Nguyên nhân của những thành công và những hạn chế trong

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động dạy học tại trường trung học phổ thông Sơn Động số 3, tỉnh Bắc Giang đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới (Trang 72 - 76)

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

2.4. Đánh giá chung

2.4.3. Nguyên nhân của những thành công và những hạn chế trong

qun lý hoạt động dy hc tại trường trung hc ph thông Sơn Động s 3, tnh

Bắc Giang đáp ứng chương trình giáo dục ph thông mi.

2.4.3.1. Nguyên nhân của những thành công

Cán bộ quản lý nhà trường có đạo đức nghề nghiệp chuẩn mực và tư tưởng đổi mới trong lãnh đạo, quản trị nhà trường; có năng lực phát triển chuyên môn, nghiệp vụ bản thân, có uy tín với đồng nghiệp.

Cán bộ quản lý nhà trường nắm chắc các văn bản quy định về quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường và triển khai, áp dụng linh hoạt, có hiệu quả vào

64

điều kiện thực tế của nhà trường. Lãnh đạo, quản trị các hoạt động trong nhà trường theo hướng đáp ứng yêu cầu phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, phù hợp với phong cách học tập đa dạng, nhu cầu, sở thích và mức độ sẵn sàng học tập của mỗi học sinh.

Cán bộ quản lý nhà trường đã xây dựng được môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, dân chủ, phòng, chống bạo lực học đường. Tổ chức được các hoạt động phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong dạy học, giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh và phát huy, sử dụng các nguồn lực để phát triển nhà trường

Mục tiêu của các biện pháp quản lý luôn được xác định rõ và triển khai kịp thời, thường xuyên, rộng rãi để tạo sự thống nhất chung trong thực hiện.

Các nội dung quản lý được cán bộ quản lý nhà trường chọn lọc phù hợp với điều kiện nhà trường và quá trình đổi mới giáo dục hiện nay.

Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học của nhà trường luôn được sự quan tâm, ủng hộ của tập thểsư phạm, của học sinh, nhân dân và các tổ chức xã hội khác. Vì thế, kết quảđạt được trong nâng cao chất lượng dạy và học là tương đối cao.

2.4.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế

Việc quản lý, xây dựng kế hoạch dạy học còn dựa nhiều vào yếu tố kinh nghiệm, chưa dựa vào yếu tố khách quan, khoa học.

Nhận thức và năng lực quản lý của cán bộ quản lý chưa thực sựđáp ứng việc tiến hành đổi mới quản lý hoạt động dạy học trong tình hình mới.

Trong quá trình quản lý, còn những thiếu sót chưa được khắc phục kịp thời như: việc phân công giảng dạy chưa phù hợp, sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện hỗ trợ hoạt động dạy học còn nặng về hình thức, đánh giá kết quả học tập của học sinh chưa thực sự tốt, công tác thi đua, khen thưởng chưa kịp thời, khách quan... đã không tạo được động lực phấn đấu giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh trong nhà trường.

Một số nội dung, biện pháp quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường chưa có sựđổi mới để theo kịp sự phát triển của xã hội trong bối cảnh đổi mới căn bản và

65 toàn diện giáo dục hiện nay.

Công tác tuyên truyền, phối hợp các nguồn lực trong vào ngoài nhà trường để quản lý tốt hoạt động dạy học còn nhiều hạn chế.

Nguồn kinh phí đầu tư còn hạn hẹp, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới.

Kinh tế, văn hóa của địa phương chậm phát triển, thu nhập bình quân đầu người thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, nhận thức của nhân dân vẫn còn nhiều hạn chế, khảnăng hội nhập, áp dung khoa học kỹ thuật vào sản xuất chưa đạt hiệu quả.... đã ảnh hưởng, tác động không nhỏđến nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của nhà trường.

66

Kết luận chương 2

Qua nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động dạy học tại trường trung học phổ thông Sơn Động số 3, tỉnh Bắc Giang nhằm đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới sẽđược áp dụng trong thời gian tới, cho thấy:

Việc quản lý hoạt động dạy học của cán bộ quản lý nhà trường đã đạt được một số kết quảđáng phấn khởi như: chất lượng dạy và học trong nhà trường ổn định và có sự phát triển, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học được khai thác có hiệu quả và được nâng cao, nề nếp dạy và học được củng cố,... Tuy nhiên, bên cạnh kết quảđó còn những tồn tại như: việc thực hiện kế hoạch dạy học chưa được đánh giá đúng mức; chất lượng giáo dục ở các bộmôn chưa đồng đều, chưa thực sự phát huy được tính tích cực của học sinh, chưa thực sự phát triển phẩm chất và năng lực học sinh; công tác bồi dưỡng giáo viên chưa thực sự có hiệu quả...

Công tác quản lý hoạt động dạy và học có phần chưa phản ánh đúng thực chất kết quả giáo dục đào tạo, chưa đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới.

Kết quả nghiên cứu thực trạng trên, đã chứng minh các vấn đề lý luận về quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường ở chương l là hoàn toàn đúng đắn. Đồng thời, đây cũng là căn cứ, là cơ sởđể xây dựng các biện pháp nhằm tăng cường quản lý hoạt động dạy dạy nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới.

67

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ

THÔNG SƠN ĐỘNG SỐ 3, TỈNH BẮC GIANG ĐÁP ỨNG CHƯƠNG

TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động dạy học tại trường trung học phổ thông Sơn Động số 3, tỉnh Bắc Giang đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)