Thụy Vân Việt Trì Phú Thọ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện mỹ hào, tỉnh hưng yên quản lý kinh tế (Trang 32)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG

1.2.6.Thụy Vân Việt Trì Phú Thọ

1.2. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở một số nƣớc châu Á, một số xã

1.2.6.Thụy Vân Việt Trì Phú Thọ

Ở giai đoạn này trƣớc tiên Đảng bộ và nhân dân Thụy Vân phải thực hiện tiêu chí 1 về xây dựng quy hoạch tổng thể. Vì vậy, xã Thụy Vân đã hợp đồng với Công ty trách nhiệm hữu hạn Minh Chí lên khảo sát, lấy ý kiến đóng góp của các ban ngành đoàn thể của xã và lãnh đạo các khu dân cƣ để xây dựng đƣợc 1 quy hoạch tổng thể về mô hình nông thôn mới ở Thụy Vân. Từ quy hoạch đó, năm 2011 xã Thụy Vân thực hiện mô hình cơ giới hóa nông nghiệp giảm tổn thất sau thu hoạch; đầu tƣ xây dựng 3/9 tuyến giao thông nội đồng có tổng chiều dài 1.205m. Đầu tƣ xây dựng lớp học 2 tầng trƣờng mầm

non phân hiệu Cẩm Đội. Năm 2012 thực hiện mô hình sản xuất giống lúa Japonica DS1 và mô hình cải tạo nâng cấp hệ thống bờ vùng bờ bao. Đầu tƣ xây dựng 4/9 tuyến giao thông nội đồng có chiều dài 3.691m, xây dựng 2 tuyến kênh tiêu nội đồng chiều dài 2.215m. Xây dựng nghĩa trang 4 thôn giai đoạn 2 rộng 4,5ha. Nâng cấp đƣờng giao thông liên 4 thôn dài gần 2km dải nhựa áp phan trên nền bê tông cứng. Năm 2013 thực hiện 3 dự án hỗ trợ sản xuất gồm: Dự án sản xuất giống lúa TBR45 Thái Bình, dự án mở rộng hệ thống tƣới tiêu và bảo vệ thực vật và dự án dịch vụ vận chuyển thu gom rác thải sinh hoạt của hợp tác xã nông nghiệp điện năng Thụy Vân [26].

Việc thực hiện tốt các dự án trong 3 năm từ 2011-2013 đã góp phần quyết định để Thụy Vân hoàn thành 6 tiêu chí còn lại. Tiêu chí 1 về quy hoạch, đã đƣợc Uỷ ban nhân dân thành phố Việt Trì có Quyết định số 1193QĐ/UBND ngày 14-12-2011 chính thức phê duyệt quy hoạch xây dựng nông thôn mới ở xã Thụy Vân giai đoạn 2011-2020. Tiêu chí 2 về giao thông, 4,5km đƣờng liên xã, liên thôn đã đƣợc bê tông hóa và nhựa hóa đạt 100%. Đƣờng trục thôn xóm có tổng chiều dài 22,8km đã bê tông hóa đƣợc 20,41km đạt tỷ lệ 89,53%. Đƣờng ngõ xóm sạch cứng, không lầy lội vào mùa mƣa, bê tông hóa đƣợc gần 70%. 7/9 tuyến giao thông nội đồng đƣợc cứng hóa xe cơ giới đi lại thuận tiện, với tổng chiều dài 4,896/6,375km đạt tỷ lệ 76,8%. Tiêu chí 3 về thủy lợi, toàn bộ hệ thống kênh mƣơng tƣới tiêu của xã có chiều dài 16km đã xây kênh cứng đƣợc 11,45km đạt tỷ lệ 71,65%. Tiêu chí 5 về trƣờng học có 4/4 trƣờng trên địa bàn đạt chuẩn quốc gia. Tiêu chí 11 về hộ nghèo, do sản xuất phát triển, thu nhập bình quân đầu ngƣời ngày càng tăng, nên tỷ lệ hộ nghèo giảm dần. Hiện nay toàn xã có 106/3.518 hộ nghèo theo tiêu chí mới, đạt tỷ lệ 3,06%. Tiêu chí 17 về môi trƣờng: Tỷ lệ hộ dùng nƣớc sạch 3.518/3.518 hộ đạt 100%. Rác thải sinh hoạt ở 7 khu dân cƣ đều có tổ thu gom rác, hợp tác xã nông nghiệp làm nhiệm vụ vận chuyển đảm bảo đƣờng

