Kiểm sát việc xét xử phúc thẩm

Một phần của tài liệu Nhiệm vụ, quyền hạn của viện kiểm sát nhân dân (Trang 53 - 59)

Chƣơng 2 : PHÂN TÍCH CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ

2.1.3.Kiểm sát việc xét xử phúc thẩm

2.1. Kiểm sát việc giải quyết theo thủ tục phúc thẩm đối với các bản án, quyết

2.1.3.Kiểm sát việc xét xử phúc thẩm

Trước khi mở phiên tòa, phiên họp:

Khi Viện kiểm sát nhân dân cấp cao nhận đƣợc văn bản thông báo thụ lý vụ án theo trình tự phúc thẩm thì Lãnh đạo Viện Kiểm sát phân công Kiểm sát viên, Kiểm tra viên thụ lý kiểm sát vụ án và thông báo bằng văn bản cho Tòa án cấp phúc thẩm biết. Kiểm sát viên, Kiểm tra viên thực hiện kiểm sát nội dung này theo quy định tại Điều 285 BLTTDS năm 2015.

Sau đó, Kiểm sát viên tiếp nhận quyết định đƣa vụ án ra xét xử cùng hồ sơ vụ án để thực hiện việc kiểm sát chuẩn bị xét xử của Tòa án nhân dân cấp cao. Hồ sơ vụ án đƣợc lƣu tại Viện kiểm sát nhân dân cấp cao 15 ngày, tiếp đó sẽ chuyển trả cho Tòa án nhân dân cấp cao để tiếp tục chuẩn bị xét xử.

Kiểm sát viên VKS cấp cao sẽ thực hiện những công việc sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án:

- Tổng hợp những hoạt động tố tụng của TAND cấp cao; - Nghiên cứu lý do, căn cứ, nội dung kháng cáo, kháng nghị; - Xác định phạm vi xét xử, giải quyết vụ án ở cấp phúc thẩm; - Phân tích tài liệu, chứng cứ mới hoặc tài liệu thu thập mới. Từ đó, Kiểm sát viên tiếp tục thực hiện những công việc sau:

- Xác định những vi phạm của TAND cấp cao khi thực hiện các thủ tục tố tụng: thời hạn chuẩn bị xét xử, quyết định đƣa vụ án ra xét xử; thực hiện việc thông báo, cấp, tống đạt văn bản đến các đƣơng sự và những ngƣời tham gia tố tụng khác; áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời…

- Chuẩn bị việc trình bày của VKS tại phiên tòa, phiên họp - Chuẩn bị đề cƣơng xét hỏi

46

- Dự kiến nội dung phát biểu của Viện kiểm sát tại phiên tòa, phiên họp phúc thẩm.

- Dự kiến một số tình huống và xử lý tình huống tại phiên tòa, phiên họp phúc thẩm (trƣờng hợp tạm hoãn, tạm ngừng phiên tòa hoặc thay đổi ngƣời tiến hành và tham gia tố tụng)

- Trao đổi với Viện kiểm sát cấp tỉnh những vấn đề có liên quan nếu thấy cần thiết.

Tại phiên tòa, phiên họp phúc thẩm:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 266 BLTTDS năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011), Kiểm sát viên tham gia phiên tòa vắng mặt thì phải hoãn phiên tòa nhƣng theo quy định tại khoản 1 Điều 296 BLTTDS năm 2015 thì

“Kiểm sát viên được phân công tham gia phiên tòa phúc thẩm vắng mặt thì Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử, không hoãn phiên tòa, trừ trường hợp Viện kiểm sát có kháng nghị phúc thẩm”. Tuy nhiên, thực tế, Viện kiểm sát

nhân dân cấp cao vẫn bố trí đủ Kiểm sát viên tham gia tất cả các phiên tòa, phiên họp phúc thẩm giải quyết vụ án dán sự để đảm bảo chất lƣợng, hiệu quả của công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực dân sự.

Đối với các đƣơng sự khác, Điều 296 BLTTDS 2015 đã quy định cụ thể: trƣờng hợp có nhiều ngƣời kháng cáo, trong đó có ngƣời kháng cáo đƣợc Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vắng mặt nhƣng không có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì coi nhƣ ngƣời đó từ bỏ việc kháng cáo và Tòa án đƣa vụ án ra xét xử. Trong phần quyết định của bản án, Tòa án đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với phần kháng cáo của ngƣời kháng cáo vắng mặt đó.

Ngƣời không kháng cáo nhƣng có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị và những ngƣời tham gia tố tụng khác đã đƣợc Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì Tòa án tiến hành xét xử vụ án.

