Giải pháp phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện mỹ hào, tỉnh hưng yên quản lý kinh tế (Trang 76)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG

3.3.5.Giải pháp phát triển kinh tế

3.3. Một số giải pháp chủ yếu đẩy mạnh quá trình xây dựng nông thôn mớ

3.3.5.Giải pháp phát triển kinh tế

- Đẩy mạnh thực hiện dồn điền đổi thửa

Dồn điền đổi thửa là khâu quan trọng, đột phá trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Mỹ Hào. Mục đích của công tác dồn điền đổi thửa là để khắc phục tình trạng ruộng đất manh mún, phân tán hiện nay để có điều kiện thực hiện quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, tạo

thuận lợi cho việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa nhằm giảm chi phí sản xuất; nâng cao thu nhập cho ngƣời dân, góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tƣ vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; góp phần đẩy mạnh quá trình xây dựng nông thôn mới.

Dồn điền đổi thửa là công việc khó khăn, vì vậy vấn đề triển khai từ các cấp chính quyền cơ sở, điều hết sức quan trọng là cần phải nêu cao sự dân chủ công bằng, tạo lòng tin để dân hiểu và ủng hộ chính quyền. Công tác dồn điền đổi thửa cần thực hiện tốt các nội dung sau:

Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, vận động nhân dân bằng nhiều hình thức để nhân dân thấy đƣợc mục đích, ý nghĩa và sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc từ đó nhân dân hƣởng ứng, đồng tình và tích cực tham gia dồn điền đổi thửa tạo thành động lực mới thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển.

Cả hệ thống chính trị đều vào cuộc, tạo phong trào sâu rộng trong nhân dân. Cán bộ cơ sở, nhất là đảng viên phải gƣơng mẫu, đi đầu trong công tác dồn điền đổi thửa để lôi kéo quần chúng nhân dân tích cực tham gia. Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Hỗ trợ đủ kinh phí để tổ chức thực hiện công tác dồn điền đổi thửa. Phải hoàn chỉnh việc chỉnh lý bản đồ, hồ sơ địa chính kịp thời, đúng với thực tế khi dồn điền đổi thửa, tiến hành thu lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp và cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ sau khi thực hiện xong dồn điền đổi thửa.

Xây dựng lộ trình, kế hoạch, nguyên tắc một cách cụ thể, trên cơ sở phát huy dân chủ, công khai, lắng nghe tiếp thu ý kiến của nhân dân.

- Tập trung phát triển các ngành kinh tế có thế mạnh

dân ngày một nâng cao. Vì vậy, huyện cần chỉ đạo các xã lựa chọn thế mạnh trong phát triển kinh tế ở địa phƣơng, lựa chọn các sản phẩm hàng hóa, ngành nghề thế mạnh đó để tập trung xây dựng kế hoạch chuyển đổi sản xuất theo hƣớng chuyên môn hóa, đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Với những địa phƣơng chƣa có ngành nghề truyền thống thì chính quyền xã, ngƣời dân cần chủ động tìm nghề thích hợp, thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động hợp lý để nâng cao thu nhập cho ngƣời dân.

- Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất nông nghiệp, nông thôn theo hƣớng phát triển sản xuất hàng hóa có hiệu quả kinh tế cao, đƣa tiến bộ khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa trong sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lƣợng và khối lƣợng sản phẩm, giảm tổn thất sau thu hoạch cụ thể: Xây dựng và hoàn thiện các mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh để tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nhƣ mô hình kinh tế trang trại, các mô hình liên kết khác trong nông nghiệp, nông thôn.

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ vào phát triển kinh tế. Nội dung chuyển giao phải thiết thực, phù hợp với trình độ tiếp thu, tập quán, văn hoá của địa phƣơng.

Cần xác định hƣớng ƣu tiên cho nghiên cứu về giống và công nghệ sản xuất cây trồng, vật nuôi; nghiên cứu và ứng dụng những thành tựu của công nghệ sinh học, công nghệ chế biến nông sản thực phẩm.

Chính quyền địa phƣơng cần có chính sách đãi ngộ thoả đáng đối với các cá nhân, tập thể đội ngũ cán bộ có thành tích trong nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ hữu ích cho phát triển kinh tế nông thôn.