làng ngõ xóm sạch sẽ. Nghĩa trang liệt sĩ đƣợc tu bổ và nâng cấp, nghĩa trang nhân dân đƣợc mở rộng, đảm bảo vệ sinh. Với 6 tiêu chí vừa mới đạt đƣợc trong 3 năm cùng 13 tiêu chí đạt đƣợc ở giai đoạn 1, đã đƣa Thụy Vân là đơn vị xã đầu tiên của tỉnh đạt 19/19 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới.

1.2.7. Nghĩa Hương - Quốc Oai - Hà Nội

Xác định công tác dồn điền đổi thửa là nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu trong xây dựng nông thôn mới, sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, xã Nghĩa Hƣơng, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội đã đạt đƣợc kết quả rõ rệt, hoàn thành 17/19 tiêu chí. Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới xã Nghĩa Hƣơng đã tổ chức 7 hội nghị tuyên truyền xây dựng nông thôn mới cho 420 lƣợt cán bộ xã, thôn. Hƣớng dẫn về quy trình thực hiện dồn điền đổi thửa, xây dựng phƣơng án dồn điền đổi thửa và quy hoạch giao thông thủy lợi nội đồng; các nội dung thủ tục, trình tự thanh quyết toán kinh phí, phục vụ công tác dồn điền đổi thửa, điều kiện để đƣợc hỗ trợ kinh phí; đồng thời hƣớng dẫn trình tự thực hiện công tác đo đạc, lập hồ sơ địa chính, giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng ruộng đất sau dồn điền đổi thửa. Qua học tập, trao đổi, các cán bộ thôn, xã đã nắm chắc trình tự, nguyên tắc, phƣơng pháp và các bƣớc tổ chức triển khai thực hiện, kinh nghiệm tháo gỡ khó khăn, vƣớng mắc của cơ sở có thể gặp phải để vận dụng một cách sáng tạo, phù hợp với thực tiễn trên địa bàn. Việc dồn điền đổi thửa ở xã Nghĩa Hƣơng đã gặp khá nhiều khó khăn do thói quen canh tác và tƣ duy của nông dân. Sau khi học tập kinh nghiệm dồn điền đổi thửa ở một số địa phƣơng, xã đã làm tốt công tác vận động, tuyên truyền đến từng hộ dân. Chỉ sau hơn một năm, công tác dồn điền đổi thửa đã hoàn thành. Xã đã bàn giao 223,21 ha ruộng đất đến 1,720 hộ dân, giảm 8-10 thửa/ hộ, xuống còn bình quân 2,2 thửa/hộ, trong đó có 138 hộ nhận 1-2 thửa, 182 hộ nhận 3 thửa, hình thành các vùng chăn nuôi, trang trại tập trung 19 ha, khu sản xuất rau an toàn 25 ha, góp phần thúc đẩy sản xuất