47

Sau khi bắt đầu phiên tòa phúc thẩm, ngƣời kháng cáo, Kiểm sát viên vẫn có thể thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị và chủ tọa phiên tòa phải hỏi ngƣời kháng cáo, Viện kiểm sát về vấn đề này. Trƣờng hợp ngƣời kháng cáo rút một phần kháng cáo, Viện kiểm sát rút một phần kháng nghị thì Tòa án chấp nhận việc rút kháng cáo, kháng nghị. Tuy nhiên, nếu ngƣời kháng cáo, Viện kiểm sát bổ sung nội dung mới vƣợt quá phạm vi kháng cáo, kháng nghị ban đầu thì Tòa án không xem xét nội dung đó.

Kiểm sát viên kiểm sát trình tự, thủ tục phiên tòa, phiên họp do chủ tọa phiên tòa, phiên họp điều khiển từ khi bắt đầu đến khi Hội đồng xét xử tuyên bản án hoặc ra quyết định phúc thẩm đối với các nội dung nhƣ sau: khai mạc phiên tòa, phiên họp, thành phần Hội đồng xét xử, Thƣ ký, Thẩm tra viên; sự có mặt, vắng mặt của các đƣơng sự và những ngƣời tham gia tố tụng khác; thủ tục hỏi, tranh luận tại phiên tòa; áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời; việc công bố, cung cấp chứng cứ tài liệu mới tại phiên tòa, phiên họp; việc nghị án và tuyên án. Kiểm sát viên cần sẽ căn cứ vào những điều luật liên quan trong BLTTDS đến các nội dung ở trên để nhận xét, đánh giá việc chấp hành pháp luật của HĐXX.

Khi ở phiên tòa, phiên họp, KSV trình bày căn cứ, nội dung kháng nghị của Viện kiểm sát và xuất trình tài liệu, chứng cứ mới. Đồng thời, Kiểm sát viên chú ý lắng nghe đƣơng sự trình bày nội dung, căn cứ kháng cáo, trả lời câu hỏi của Hội đồng xét xử; ý kiến của các đƣơng sự về việc không kháng cáo, ngƣời tham gia tố tụng khác, lời khai của ngƣời làm chứng.

Tại Điều 303 BLTTDS năm 2015 quy định kiểm sát viên kiểm sát việc hỏi và công bố tài liệu chứng cứ, xem xét vật chứng tại phiên tòa phúc thẩm. Kiểm sát viên chủ động tham gia hỏi nếu xét thấy cần thiết phải làm rõ các tình tiết khách quan của vụ án hay cần khắc phục các vi phạm, thiếu sót trong việc hỏi của Hội đồng xét xử. Quá trình hỏi, Kiểm sát viên tập trung làm rõ

48

nội dung vụ án, các chứng cứ làm căn cứ phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về nội dung kháng cáo của đƣơng sự, căn cứ bảo vệ kháng nghị.

Với phiên tòa phúc thẩm có kháng nghị của Viện kiểm sát, Kiểm sát viên tranh luận với đƣơng sự về những vấn đề mà ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự hay đƣơng sự có ý kiến với kháng nghị của Viện kiểm sát theo quy định tại Khoản 3 Điều 305 BLTTDS Trình tự tranh luận đối với kháng nghị được thực hiện như sau: a) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phát biểu về tính hợp pháp, tính có căn cứ của kháng nghị. Đương sự có quyền bổ sung ý kiến; b) Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về những vấn đề mà người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, đương sự đã nêu.

Kiểm sát viên thay đổi cho phù hợp với diễn biến phiên tòa khi việc trình bày kháng nghị của Kiểm sát viên, kháng cáo của đƣơng sự, việc hỏi, xuất trình, công bố tài liệu chứng cứ và tranh luận giữa các bên tại phiên tòa có thể làm thay đổi quan điểm giải quyết vụ án. Đồng thời, trƣờng hợp cần thiết, Kiểm sát viên có thể đề nghị Hội đồng xét xử tạm hoãn, tạm ngừng phiên tòa hoặc thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị theo quy định của BLTTDS năm 2015. Tuy nhiên, KSV phải có trách nhiệm về những quyết định này, sau đó báo cáo với lãnh đạo đơn vụ và thông báo cho Viện kiểm sát đã kháng nghị biết trong trƣờng hợp rút kháng nghị. [3]

Theo quy định tại Điều 306 và khoản 4 Điều 314 BLTTDS năm 2015 thì phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa sẽ đánh giá về việc tuân theo pháp luật tố tụng của Thẩm phán, Hội đồng xét xử, những ngƣời tiến hành tố tụng khác; việc chấp hành pháp luật của những ngƣời tham gia tố tụng; quan điểm của Viện kiểm sát đối với kháng cáo, kháng nghị, đề xuất hƣớng giải quyết vụ án theo quy định tại Điều 308 và khoản 5 Điều 314 BLTTDS năm 2015. Bản phát biểu phân tích về tƣ cách ngƣời kháng cáo, thời hạn kháng

49

cáo, nội dung kháng cáo, đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận một phần hay toàn bộ kháng cáo.

