Phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện mỹ hào, tỉnh hưng yên quản lý kinh tế (Trang 52)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG

2.2.4.Phát triển kinh tế

2.2. Kết quả đạt đƣợc trong quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn

2.2.4.Phát triển kinh tế

- Thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện, trong những năm qua diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi phục vụ cho các dự án công nghiệp, dịch vụ... là rất lớn. Mặc dù vậy, bằng sự nỗ lực của chính quyền địa phƣơng và ngƣời dân trong những năm qua huyện luôn chú trọng phát triển sản xuất nông nghiệp, đƣa nhiều loại cây trồng, có giá trị, hiệu quả cao vào sản xuất nhƣ các giống lúa BT7, Thục Hƣng 6, Syn 6, Bio404, TH3- 3, lúa nếp Hƣng Yên, RVT...; các giống khoai vụ đông. Tỉnh, huyện đã có những chính sách hỗ trợ ngƣời dân phát triển kinh tế cụ thể:

Hỗ trợ giá giống lúa lai: Tỉnh hỗ trợ 30.000đ/1kg giống, huyện hỗ trợ

20.000đ/1kg giống ( TH3-3, Bio 404, Thục Hưng 6, GS9, Syn 6). Định mức

28kg/ha (1kg/sào). Giá giống lúa TH3-3: 66.000đ/hg; Bio 404: 95.000đ/kg; Thục Hƣng 6: 97.000đ/kg; GS9: 97.000đ/gói 0,8kg; Syn6: 104.000đ/kg.

Hỗ trợ giá giống lúa nếp thơm Hƣng Yên, lúa thuần chất lƣợng cao RVT: Tỉnh hỗ trợ 15.000đ/kg, huyện hỗ trợ 5.000đ/kg. Giá giống 30.000đ/kg

Mức hỗ trợ kinh phí trồng cây khoai tây ngoại chất lƣợng cao các giống Diamant (Hà Lan), Solara (Đức).

- Lượng giống: 1.100kg/ha

- Tỉnh hỗ trợ: 12.500đ/kg khoai tây giống

- Huyện hỗ trợ 30% giống: 6.600đ/kg khoai tây giống - Tổng kinh phí tỉnh và huyện hỗ trợ là 19.100đ/kg

- Giá giống khoai tây Diamant (Hà Lan), Solara (Đức) tại thời điểm giá 22.000đ/kg loại 1, 20-25 củ/kg)

- Số tiền dân chỉ phải bỏ ra là: 2.900đ/kg

Sản xuất nông nghiệp huyện Mỹ Hào đã đạt đƣợc những kết quả khả quan. Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2013 đạt 470.466 triệu đồng.

Trong đó, giá trị sản xuất nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi) vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn trong ngành nông nghiệp huyện đạt 428.132 triệu đồng

Năm 2012, trồng trọt chiếm tỷ trọng 45,45% , chăn nuôi 45,76%, nuôi trồng thủy sản 4,51% và dịch vụ nông nghiệp 4,28%; đến năm 2013, trồng trọt chiếm tỷ trọng 44,42%, chăn nuôi 46,59%, nuôi trồng thủy sản 4,63% và dịch vụ nông nghiệp 4,36%. (Bảng 2.4)

Bảng 2.4. Giá trị sản xuất nông nghiệp huyện Mỹ Hào (2011-2013)

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Giá trị SX (tr.đ) Tỷ lệ (%) Giá trị SX (tr.đ) Tỷ lệ (%) Giá trị SX (tr.đ) Tỷ lệ (%) Tổng giá trị SX nông nghiệp 279628 100 465262 100 470466 100

1. Trồng trọt 103960 37,19 211476 45,45 208928 44,42 2. Chăn nuôi 131206 46,92 212918 45,76 219204 46,59 3. Nuôi trồng thủy sản 13741 4,91 20981 4,51 21801 4,63 4. Dịch vụ nông nghiệp 30721 10,98 19887 4,28 20533 4,36

