Công tác phối hợp với các cơ quan khác

Một phần của tài liệu Nhiệm vụ, quyền hạn của viện kiểm sát nhân dân (Trang 105)

Chƣơng 2 : PHÂN TÍCH CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ

3.4. Một số kiến nghị nhằm bảo đảm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của

3.4.2. Công tác phối hợp với các cơ quan khác

VKSND cấp cao cần đề nghị VKSND tối cao:

- Chỉ đạo VKS cấp dƣới trong khu vực tăng cƣờng công tác phối hợp, thực hiện nghiêm túc quy chế thông tin báo cáo trong Ngành.

- Xây dựng cơ chế phối hợp giữa VKS cấp cao và VKS cấp tỉnh trong việc kiểm sát đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực của TAND cấp huyện, trong đó: VKS cấp cao ban hành văn bản, mẫu báo cáo hƣớng dẫn VKS cấp tỉnh thực hiện công tác này; VKS cấp tỉnh chịu trách nhiệm thẩm định, báo cáo VKS cấp cao xem xét kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đối với các bản án, quyết định có dấu hiệu vi phạm; Coi đây là 1 chỉ tiêu thi đua.

- Có văn bản đề nghị TAND tối cao chỉ đạo Tòa án các cấp thực hiện nghiêm túc các yêu cầu chuyển hồ sơ của VKSND cấp cao

- Xây dựng qui chế phối hợp giữa Tòa án và Viện kiểm sát trong việc giải quyết đơn đề nghị GĐT, TT hiện Tòa án đang giữ hồ sơ.

- Xây dựng cơ chế phối hợp giữa VKSND tối cao và VKSND cấp cao trong việc thông báo, trao đổi kết quả của Viện KSND tối cao trả lời thỉnh thị của Viện kiểm sát địa phƣơng đối với các vụ án dân sự để tạo sự thống nhất trong đƣờng lối xử lý giải quyết.

Ngoài ra, cần tăng cƣờng phối hợp với TAND cấp cao tổ chức nhiều phiên tòa theo tinh thần cải cách tƣ pháp là khâu then chốt, để các kiểm sát viên tham gia học tập, góp ý, phân tích, đánh giá nhằm không ngừng nâng cao chất lƣợng công tác xét xử, tạo điều kiện cho kiểm sát viên sơ cấp, trung cấp làm quen với công việc để phát triển làm nguồn bổ nhiệm kiểm sát viên cao cấp.

Một phần của tài liệu Nhiệm vụ, quyền hạn của viện kiểm sát nhân dân (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)