phát triển và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp [14]. Ngoài ra, xã tập trung công tác giao thông, thủy lợi nội đồng với tổng chiều dài nội đồng, làm mới, nâng cấp cải tạo 44, 341 km, diện tích mƣơng nội đồng là 32,379 km… phục vụ sản xuất nông nghiệp. Từ việc dồn điền đổi thửa, nông dân xã Nghĩa Hƣơng đã thay đổi tƣ duy, xây dựng cánh đồng mẫu lớn, cơ giới hóa trong sản xuất. Sau khi dồn điền đổi thửa, quỹ đất công ích cho quy hoạch đã đƣợc bố trí đủ 12 ha để quy hoạch các công trình phúc lợi. Sau hơn 2 năm triển khai xây dựng NTM, địa bàn xã đã hoàn thành chỉ tiêu xây dựng hạ tầng, đổ bê tông, cứng hóa các tuyến bê tông trục xã, trục thôn và ngõ xóm, giao thông, thủy lợi nội đồng, đƣa vào sử dụng 3 trạm bơm, tiếp nhận dự án điện nông thôn, trạm y tế, bƣu điện, chợ nông thôn, thành lập cụm công nghiệp làng nghề, tạo công ăn việc làm tại chỗ cho 2.100 lao động.

1.2.8. Thanh Tân - Kiến Xương - Thái Bình

Qua hai năm tổ chức thực hiện xây dựng nông thôn mới, dƣới sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát trực tiếp của tỉnh, huyện, sự phối hợp hƣớng dẫn giúp đỡ của các Sở, Ban ngành, các phòng ban trong tỉnh và huyện. Sự nỗ lực phấn đấu của đảng bộ và nhân dân trong xã. Xây dựng nông thôn mới của xã Thanh Tân đã đạt đƣợc những kết quả sau:

- Thanh Tân là một xã thuần nông, nguồn thu chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp với diện tích toàn xã 512,1ha, trong đó đất nông nghiệp 350,7ha, sản xuất nông nghiệp chiếm gần 70%, thu nhập bình quân đầu ngƣời năm 2009 mới chỉ đạt 8,6 triệu đồng, hộ nghèo còn tới 13%... Đến năm 2012, thu nhập bình quân đầu ngƣời ƣớc đạt 20,4 triệu đồng/năm, phấn đấu đến hết năm, tỷ lệ hộ nghèo còn 2%. Cơ sở hạ tầng với các đƣờng trục xã, trục thôn, nhánh thôn có chiều dài hơn 20km đều đƣợc bê tông hóa. Hệ thống thuỷ lợi hoàn chỉnh với 8 trạm bơm tƣới tiêu, một âu đập chống úng, 12,8km mƣơng cứng và 8,8km đƣờng giao thông trục chính nội đồng. Hệ thống điện đƣợc nâng cấp

theo dự án RE2, ngoài đầu tƣ của dự án có sự đóng góp của nhân dân với tổng kinh phí trên 4 tỷ đồng. Các trƣờng mầm non, tiểu học, trung học cơ sở của xã đều đạt chuẩn quốc gia. Ngoài nhà văn hoá của xã, 7/7 thôn đều có nhà văn hoá đạt quy chuẩn của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.

- Xã đã hoàn thành quy hoạch chung, quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội, quy hoạch chi tiết nông nghiệp, quy hoạch khu trung tâm. Các đề án đào tạo nghề cho ngƣời lao động. Quy hoạch vùng sản xuất; dồn điền đổi thửa; đƣa cơ giới hoá vào sản xuất; xây dựng cơ sở chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Cải tạo, xây mới kết cấu hạ tầng; phát triển ngành nghề, dịch vụ, tạo việc làm. Tập trung hỗ trợ nông dân cải thiện nhà ở, nhà bếp, nhà vệ sinh và khu chăn nuôi; đào tạo nghề cho nông dân; chăm sóc sức khoẻ ban đầu, sức khoẻ sinh sản; khu xử lý rác thải; phát triển tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ.

- Công tác dồn điền đổi thửa: Đảng uỷ ra nghị quyết chuyên đề lãnh đạo công tác dồn điền đổi thửa, thành lập ban chỉ đạo dồn điền đổi thửa thống nhất phƣơng án xoá đi chia lại, diện tích thôn nào giữ nguyên thôn đó, không thực hiện lăn ruộng trong toàn xã [24]. Đến hết tháng 12/2009 toàn xã đã thực hiện xong công tác dồn điền đổi thửa, bình quân toàn xã 1,86 thửa/hộ. Số thửa trƣớc dồn điền là 3429 thửa, sau khi dồn điền còn 2170 thửa giảm 1259 thửa, kinh phí thực hiện 120 triệu đồng.