Bảng 2.5. Hiện trạng làng nghề huyện Mỹ Hào (Năm 2012) STT Tên xã, thị trấn Tên Làng Nghề Số hộ làm nghề Số lao động (ngƣời) Giá trị của ngành nghề Thu nhập đầu ngƣời (triệu đồng/ngƣời) Sản phẩm Thị trƣờng xuất khẩu 1 TT Bần Yên Nhân Sản xuất tƣơng truyền thống 21 150 59.500 55 3.500.000 lít Trong nƣớc và ngoài nƣớc 2 Thôn Phúc Thọ -

Hòa Phong Mộc dân dụng 30 100 7.800 50 300 m3 Trong nƣớc

3 Thôn Phúc Miếu

- Hòa Phong Mộc dân dụng 35 200 15.500 60 1440 m3 Trong nƣớc và ngoài nƣớc 4 Thôn Lỗ Xá - Nhân Hòa Chế biến lƣơng thực, thực phẩm 400 830 47.800 109 73.000 tấn Trong nƣớc 5 Thôn Quan Cù - Phan Đình Phùng Mộc dân dụng 35 176 10.300 50 350 m3 Trong tỉnh và ngoài tỉnh 6 Thôn Phan Bôi - Dị Sử Tái chế vật liệu 95 500 140.000 280 20.000 tấn

Trong nƣớc và ngoài nƣớc 7 Thôn An Tháp - Nhân Hòa Chế biến lƣơng thực, thực phẩm 60 150 7.500 60 18.000 tấn Trong nƣớc 8 Thôn Thuần Mỹ

- Hòa Phong Mộc dân dụng 45 500 15.000 60 900 m3 Trong tỉnh và

ngoài tỉnh

Qua bảng 2.5. Cần chú trọng phát triển khai thác có hiệu quả những lợi thế ngành nghề, làng nghề: Chế biến lƣơng thực, thực phẩm; mộc dân dụng; sản xuất tƣơng bần truyền thống... thúc đẩy sản xuất phát triển, giải quyết việc làm tại chỗ và nâng cao thu nhập cho ngƣời lao động qua đó tạo nền tảng vững chắc cho kinh tế huyện Mỹ Hào phát triển nhanh và bền vững.

- Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện đã phối hợp với Ban quản lý dự án vật nuôi chất lƣợng cao - Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh thực hiện đề án chăn nuôi giống vật nuôi chất lƣợng cao. Thực hiện hỗ trợ một phần giống cho các hộ đủ điều kiện ở 13 xã, thị trấn. Năm 2012, huyện đã thực hiện hỗ trợ giống gà Đông Tảo cho 53 hộ đủ điều kiện với 9.000 con (đạt 100% kế hoạch tỉnh giao). Hiện đàn gà sống khỏe, sinh trƣởng tốt. Đối với giống lợn và bò, ban quản lý tỉnh triển khai thực hiện trong năm 2013.

- Hội Liên hiệp phụ nữ và hội Cựu chiến binh huyện, xã cũng thực hiện nhiều hoạt động giúp hội viên thoát nghèo nhƣ trao tặng tiền, bê cho một số hội viên.

Ngoài ra, trạm Khuyến nông huyện cũng phối hợp và thực hiện nhiều dự án, đề án nhƣ: Dự án khảo nghiệm lúa Nam Định 3, nếp 9603 với diện tích 23ha ở xã Nhân Hòa; dự án chăn nuôi gà an toàn sinh học ở xã Cẩm Xá (1.000 con gà lai Đông Tảo); hỗ trợ kinh phí xây hầm biogas (1,2 triệu đồng/hầm) cho 11 hộ chăn nuôi góp phần giảm ô nhiễm môi trƣờng; Mô hình nuôi cá trắm đen ở xã Hòa Phong (diện tích 0,6ha); hỗ trợ 01 máy gặt đập liên hợp ở xã Phùng Chí Kiên (mức 75 triệu đồng/máy).

