Bài học kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới tham khảo cho huyện Mỹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện mỹ hào, tỉnh hưng yên quản lý kinh tế (Trang 37 - 40)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG

1.3.Bài học kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới tham khảo cho huyện Mỹ

huyện Mỹ Hào, tỉnh Hƣng Yên

- Nhà nƣớc cần có chính sách phù hợp hỗ trợ nông dân nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và tăng sức cạnh tranh cho nông sản, cũng nhƣ chính sách tạo việc làm cho lao động dƣ thừa ở nông thôn. Kinh

nghiệm thành công của Hàn quốc về xây dựng nông thôn mới cho ta thấy

rằng, quá trình xây dựng nông thôn mới chỉ thực sự thành công, khi chính ngƣời nông dân tự làm chủ vận mệnh của mình, với sự hỗ trợ của Nhà nƣớc để thay đổi toàn diện bộ mặt nông thôn cùng với việc tăng thu nhập một cách ổn định.

- Cần phát huy vai trò chủ thể của ngƣời dân trong xây dựng nông thôn mới. Ngƣời dân phải biết, đƣợc bàn bạc ngay từ bƣớc lập quy hoạch, đề án, đƣợc kiểm tra giám sát trong việc thực hiện; việc xây dựng nông thôn mới phải xác định vai trò tự lực, chủ đạo từ phát hiện nhu cầu đến cách làm và quản lý của ngƣời dân mới đảm bảo tính xác thực, cần thiết.

- Tập trung xử lý rác thải vệ sinh môi trƣờng một cách triệt để và đồng bộ. Từ kinh nghiệm xã Thanh Tân cho thấy các hộ trong xã tự xử lý rác thải tại chỗ, bên cạnh đó xã tổ chức ở các thôn xóm những tổ gom rác sau đó đem đến địa điểm tập trung của địa phƣơng để xử lý. Thanh Tân đang xây dựng dự án xử lý rác thải nông thôn thí điểm của tỉnh với nguồn kinh phí gần 2 tỷ đồng. Tạo điều kiện thuận lợi cho 63 trang trại, gia trại chăn nuôi ở địa phƣơng, xây hầm khí biôga, xử lý rác thải tại chỗ.

- Làm thí điểm diện hẹp và lựa chọn nơi nào làm tốt để làm điển hình, nhân rộng sang các địa phƣơng khác.

- Làm tốt công tác tuyên truyền sâu rộng để nâng cao nhận thức trong Đảng và cộng đồng dân cƣ về nội dung, phƣơng pháp cách làm, cơ chế chính sách của nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới,… tuyên truyền, kêu gọi ngƣời dân đoàn kết, tự vƣơn lên, xóa bỏ tƣ tƣởng thụ động, bằng lòng với những gì đang có. Chính vì vậy, làm tốt công tác tuyên truyền sẽ dấy lên tinh thần tƣơng thân tƣơng ái và tinh thần tự vƣơn lên của ngƣời dân giúp cho họ tự thay đổi cuộc đời của họ cả mức sống và lối sống, tức là đã thay đổi đƣợc bộ mặt nông thôn.

- Cần tranh thủ khai thác mọi nguồn lực để xây dựng nông thôn mới hiểu quả. Kinh nghiệm thực tế ở xã Thụy Vân cho thấy, nguồn kinh phí để xây dựng nông thôn mới là rất lớn, nếu chúng ta biết cách tranh thủ các nguồn vốn từ bên ngoài và tập trung khai thác mọi nguồn vốn vào ngân sách xã, đặc biệt là làm tốt việc “đổi đất lấy hạ tầng” thì chắc chắn nguồn kinh phí dù khó đến đâu cũng sẽ đƣợc giải quyết. Với phƣơng châm Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm, Thụy Vân đã biết tranh thủ sự hỗ trợ tài chính từ nguồn ngân sách tỉnh 8.720 triệu, ngân sách thành phố Việt Trì 8.396 triệu và nguồn vận động từ sự đóng góp của nhân dân là 1.968 triệu còn lại 28.957 triệu là ngân sách xã. Rõ ràng ngoài nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nƣớc cấp huyện, tỉnh và sự đóng góp của nhân dân, mặt khác chủ yếu và quan trọng nhất nguồn kinh phí là xã phải lo, đòi hỏi cán bộ chủ chốt ở xã phải đoàn kết, năng động sáng tạo, dám quyết, dám chịu trách nhiệm, tận dụng mọi nguồn thu vào ngân sách xã, nhƣ thu từ việc đấu giá quyền sử dụng đất ở, từ những hợp đồng cho thuê ruộng đất dài hạn, từ việc cấp đất ở cho dân rồi vận động họ ủng hộ, từ việc tận thu các khoản thuế trên địa bàn, ký nợ vốn các doanh nghiệp là con em địa phƣơng để họ ứng trƣớc vốn xây dựng các công trình cho xã.

- Tập trung phát triển kinh tế vào những ngành có thế mạnh. Kinh nghiệm cho thấy Thái Lan đã tập trung phát triển các ngành mũi nhọn nhƣ sản

xuất hàng nông nghiệp, thủy, hải sản phục vụ xuất khẩu, thúc đẩy mạnh mẽ công nghiệp chế biến nông sản cho tiêu dùng trong nƣớc và xuất khẩu.

- Đẩy nhanh kế hoạch dồn điền đổi thửa trên địa bàn toàn huyện, tuy đây không phải là một tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới nhƣng sẽ giúp tăng diện tích trên một thửa ruộng, tạo thuận lợi thực hiện cơ giới hóa nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tƣ vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; góp phần đẩy nhanh tiến độ hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Tạo nguồn nội lực thực hiện xây dựng nông thôn mới, xây dựng các công trình phúc lợi địa phƣơng

- Xử lý nghiêm những cán bộ tham nhũng làm gƣơng và tạo niềm tin trong nhân dân, đồng thời đảm bảo rằng mọi nguồn lực huy động đều đƣợc sử dụng vào quá trình xây dựng nông thôn mới.

Kết luận Chƣơng 1: Ở chƣơng 1, luận văn đã làm rõ cơ sở lý luận và

thực tiễn về xây dựng nông thôn mới bao gồm một số khái niệm, sự cần thiết, nội dung, nguyên tắc, kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới của một số nƣớc châu Á cũng nhƣ một số xã điểm ở Việt Nam và bài học kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới tham khảo cho huyện Mỹ Hào, tỉnh Hƣng Yên. Đây là khung lý thuyết làm tiền đề cho việc phân tích thực trạng xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Mỹ Hào, tỉnh Hƣng Yên.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MỸ HÀO TỈNH HƢNG YÊN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện mỹ hào, tỉnh hưng yên quản lý kinh tế (Trang 37 - 40)