Mở rộng quan hệ hợp tác với các trung tâm, viện nghiên cứu, các trƣờng đại học... để có thể hợp tác nghiên cứu và chuyển giao những tiến bộ khoa học công nghệ phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.

- Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo nghề

Đối với công tác cho vay vốn quỹ quốc gia giải quyết việc làm, Nhà nƣớc cần bổ sung thêm vốn vay nhằm tăng cƣờng hiệu quả tạo việc làm, ổn định an sinh xã hội, mở rộng các đối tƣợng đƣợc vay vốn, đặc biệt là các hộ mới thoát nghèo, giảm tỷ lệ thất nghiệp trên địa bàn huyện.

Tăng cƣờng vai trò quản lý nhà nƣớc về lao động trên địa bàn, tập trung vào việc hƣớng dẫn chấp hành chính sách lao động, tổ chức triển khai nội dung chƣơng trình mục tiêu quốc gia về việc làm và dạy nghề ở địa phƣơng.

Tổ chức các hoat động tuyên truyền phổ biến, giới thiệu nghề cho lao động nông thôn. Khôi phục, phát triển các ngành nghề truyền thống, tập trung chủ yếu vào nghề Mộc dân dụng Phúc Lai, Phúc Thọ, Quan Cù; chế biến thực phẩm Lỗ Xá, tái chế nhựa Phan Bôi, Tƣơng Bần…đẩy mạnh chuyển dịch lao động nông thôn vào làm việc tại các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.

3.3.6. Giải pháp bảo vệ môi trường

Ô nhiễm môi trƣờng đang là vấn đề bức xúc của toàn huyện, đặc biệt đối với ngƣời dân sống ở khu vực nông thôn. Trong đó, vấn đề đáng quan tâm hiện nay đó là ô nhiễm môi trƣờng nƣớc do nƣớc thải từ sinh hoạt và hoạt động sản xuất nông nghiệp; ô nhiễm môi trƣờng không khí từ các làng nghề thủ công, khu công nghiệp, hoạt động chăn nuôi, thói quen đốt rác, chất thải rắn không đƣợc thu gom và xử lý hợp vệ sinh; việc sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật...

Quy hoạch nghĩa trang, mạng lƣới thu gom chất thải rắn... đầu tƣ trang thiết bị, cơ sở vật chất cho hoạt động thu gom, xử lý chất thải rắn ở khu vực nông thôn.

Tuyên truyền nâng cao nhận thức giáo dục pháp luật tài nguyên môi trƣờng; sử dụng tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trƣờng, các mô hình điển hình, tiên tiến về bảo vệ môi trƣờng, mô hình đội tự quản vệ sinh môi trƣờng...

Hạn chế lạm dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón trong canh tác nông nghiệp; hƣớng dẫn ngƣời dân thu gom, xử lý hợp vệ sinh đối với các loại bao bì chứa đựng hóa chất. Thu gom, tái chế, tái sử dụng chất thải trong sản xuất nông nghiệp.

Tập trung khuyến nông, chuyển giao cho nông dân kỹ thuật và áp dụng những mô hình canh tác mới thân thiện với môi sinh, môi trƣờng. Sản xuất theo qui trình an toàn trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản... là hƣớng đang đƣợc ngành chức năng khuyến khích áp dụng rộng rãi. Đơn cử nhƣ mô hình trồng rau an toàn, trồng trọt theo tiêu chí GAP, chăn nuôi gia súc gia cầm theo ngƣỡng an toàn sinh học...

Chính quyền địa phƣơng cần hỗ trợ xử lý môi trƣờng cho các điểm ô nhiễm môi trƣờng bức xúc tại khu vực nhƣ chợ, làng nghề tái chế nhựa Phan Bôi, lò giết mổ gia súc ở Lỗ Xá - Nhân Hòa, các khu công nghiệp Minh Đức, Phố Nối A...

Tăng cƣờng công tác thanh tra - kiểm tra, xử lý những vi phạm của tổ chức, cá nhân trong việc gây ô nhiễm môi trƣờng.

Vì vậy, môi trƣờng nông thôn cần phải đƣợc triển khai một cách đồng bộ, kịp thời và tích cực mới đảm bảo đƣợc tiêu chí về môi trƣờng trong xây dựng nông thôn mới.