2.2.5. Phát triển giáo dục, y tế, văn hóa và môi trường (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở tiếp tục đƣợc học trung học phổ thông, bổ túc, dạy nghề đƣợc nâng cao, lên trên 90%. Phấn đấu đến 2015,

12/12 xã đạt theo tiêu chí nông thôn mới. Tỷ lệ lao động qua đào tạo bình quân chung của huyện là 30%. Trong đó một số xã có tỷ lệ cao nhƣ: Cẩm Xá, Bạch Sam, Dị Sử, Xuân Dục (đều đạt từ 40% trở lên). Phấn đấu đến năm 2015 có 9/12 xã (bằng 75%) số xã đạt chuẩn nông thôn mới. Công tác xây dựng trƣờng chuẩn quốc gia các bậc học tiếp tục đƣợc đẩy mạnh. Trong năm học 2012 bằng sự quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị, của toàn thể nhân dân, huyện đã có thêm 4 trƣờng đƣợc công nhận đạt chuẩn Quốc gia, nâng tổng số trƣờng đạt chuẩn trong huyện lên thành 22 trƣờng (bằng 63% tổng số trƣờng trong huyện).

- Trạm Y tế 12/12 xã của huyện đạt chuẩn quốc gia; tính đến tháng 6/2012, 5/12 xã có tỷ lệ ngƣời tham gia bảo hiểm xã hội từ 40% trở lên. Phấn đấu đến năm 2015 có 08/12 xã (bằng 67%) số xã đạt tiêu chí nông thôn mới.

- Xây dựng đời sống văn hoá cơ sở: Năm 2012, huyện đã xét, công nhận cho 3 Làng văn hóa, nâng tổng số lên 70/72 làng đạt danh hiệu Làng văn hóa (của 12 xã), đến hết năm 2012 có 12/12 xã đạt tiêu chí số 16 - Văn hóa.

- Nƣớc sinh hoạt và vệ sinh môi trƣờng nông thôn: Hiện nay, có gần 90% dân số trong huyện đƣợc dùng nƣớc hợp vệ sinh. Tuy nhiên, số cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn môi trƣờng còn rất thấp.

Năm 2012, Phòng Tài nguyên - Môi trƣờng huyện cấp 46 xe chở rác cho 12 xã, kinh phí từ 3,1 - 3,2 triệu đồng/xe. Hƣớng dẫn và chỉ đạo các xã thành lập một tổ vệ sinh môi trƣờng ở mỗi thôn, hiện nay 72/72 thôn đã thành lập tổ vệ sinh và đi vào hoạt động. Ngoài ra, đội vệ sinh môi trƣờng huyện đã vận chuyển đƣợc 1.500 tấn rác lên khu tập kết Đại Đồng huyện Văn Lâm xử lý, góp phần giữ gìn vệ sinh cơ quan, thôn xóm, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trƣờng.

Tính đến tháng 6/2013, toàn huyện đã có 03 nhà máy nƣớc sạch gồm thị trấn Bần Yên Nhân (công suất 120.000m3/tháng); Dị Sử (công suất 10.000m3/tháng) và Bạch Sam (công suất 7.500m3/tháng); chuẩn bị xây dựng nhà máy nƣớc sạch tại xã Nhân Hòa, phục vụ xã Nhân Hòa và các xã lân cận.

2.2.6. Tổng hợp thực hiện theo bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới

Qua 3 năm thực hiện xây dựng nông thôn mới trên toàn huyện (2011- 2013), bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc, nhiều tiêu chí đã đạt và đang triển khai thực hiện. Tính đến hết tháng 5/2013 100% các xã đã hoàn thành quy hoạch, đề án; toàn huyện đạt đƣợc tổng 110 tiêu chí. Các tiêu chí đạt đƣợc nhƣ: Quy hoạch (tiêu chí số 1), Điện (tiêu chí số 4), Bƣu điện (tiêu chí số 8), Y tế (tiêu chí số 15), Văn hóa (tiêu chí số 6), Hệ thống chính trị (tiêu chí số 18) và an ninh trật tự xã hội (tiêu chí số 19).

Bên cạnh đó còn nhiều tiêu chí chƣa có xã nào đạt hoặc tỷ lệ đạt rất thấp nhƣ: Thủy lợi (tiêu chí số 3), Trƣờng học (tiêu chí số 5), Cơ sở vật chất văn hóa (tiêu chí số 6), Hộ nghèo (tiêu chí số 11), Giáo dục (tiêu chí số 14), Môi trƣờng (tiêu chí số 17),...

