hạn nêu trên, trong những năm trƣớc mắt cần hợp tác triển khai ƣu tiên một số dự án các lĩnh vực về hạ tầng kinh tế - xã hội; phát triển nông nghiệp; du lịch; thƣơng mại, dịch vụ; giáo dục đào tạo, môi trƣờng...

- Quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách đúng đắn để giải quyết vấn đề môi trƣờng tại các địa phƣơng. Vấn đề môi trƣờng cần đặt lên hàng đầu trƣớc khi ra quyết định về dự án phát triển kinh tế xã hội địa phƣơng.

- Tập trung phát triển mạng lƣới kết cấu hạ tầng kết nối các địa phƣơng trong huyện và các địa phƣơng trong toàn tỉnh.

- Tu bổ các công trình hiện có đƣa công suất huy động từ 50% hiện nay lên 70 - 80% năng lực thiết kế, tiết kiệm nƣớc và mở rộng diện tích tƣới. Chuẩn bị tốt về kỹ thuật một số công trình ở địa phƣơng khó khăn vừa phục vụ dân cƣ tại chỗ vừa phục vụ khu công nghiệp trên địa bàn huyện. Nghiên cứu khai thác nguồn nƣớc ngầm phục vụ sinh hoạt và chƣơng trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. Song song với việc đầu tƣ xây dựng các công trình thuỷ lợi tƣới trực tiếp cần nghiên cứu các hình thức và giải pháp tƣới tiết kiệm nƣớc nhƣ tƣới ẩm, tƣới phun... để hạn chế tác hại của thiên tai, hạn hán. Nâng cấp và hoàn thiện các công trình đã xuống cấp, nhất là hệ thống kênh mƣơng cấp I, II. Tăng cƣờng công tác kiên cố hoá kênh mƣơng nhằm hạn chế tổn thất nƣớc.

- Thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục. Tập trung đào tạo lao động kỹ thụât phục vụ phát triển nông - lâm nghiệp và công nghiệp chế biến nông- lâm sản. Đào tạo, tập huấn và chuyển giao công nghệ, kỹ năng về phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm... trên cơ sở lấy chăn nuôi gia đình là chính nhằm tạo ra nguyên liệu thịt, da... phục vụ công nghiệp chế biến.

- Từng bƣớc hình thành các cơ sở và mở rộng đào tạo công nhân kỹ thuật và kỹ thuật viên ngành nghề sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí sửa chữa các tƣ liệu sản xuất nông - lâm nghiệp, giao thông vận tải, điện dân dụng, mở rộng ngành nghề tiểu thủ công nghiệp. Chú trọng phát triển đào tạo các nghề xây dựng giao thông, thuỷ lợi, dân dụng... Nhanh chóng phát triển và mở rộng đào tạo lao động phục vụ thƣơng mại, du lịch và dịch vụ.

- Phát triển nông nghiệp đảm bảo tính ổn định và vững chắc trên cơ sở khai thác có hiệu quả các tiềm năng về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế xã hội và gắn với bảo vệ môi trƣờng sinh thái. Trƣớc hết cần đảm bảo an ninh lƣơng thực.

- Phát triển nông nghiệp đặt trong mối quan hệ giữa các địa phƣơng nhằm hỗ trợ lẫn nhau và đảm bảo lợi ích chung.

- Phát triển sản xuất nông nghiệp hƣớng tới phát triển sản xuất hàng hoá, phát huy cao nhất các lợi thế so sánh từng địa phƣơng, gắn sản xuất với công nghiệp chế biến, từng bƣớc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu đạt hiệu quả cao, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân.

- Không ngừng nâng cao cả về số lƣợng và chất lƣợng nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và cho xuất khẩu, mở rộng phƣơng thức bán thâm canh, khai thác phát triển có hiệu quả chăn nuôi, thúc đẩy chăn nuôi lợn, gia cầm... từng bƣớc đƣa ngành chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính.

- Sử dụng hợp lí các loại hình mặt nƣớc nuôi bán thâm canh các giống thuỷ sản có năng suất cao và khai thác hợp lí nguồn lợi cá tự nhiên đáp ứng đủ cho nhu cầu tiêu thụ của nhân dân. Tuy tiềm năng phát triển thuỷ sản ở địa phƣơng không lớn nhƣng có ý nghĩa rất lớn đối với kinh tế xã hội của tỉnh. Do vậy cần gắn quy hoạch phát triển thuỷ sản với các chƣơng trình kinh tế xã hội, đồng thời nhà nƣớc cần có chính sách ƣu tiên cho các dự án thuỷ sản mang tính khả thi cao và diện ngƣời đƣợc hƣởng lợi rộng.

- Phát triển kinh tế gắn với phát triển nông thôn: Các chƣơng trình kinh tế trọng điểm của tỉnh là sản xuất lƣơng thực, sản xuất sản phẩm hàng hoá. Việc đẩy mạnh đầu tƣ cho sản xuất nông lâm nghiệp tạo điều kiện tăng thêm thu nhập cho hộ nông dân tham gia đóng góp mở mang cơ sở hạ tầng nông thôn nhƣ giao thông, điện, các công trình phúc lợi nhƣ trƣờng học, trạm xá... xây dựng thành các vùng nông thôn phát triển tạo cho các địa phƣơng khó khăn, các hộ nghèo có cơ hội tham gia vào phát triển kinh tế xây dựng nông thôn mới.

- Phát triển nguồn nhân lực và phát triển văn hoá truyền thống, đào tạo ngành nghề nông thôn: Chú trọng công tác đào tạo cán bộ kỹ thuật là ngƣời địa phƣơng. Đào tạo, dạy nghề ở nông thôn trong các lĩnh vực chế biến nông sản, công nghiệp nông thôn, khuyến khích phát triển nông sản hàng hoá, nâng cao trình độ tổ chức, kỹ thuật sản xuất cho nông dân. Xây dựng tổ chức xã hội nông thôn cần chú trọng bảo tồn và phát triển bản sắc văn hoá của các dân tộc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện mỹ hào, tỉnh hưng yên quản lý kinh tế (Trang 65 - 68)