3.3.7. Giải pháp đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

- Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ

Kinh nghiệm của Hàn Quốc, một số nƣớc châu Á và một số địa phƣơng trong nƣớc cho thấy, để xây dựng thành công nông thôn mới đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ có năng lực, trình độ, tâm huyết, trách nhiệm và phải có uy tín với nhân dân. Do đó, việc tuyển dụng, đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ để đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng nông thôn mới là cần thiết. Công việc trƣớc tiên cần làm là lãnh đạo huyện Mỹ Hào cần ƣu tiên tập trung bồi dƣỡng, đào tạo, nâng cao năng lực trình độ cho cán bộ các cấp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Rà soát lại đội ngũ trƣởng, phó các phòng, ban ngành, đoàn thể cấp huyện để ƣu tiên đào tạo ngay những cán bộ chƣa đạt trình độ chuyên môn đại học, trình độ chính trị cao cấp; lựa chọn một số cán bộ trẻ, có năng lực chuyên môn tốt cho đi đào tạo trên đại học. Bồi dƣỡng kiến thức quản lý Nhà nƣớc cho đội ngũ chuyên viên của UBND huyện.

- Rà soát, cử những cán bộ chủ chốt cấp xã có thời gian công tác đang còn dài nhƣng chƣa có trình độ chuyên môn trung cấp đi đào tạo trung cấp hoặc đại học; cử những cán bộ chủ chốt còn thời gian công tác trên một nhiệm kỳ đi học chƣơng trình trung cấp lý luận chính trị; thƣờng xuyên mở những lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ quản lý Nhà nƣớc cho đội ngũ công chức cấp xã.

- Tổ chức các lớp tập huấn kiến thức về xây dựng nông thôn mới

Ngoài việc đào tạo về chuyên môn và chính trị, tất cả đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở cần đƣợc bồi dƣỡng các kiến thức về nông thôn mới theo Quyết định 1003/QĐ-BNN-KTHT ngày 18/5/2011 của Bộ trƣởng Bộ Nông nghiệp và PTNT. Vì vậy, huyện cần chủ động bố trí nguồn kinh phí hoặc phối hợp với các sở, ngành tổ chức các lớp tập huấn về xây dựng nông thôn mới cho đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới cấp huyện, đặc biệt là cấp xã, thôn.

- Tổ chức các chuyến tham quan học tập

Ngoài việc mở các lớp đào tạo, tập huấn cần lựa chọn các mô hình tốt, cách làm hay, những điển hình tiên tiến ở các địa phƣơng trong và ngoài tỉnh để tổ chức cho đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới đƣợc đi tham quan, học tập từ đó về vận dụng vào điều kiện cụ thể của mỗi địa phƣơng nhằm nâng cao hiệu quả, đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới

Xây dựng NTM là công việc bắt đầu từ người dân, đem lại lợi ích cho người dân, do nhân dân làm chủ. Để làm được như vậy cần một số giải pháp sau:

Phải có sự quan tâm, tập trung chỉ đạo sâu sát của các cấp ủy, chính quyền về công tác tuyên truyền, vận động. Công tác tuyên truyền là nhiệm vụ của mọi cán bộ, đảng viên, của cả hệ thống chính trị. Cần phải tuyên truyền để nâng cao nhận thức của ngƣời dân để họ hiểu một cách đầy đủ, đúng đắn về ý nghĩa và tầm quan trọng, từ đó chủ động, tích cực tham gia chung sức xây dựng nông thôn mới. Xây dựng đƣợc nông thôn mới, không đơn giản ngƣời dân đóng góp công sức, tiền của để xây dựng cơ sở hạ tầng, tự họ chỉnh trang nhà cửa, mà còn mạnh dạn vay vốn, biết sử vốn để tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, phát triển sản xuất, nâng cao đời sống cả về vật chất lẫn tinh thần, xây dựng nếp sống văn minh, tình làng nghĩa xóm, góp phần giữ vững quốc phòng an ninh, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Xây dựng nông thôn mới phải gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phƣơng. Đối tƣợng đƣợc tuyên truyền chính là từng hộ gia đình, do đó nội dung tuyên truyền phải có tính thực tế, gắn với quyền lợi, trách nhiệm của ngƣời dân, của từng hộ gia đình.

