Những mặt mạnh

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động dạy học tại trường trung học phổ thông Sơn Động số 3, tỉnh Bắc Giang đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới (Trang 70 - 71)

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

2.4. Đánh giá chung

2.4.1. Những mặt mạnh

Cán bộ quản lý nhà trường đã xây dựng được khối đoàn kết trong tập thể sư phạm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai và thực hiện các văn bản, quy định về quản lý hoạt động dạy học.

Việc xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học được nhà trường quan tâm và thực hiện đạt kết quả cao, tạo được nề nếp học tập và giảng dạy.

Cán bộ quản lý nhà trường thường xuyên theo dõi, kiểm tra nắm bắt được việc thực hiện chương trình, có biện pháp tích cực để khắc phục và giải quyết tốt việc phân bố chương trình khung và chương trình tự chọn. Có sự phân công hợp lý trong giảng dạy của giáo viên.

Nhà trường đã thực hiện có hiệu quả công tác bồi dưỡng giáo viên. Bản thân cán bộ quản lý nhà trường tích cực, chủđộng trong công việc, có ý thức tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực quản lý.

62

hiện nghiêm túc và có những chuyển biến tích cực về chất lượng.

Việc khai thác cơ sở vật chất, trang thiết bị, điều kiện hỗ trợ cho hoạt động dạy học bước đầu đạt kết quả, tạo ra sự chuyển biến mới trong quản lý hoạt động dạy học. Từ đó, cơ sở vật chất nhà trường ngày càng được nâng cao, phục vụ tốt hơn cho hoạt động dạy học.

Các biện pháp khác như: Quản lý việc soạn bài và giờ lên lớp của giáo viên; tổ chức học tập cho học sinh trong nhà trường; kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh,... cũng được thực hiện có hiệu quả, tạo được sự ổn định, phát triển trong quản lý hoạt động dạy học.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động dạy học tại trường trung học phổ thông Sơn Động số 3, tỉnh Bắc Giang đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)