Hiện có 03 xã (Nhân Hòa, Phùng Chí Kiên, Dị Sử) đạt 11-13 tiêu chí, còn lại 09 xã đạt 8-9 tiêu chí. Nhìn chung, tốc độ triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới còn chậm.

2.2.7. Trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ huyện, xã

Bảng 2.6. Chất lƣợng đội ngũ cán bộ huyện, xã năm 2013

Nội dung Cán bộ xã Cán bộ huyện SL (ngƣời) Tỷ lệ (%) SL (ngƣời) Tỷ lệ(%) 1. Tổng số 320 100 144 100 2. Trình độ chuyên môn 2.1 Trên đại học 0 0 8 5,6 2.2 Đại học 54 16,8 129 89,6 2.3 Cao đẳng 28 8,8 4 2,8 2.4 Trung cấp 206 64,4 3 2,0 2.5 Sơ cấp 32 10 0 0 3. Trình độ chính trị 3.1 Cao cấp 0 0 17 11,8 3.2 Trung cấp 15 4,7 22 15,2 3.3 Sơ cấp 54 16,8 105 73

Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Mỹ Hào

Qua bảng 2.6. Nhận thấy đội ngũ cán bộ huyện nhìn chung đáp ứng đƣợc yêu cầu. Tuy vậy, đội ngũ cán bộ cấp xã còn nhiều bất cập. Hiện nay, đội ngũ cán bộ xã phổ biến là trung cấp (chiếm 64,4%) và sơ cấp chuyên môn (10%). Đến năm 2012, cấp xã chƣa có cán bộ có trình độ chuyên môn trên đại học, trình độ đại học chỉ mới đạt; 16,8 %. Về trình độ chính trị, mới chỉ có khoảng 4,7% có trình độ trung và sơ cấp 16,8 % còn lại chƣa qua một chƣơng trình học chính trị nào. Kinh nghiệm rút ra thời gian qua cho thấy, đội ngũ cán bộ đặc biệt cán bộ nòng cốt ở đâu năng động, nhiệt tình, có trình độ, năng lực chuyên môn khả năng quản lý tốt thì ở đó triển khai các hoạt động xây dựng NTM đạt hiệu quả và ngƣợc lại. Vì vậy, trong thời gian tới cần sắp xếp, đào

tạo, bồi dƣỡng, luân chuyển cán bộ để thực sự đáp ứng đƣợc yêu cầu.

2.2.8. Xây dựng hệ thống chính trị và đảm bảo quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội nông thôn. và trật tự xã hội nông thôn.

- Các địa phƣơng tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị - xã hội vững mạnh, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội đƣợc giữ vững; cử các cán bộ, lãnh đạo tham gia các lớp học nhằm nâng cao trình độ, kiến thức quản lý nhà nƣớc và chính trị phục vụ công việc.

- Nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội đƣợc giữ vững, nhiều năm trên địa bàn huyện không để xảy ra các tệ nạn lớn.

- Quy chế dân chủ ở cơ sở đƣợc thƣờng xuyên duy trì và thực hiện có hiệu quả, thực hiện tốt việc giám sát cộng đồng trong xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn thôn, xóm.

2.3. Những hạn chế và vấn đề cần giải quyết để đẩy mạnh quá trình xây dựng NTM trên địa bàn huyện Mỹ Hào, tỉnh Hƣng Yên. dựng NTM trên địa bàn huyện Mỹ Hào, tỉnh Hƣng Yên.

2.3.1. Những hạn chế

- Công tác triển khai thực hiện đề án và quy hoạch xây dựng nông thôn mới của cán bộ và nhân dân ở các địa phƣơng còn nhiều bất cập không đạt yêu cầu đề ra. Việc quy hoạch nông thôn mới hiện đang phát triển tự phát, chƣa theo quy hoạch đồng bộ. Quy mô hộ nhỏ lẻ, sản xuất nông nghiệp còn manh mún.

- Tỉnh chƣa có hƣớng dẫn cụ thể về cơ chế tạo nguồn vốn. Vốn huy động trong nhân dân và doanh nghiệp rất hạn chế nên trong kế hoạch năm 2013, huyện không bố trí kinh phí riêng cho xây dựng nông thôn mới, trong khi cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội và môi trƣờng của nhiều xã hiện nay còn yếu kém, chậm phát triển; chuyển đổi ngành nghề cho lao động, nhất là lao

động nông nghiệp còn khó khăn... Nguồn vốn tỉnh bố trí cho quy hoạch, lập đề án cũng không thống nhất cho các xã nên khó khăn trong việc triển khai thực hiện.