Xây dựngđội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên có chuyên môn tốt, có tinh thần trách nhiệm, nắm chắc về nội dung, phƣơng pháp tuyên truyền phải phong phú, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ để dân ngƣời dân hiểu rõ đƣợc mục tiêu cụ thể của nông thôn mới.

Phát huy sức mạnh tổng hợp của tất cả các loại hình tuyên truyền để ngƣời dân nắm đƣợc. Kịp thời phát hiện, biểu dƣơng, khen thƣởng, nhân rộng các điển hình tiên tiến để tạo sức lan tỏa mạnh mẽ.

Tăng cƣờng kiểm tra, đôn đốc công tác tuyền truyền ở cơ sở đảm bảo cho mọi ngƣời dân đều đƣợc nắm bắt nội dung từ đó hiểu sâu sắc, thấy rõ đƣợc vai trò chủ thể, trách nhiệm của ngƣời dân trong xây dựng nông thôn mới, từ đó tự giác, tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới ở địa phƣơng.

Vì vậy, công tác tuyên truyền cần phải thường xuyên liên tục, mọi lúc,

mọi nơi và được đổi mới bằng nhiều nội dung, hình thức khác nhau. Bên cạnh

việc làm cho mọi ngƣời hiểu về mục đích, ý nghĩa của việc xây dựng nông thôn mới, cán bộ cần tăng cƣờng tổ chức các buổi đối thoại, trao đổi trực tiếp với cộng đồng dân cƣ, ngƣời dân,…

Mỗi địa phƣơng, tổ chức cần xây dựng phát động các phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới cụ thể nhƣ:

+ Hội nông dân tuyên truyền, vận động quần chúng phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, huy động nguồn lực dồn điền đổi thửa. Các nội dung tuyên truyền có thể lồng ghép thông qua các hoạt động cụ thể bằng các hình thức liên hoan văn nghệ, hội thảo đầu bờ, các lớp tập huấn kỹ thuật…

+ Mặt trận tổ quốc chủ trì cuộc vận động toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cƣ gắn với xây dựng nông thôn mới. Đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế, động viên nhân dân thực hiện chủ trƣơng xây dựng nông thôn mới; đoàn kết phát huy dân chủ, giữ gìn kỷ cƣơng, mọi ngƣời sống và làm việc theo pháp luật; đoàn kết phát triển sự nghiệp giáo dục, y tế, chăm sóc

sức khỏe nhân dân và bảo vệ môi trƣờng.

+ Hội cựu chiến binh là những ngƣời có uy tín, kinh nghiệm trong cuộc sống, am hiểu phong tục, tập quán, tín ngƣỡng; quán xuyến mọi hoạt động của làng. Nên việc chỉ đạo các thành viên trong làng thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới là trách nhiệm nghĩa vụ của từng cựu chiến binh. Với phƣơng châm “ Cựu chiến binh chung tay xây dựng nông thôn mới”.

+ Hội Phụ nữ thực hiện công tác tuyên truyền, vận động thông qua các hội diễn văn nghệ quần chúng, các buổi họp chung hoặc thông qua các cán bộ phụ nữ thôn… Phát động phong trào “ Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế”, “ Chƣơng trình hỗ trợ phụ nữ tạo việc làm, tăng thu nhập” là biện pháp tuyên truyền hiệu quả, thiết thực để khơi dậy đƣợc tiềm năng to lớn, sức sáng tạo và truyền thống nhân ái, ý thức tự nguyện giúp nhau làm kinh tế. Thông qua các tổ nhóm “ Phụ nữ sản xuất giỏi”, “ Câu lạc bộ phụ nữ khuyến nông”, các mô hình lồng ghép dân số, sức khỏe sinh sản, tăng thu nhập…

+ Đoàn thanh niên tuyên truyền thông qua các phong trào thanh niên nhằm tăng cƣờng công tác giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm của tuổi trẻ địa phƣơng, tình nguyện tham gia xây dựng nông thôn mới. Phối hợp phát động, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, thi tuyên truyền viên trẻ về các chủ đề xây dựng nông thôn mới. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền các chủ trƣơng,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện mỹ hào, tỉnh hưng yên quản lý kinh tế (Trang 76)