- Công tác tuyên truyền xã Thanh Tân đã biết phát huy những lợi thế về nguồn lao động tại địa phƣơng. Nhờ vậy, đến thời điểm hiện tại trên địa bàn xã có 11 tổ hợp tác, 53 trang trại, gia trại và đặc biệt có 6 doanh nghiệp đã vào đầu tƣ, cùng nhân dân là con em trong và ngoài xã đã góp vốn ủng hộ xây dựng nông thôn mới cùng với nguồn ngân sách của Nhà nƣớc là 90 tỷ đồng.

- Công tác bảo vệ môi trƣờng đƣợc xã Thanh Tân phổ biến đến các hộ dân. Đang xây dựng dự án xử lý rác thải nông thôn thí điểm của tỉnh với

nguồn kinh phí gần 2 tỷ đồng. Tạo điều kiện thuận lợi cho 63 trang trại, gia trại chăn nuôi ở địa phƣơng, xây hầm khí biôga, xử lý rác thải tại chỗ [24].

1.3. Bài học kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới tham khảo cho huyện Mỹ Hào, tỉnh Hƣng Yên huyện Mỹ Hào, tỉnh Hƣng Yên

- Nhà nƣớc cần có chính sách phù hợp hỗ trợ nông dân nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và tăng sức cạnh tranh cho nông sản, cũng nhƣ chính sách tạo việc làm cho lao động dƣ thừa ở nông thôn. Kinh

nghiệm thành công của Hàn quốc về xây dựng nông thôn mới cho ta thấy

rằng, quá trình xây dựng nông thôn mới chỉ thực sự thành công, khi chính ngƣời nông dân tự làm chủ vận mệnh của mình, với sự hỗ trợ của Nhà nƣớc để thay đổi toàn diện bộ mặt nông thôn cùng với việc tăng thu nhập một cách ổn định.

- Cần phát huy vai trò chủ thể của ngƣời dân trong xây dựng nông thôn mới. Ngƣời dân phải biết, đƣợc bàn bạc ngay từ bƣớc lập quy hoạch, đề án, đƣợc kiểm tra giám sát trong việc thực hiện; việc xây dựng nông thôn mới phải xác định vai trò tự lực, chủ đạo từ phát hiện nhu cầu đến cách làm và quản lý của ngƣời dân mới đảm bảo tính xác thực, cần thiết.

- Tập trung xử lý rác thải vệ sinh môi trƣờng một cách triệt để và đồng bộ. Từ kinh nghiệm xã Thanh Tân cho thấy các hộ trong xã tự xử lý rác thải tại chỗ, bên cạnh đó xã tổ chức ở các thôn xóm những tổ gom rác sau đó đem đến địa điểm tập trung của địa phƣơng để xử lý. Thanh Tân đang xây dựng dự án xử lý rác thải nông thôn thí điểm của tỉnh với nguồn kinh phí gần 2 tỷ đồng. Tạo điều kiện thuận lợi cho 63 trang trại, gia trại chăn nuôi ở địa phƣơng, xây hầm khí biôga, xử lý rác thải tại chỗ.

- Làm thí điểm diện hẹp và lựa chọn nơi nào làm tốt để làm điển hình, nhân rộng sang các địa phƣơng khác.

- Làm tốt công tác tuyên truyền sâu rộng để nâng cao nhận thức trong Đảng và cộng đồng dân cƣ về nội dung, phƣơng pháp cách làm, cơ chế chính sách của nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới,… tuyên truyền, kêu gọi ngƣời dân đoàn kết, tự vƣơn lên, xóa bỏ tƣ tƣởng thụ động, bằng lòng với những gì đang có. Chính vì vậy, làm tốt công tác tuyên truyền sẽ dấy lên tinh thần tƣơng thân tƣơng ái và tinh thần tự vƣơn lên của ngƣời dân giúp cho họ tự thay đổi cuộc đời của họ cả mức sống và lối sống, tức là đã thay đổi đƣợc bộ mặt nông thôn.

