Giải pháp 5: Bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ quản lý đáp

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động dạy học tại trường trung học phổ thông Sơn Động số 3, tỉnh Bắc Giang đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới (Trang 89 - 90)

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

3.3.5. Giải pháp 5: Bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ quản lý đáp

trình giáo dc ph thông mi.

3.3.5.1. Mục tiêu của giải pháp

Nâng cao năng lực quản lý hoạt động dạy học đểđáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới cho cán bộ quản lý.

3.3.5.2. Tính cấp thiết và tính khả thi của việc triển khai giải pháp

Theo khảo sát của tác giả cho thấy sự cần thiết của giải pháp là 56% cho là rất cần thiết, 44% cần thiết. Về tính khả thi của các giải pháp đề xuất kết quả là 54% cho là rất cần thiết, 46% cần thiết. Không có ý kiến nào đánh giá là không cần thiết.

3.3.5.3. Nội dung của giải pháp

Xác định rõ mục tiêu bồi dưỡng nâng cao năng quản lý hoạt động dạy học theo định đểđáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới cho cán bộ quản lý.

Tổ chức xây dựng chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý hoạt động dạy học đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới cho cán bộ quản lý.

Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý hoạt động dạy học đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới cho cán bộ quản lý.

Đánh giá kết quả bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý hoạt động dạy học đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới cho cán bộ quản lý.

3.3.5.4. Cách thức thực hiện giải pháp

Việc bồi dưỡng phải đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, trong đó tập trung tiếp cận được với việc tổ chức, thực hiện chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới.

81 dưỡng đã được xác định.

Thực hiện đa dạng hóa hình thức bồi dưỡng, tăng cường sử dụng hình thức tự học và tự học có hướng dẫn, bồi dưỡng qua mạng trực tuyến với hình thức e- learning...

Thực hiện tốt công tác đánh giá kết quả bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý hoạt động dạy học của cán bộ quản lý trong nhà trường.

- Về nội dung đánh giá: Xây dựng các tiêu chí đánh giá trên hai phương diện: Nhận thức của cán bộ quản lý về các vấn đề được bồi dưỡng; Khả năng vận dụng kiến thức, kỹnăng được bồi dưỡng vào thực tế quản lý hoạt động dạy học.

- Về hình thức đánh giá: Tổ chức đánh giá kết quả bồi dưỡng thông qua bài kiểm tra, bài tập nghiên cứu hoặc viết thu hoạch, báo cáo chuyên đề; xếp loại theo hai mức đạt yêu cầu và không đạt yêu cầu.

3.3.5.5. Điều kiện thực hiện giải pháp

Để thực hiện giải pháp này, đòi hỏi nhà trường phải chỉ đạo xây dựng được nội dung, chương trình, kế hoạch bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý hoạt động dạy học đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới cho cán bộ quản lý. Đồng thời, cần phải có nguồn lực và quy trình kiểm tra, đánh giá đảm bảo cho công tác bồi dưỡng đạt kết quả.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động dạy học tại trường trung học phổ thông Sơn Động số 3, tỉnh Bắc Giang đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)