- Môi trƣờng nông thôn ngày càng bị ô nhiễm, chủ yếu do chất thải công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, sinh hoạt của ngƣời dân, chăn nuôi, nông dƣợc. Một số địa phƣơng nhƣ Nhân Hòa, Phùng Chí Kiên, Dị Sử, Minh Đức gần các khu công nghiệp bị ảnh hƣởng nặng nề.

- Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội còn yếu kém; chƣa đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Phần lớn đƣờng giao thông nông thôn chất lƣợng còn thấp chƣa đáp ứng theo tiêu chí nông thôn mới, chủ yếu mới phục vụ dân sinh, chƣa đảm bảo phục vụ sản xuất hàng hóa. - Đời sống vật chất của ngƣời dân nông thôn tuy đƣợc cải thiện, nhƣng chênh lệch mức sống, mức thu nhập giữa các bộ phận dân cƣ trên địa bàn huyện ngày càng lớn. Chất lƣợng dịch vụ y tế, giáo dục ở một số địa phƣơng chƣa đáp ứng yêu cầu của nhân dân. Nếp sống văn hóa của cộng đồng dân cƣ đang ngày càng mai một.

- Hệ thống chính trị cơ sở ở một số nơi còn yếu, an ninh trật tự xã hội ở nông thôn vẫn còn tiềm ẩn vấn đề bất ổn. Việc đánh giá xếp loại chất lƣợng Đảng viên và các tổ chức trong hệ thống chính trị còn nhiều bất cập. Chất lƣợng đội ngũ công chức xã còn thấp...

2.3.2. Những vấn đề cần giải quyết để đẩy mạnh quá trình xây dựng NTM (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cơ chế, chính sách của nhà nước

Xây dựng nông thôn mới là chủ trƣơng lớn của Đảng, nhà nƣớc trong thời kỳ mới. Trong thời gian qua nhiều chủ trƣơng, chính sách của Trung ƣơng, tỉnh đƣợc ban hành tạo cơ sở, hành lang pháp lý, môi trƣờng thuận lợi,

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập trong việc lập, triển khai thực hiện chính sách nhƣ: ban hành chính sách chƣa đồng bộ, thống nhất, chƣa có tính ổn định lâu dài; nhiều khi mang tính giải pháp tình thế nên chƣa có sự chủ động; một số chính sách đƣợc ban hành nhƣng có điểm không còn phù hợp thiếu văn bản hƣớng dẫn cụ thể; nguồn vốn để thực thi các chính sách còn ít,... Bên cạnh đó, công tác xây dựng chính sách đôi khi không đảm bảo quy trình, chƣa đánh giá hết các yếu tố tác động dẫn đến không sát với thực tế địa phƣơng, gây khó khăn trong quá trình thực hiện làm ảnh hƣởng việc triển khai xây dựng nông thôn mới.

Nghị định 42/2012/NĐ-CP ngày 11/5/2012 về quản lý và sử dụng đất lúa quy định việc hỗ trợ ngân sách cho các địa phƣơng sản xuất lúa với mức 500.000 đồng/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa nƣớc; hỗ trợ cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân 500.000 đồng /ha/năm nếu sản xuất lúa trên đất chuyên trồng lúa nƣớc; 100.000 đồng /ha/năm nếu sản xuất lúa trên đất lúa khác [8]... đã tạo thuận lợi cho ngƣời trồng lúa. Tuy nhiên, một số điểm trong nghị định lại khó khăn, cản trở cho các địa phƣơng khi triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới. Vì Nghị định này đã nêu rõ yêu cầu khi chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nƣớc sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp, chuyển đất lúa khác sang sử dụng vào mục đích khác, Chủ tịch UBND tỉnh phải báo cáo Bộ Tài nguyên và môi trƣờng, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện mỹ hào, tỉnh hưng yên quản lý kinh tế (Trang 52)