- Cần tranh thủ khai thác mọi nguồn lực để xây dựng nông thôn mới hiểu quả. Kinh nghiệm thực tế ở xã Thụy Vân cho thấy, nguồn kinh phí để xây dựng nông thôn mới là rất lớn, nếu chúng ta biết cách tranh thủ các nguồn vốn từ bên ngoài và tập trung khai thác mọi nguồn vốn vào ngân sách xã, đặc biệt là làm tốt việc “đổi đất lấy hạ tầng” thì chắc chắn nguồn kinh phí dù khó đến đâu cũng sẽ đƣợc giải quyết. Với phƣơng châm Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm, Thụy Vân đã biết tranh thủ sự hỗ trợ tài chính từ nguồn ngân sách tỉnh 8.720 triệu, ngân sách thành phố Việt Trì 8.396 triệu và nguồn vận động từ sự đóng góp của nhân dân là 1.968 triệu còn lại 28.957 triệu là ngân sách xã. Rõ ràng ngoài nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nƣớc cấp huyện, tỉnh và sự đóng góp của nhân dân, mặt khác chủ yếu và quan trọng nhất nguồn kinh phí là xã phải lo, đòi hỏi cán bộ chủ chốt ở xã phải đoàn kết, năng động sáng tạo, dám quyết, dám chịu trách nhiệm, tận dụng mọi nguồn thu vào ngân sách xã, nhƣ thu từ việc đấu giá quyền sử dụng đất ở, từ những hợp đồng cho thuê ruộng đất dài hạn, từ việc cấp đất ở cho dân rồi vận động họ ủng hộ, từ việc tận thu các khoản thuế trên địa bàn, ký nợ vốn các doanh nghiệp là con em địa phƣơng để họ ứng trƣớc vốn xây dựng các công trình cho xã.

- Tập trung phát triển kinh tế vào những ngành có thế mạnh. Kinh nghiệm cho thấy Thái Lan đã tập trung phát triển các ngành mũi nhọn nhƣ sản

xuất hàng nông nghiệp, thủy, hải sản phục vụ xuất khẩu, thúc đẩy mạnh mẽ công nghiệp chế biến nông sản cho tiêu dùng trong nƣớc và xuất khẩu.

- Đẩy nhanh kế hoạch dồn điền đổi thửa trên địa bàn toàn huyện, tuy đây không phải là một tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới nhƣng sẽ giúp tăng diện tích trên một thửa ruộng, tạo thuận lợi thực hiện cơ giới hóa nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tƣ vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; góp phần đẩy nhanh tiến độ hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Tạo nguồn nội lực thực hiện xây dựng nông thôn mới, xây dựng các công trình phúc lợi địa phƣơng

- Xử lý nghiêm những cán bộ tham nhũng làm gƣơng và tạo niềm tin trong nhân dân, đồng thời đảm bảo rằng mọi nguồn lực huy động đều đƣợc sử dụng vào quá trình xây dựng nông thôn mới.

Kết luận Chƣơng 1: Ở chƣơng 1, luận văn đã làm rõ cơ sở lý luận và

thực tiễn về xây dựng nông thôn mới bao gồm một số khái niệm, sự cần thiết, nội dung, nguyên tắc, kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới của một số nƣớc châu Á cũng nhƣ một số xã điểm ở Việt Nam và bài học kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới tham khảo cho huyện Mỹ Hào, tỉnh Hƣng Yên. Đây là khung lý thuyết làm tiền đề cho việc phân tích thực trạng xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Mỹ Hào, tỉnh Hƣng Yên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MỸ HÀO TỈNH HƢNG YÊN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện mỹ hào, tỉnh hưng yên quản lý kinh tế (Trang 32)