Giải pháp 4: Tổ chức bộ máy, đội ngũ để đáp ứng các yêu cầu

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động dạy học tại trường trung học phổ thông Sơn Động số 3, tỉnh Bắc Giang đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới (Trang 87 - 89)

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

3.3.4. Giải pháp 4: Tổ chức bộ máy, đội ngũ để đáp ứng các yêu cầu

trình giáo dc ph thông mi.

3.3.4.1. Mục tiêu của giải pháp

Tối ưu hoá tổ chức bộmáy, đội ngũ phù hợp với chiến lược phát triển nhà trường. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, thu hút cán bộ giỏi vềtrường làm việc. Nâng cao hiệu quả sử dụng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên. Tăng cường sự gắn bó của cán bộ, giáo viên, nhân viên với nhà trường.

Đảm bảo thực hiện quyền và trách nhiệm của cán bộtheo đúng quy định của pháp luật.

3.3.4.2. Tính cấp thiết và tính khả thi của việc triển khai giải pháp

Theo khảo sát của tác giả cho thấy sự cần thiết của giải pháp là 51% cho là rất cần thiết, 49% cần thiết. Về tính khả thi của các giải pháp đề xuất kết quả là 50% cho là rất cần thiết, 50% cần thiết. Không có ý kiến nào đánh giá là không cần thiết.

3.3.4.3. Nội dung của giải pháp

Xây dựng, hướng dẫn, giám sát, thực hiện các văn bản quy định về công tác tổ chức và cán bộ.

Xây dựng quy hoạch phát triển tổ chức bộ máy và cơ cấu vị trí việc làm. Lập kế hoạch, sắp xếp, bổ nhiệm, đánh giá cán bộ.

Thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giáo viên, nhân viên và thu hút cán bộ giỏi vềnhà trường làm việc.

Thực hiện chính sách về chếđộ làm việc và đãi ngộ cán bộtheo quy định của Nhà nước tạo động lực và gắn kết cán bộ với nhà trường.

3.3.4.4. Cách thức thực hiện giải pháp

Để xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên giáo vững mạnh, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đổi mới trong giai đoạn hiện nay, nhà trường cần triển khai thực hiện tốt một số biện pháp sau:

79

Thứ nhất: hàng năm tham mưu các cơ quan chức năng tuyển dụng bổ sung giáo viên đủ về sốlượng, cân đối vềcơ cấu bộmôn và đảm bảo tỷ lệ giáo viên theo quy định.

Thứhai: Quan tâm đến chất lượng đội ngũ, coi đấy là điều kiện tiên quyết để nâng cao chất lượng giáo dục và thực hiện các mục tiêu đổi mới. Ngoài việc tham gia các lớp tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức, hàng năm xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ cho đội ngũ không chỉ về chuyên môn, nghiệp vụ, mà còn về tin học, ngoại ngữ, nghiệp vụ quản lý và lý luận chính trị, an ninh, quốc phòng. Đặc biệt coi trọng việc bồi dưỡng tại chỗ, hàng ngày, bằng cách tổ chức đa dạng, sáng tạo các hình thức sinh hoạt chuyên môn theo từng tổ chuyên môn, ở cấp trường, cụm trường; tổ chức hội thi giáo viên giỏi cấp trường, thi giáo viên chủ nhiệm giỏi,... qua đó cán bộ quản lý, giáo viên có cơ hội được giao lưu, trao đổi, học tập kinh nghiệm và nâng cao trình độ, nghiệp vụ, kỹnăng chuyên môn, tiếp cận những phương pháp, kỹ thuật dạy học mới, cách tổ chức hoạt động giáo dục hiệu quả, nâng cao chất lượng giảng dạy. Tổ chức khảo sát kiến thức giáo viên và cán bộ quản lý tạo động thái tích cực để cán bộ, giáo viên có ý thức tự học, tự bồi dưỡng, thường xuyên cập nhật kiến thức, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy, tự nâng tầm kiến thức và kỹnăng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Thứ ba: Nâng cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương, đạo đức nghề nghiệp, tác phong và tư cách của đội ngũ nhà giáo. Thực hiện nghiêm túc văn hóa công sởvà đạo đức công vụ, kiên quyết chấn chỉnh các vi phạm đạo đức nhà giáo.

Thứtư: Làm tốt công tác quy hoạch và bổ nhiệm cán bộlãnh đạo theo hướng thi tuyển công khai, minh bạch đối với từng vị trí việc làm; sàng lọc và kiên quyết đưa ra khỏi ngành những cán bộ, giáo viên không đủ phẩm chất, năng lực, không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Mặt khác, tiếp tục tham mưu có chính sách đối với đội ngũ nhà giáo; quan tâm công tác thi đua, khen thưởng nhằm nâng cao đời sống, tạo động lực cho đội ngũ nhà giáo phấn đấu vươn lên, chuyên tâm với nghề.

80

Cán bộ quản lý phải có sự đồng thuận, nhất quán nhận thức và chỉ đạo về công tác tổ chức bộ máy, đội ngũ trong bối cảnh hiện nay và đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới.

Cán bộ quản lý phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Thực hiện tốt chế độ chính sách đối với đội ngũ nhà giáo.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động dạy học tại trường trung học phổ thông Sơn Động số 3, tỉnh Bắc Giang đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)