Đối với vụ án do VKS cấp dƣới kháng nghị, bản phát biểu của KSV Viện kiểm sát cấp cao cần trình bày thêm căn cứ kháng nghị, phân tích chứng cứ tài liệu bổ sung làm căn cứ kháng nghị, bảo vệ kháng nghị; bác bỏ hay chấp nhận ý kiến của đƣơng sự, ngƣời tham gia tố tụng khác về căn cứ, nội dung kháng nghị. Văn bản này phải có chữ ký của KSV tham gia phiên tòa, phiên họp và đƣợc gửi cho Tòa án cấp cao ngay sau khi kết thúc phiên tòa, phiên họp để lƣu vào hồ sơ vụ án và hồ sơ kiểm sát.

Khi tuyên án, KSV kiểm sát quá trình chủ tọa hoặc thành viên của Hội đồng xét xử tuyên án hoặc đọc Quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm, Quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm để xác định nội dung đó có phản ánh chính xác và đầy đủ kết quả hỏi, tranh luận hoặc những tình tiết, sự kiện có liên quan đến việc tạm đình chỉ, đình chỉ xét xử phúc thẩm trƣớc đó. Ý kiến của Kiểm sát viên về việc giải quyết vụ án có đƣợc ghi nhận trong bản án, quyết định phúc thẩm không. Đối với nội dung quyết định, bản án phúc thẩm, Kiểm sát viên kiểm sát Hội đồng xét xử có thực hiện đúng theo thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm đƣợc quy định tại Điều 308, khoản 5 Điều 314, Điều 313 BLTTDS năm 2015. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sau phiên tòa, phiên họp phúc thẩm kết thúc, KSV thực hiện kiểm sát biên bản phiên tòa, phiên họp theo quy định tại khoản 4 Điều 236 BLTTDS năm 2015 và Điều 33 Thông tƣ 02/2016. Đồng thời, phải có báo cáo kết quả xét xử phúc thẩm với nội dung: tóm tắt quá trình xét xử phúc thẩm; nhận xét việc chấp hành thủ tục tố tụng tại phiên tòa của Hội đồng xét xử, Thƣ ký Tòa án, đƣơng sự và những ngƣời tham gia tố tụng; đánh giá, nhận xét về tính hợp pháp và có căn cứ của bản án, quyết định. Nếu có tình tiết mới phát sinh dẫn đến các trƣờng hợp Tòa án quyết định khác với quan điểm của Viện kiểm sát

50

hay có điều chỉnh quan điểm giải quyết vụ án của Kiểm sát viên thì phải nêu rõ lý do và trình bày quan điểm về những vấn đề đó. Báo cáo kết quả xét xử phúc thẩm có 2 bản, một bản báo cáo Lãnh đạo và một bản lƣu hồ sơ kiểm sát.

Theo quy định tại Điều 313 BLTTDS năm 2015, Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13/01/2017, Điều 40 Quy chế 364, Chỉ thị số 04/CT-VT ngày 17/05/2012 của Viện trƣởng VKSNDTC thì sau khi nhận bản án, quyết định phúc thẩm giải quyết vụ án, KSV phải kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án trong lĩnh vực dân sự.

Dựa trên kết quả kiểm sát tại phiên tòa và kiểm sát bản án, quyết định phúc thẩm, Kiểm sát viên đề xuất Lãnh đạo Viện báo cáo, đề nghị với Viện trƣởng Viện kiểm sát tối cao xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm trong trƣờng hợp kết luận trong bản án, quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án; có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng; có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật hoặc khi phát hiện có một trong những căn cứ quy định tại Điều 326 và Điều 352 BLTTDS năm 2015:

- Kiểm sát bảo đảm việc gửi bản án, quyết định phúc thẩm vụ án dân sự theo đúng quy định tại Điều 315 BLTTDS năm 2015.

- Tập hợp, báo cáo Viện trƣởng kiến nghị với Chánh án TAND cấp cao về những vi phạm pháp luật trong việc thụ lý giải quyết vụ án ở trình tự phúc thẩm.

- Sắp xếp, hoàn thiện hồ sơ kiểm sát để lƣu trữ và theo dõi rút kinh nghiệm. - Thông báo bằng văn bản kết quả xét xử, giải quyết vụ án ở cấp phúc thẩm cho Viện kiểm sát cấp tỉnh.

Nhƣ vậy, thủ tục giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án cấp phúc thẩm là một giai đoạn tố tụng độc lập, có tính chất, đối tƣợng xét xử, có vai trò, ý nghĩa, mục đích riêng, không giống với bất cứ thủ tục xét xử ở giai đoạn ở giai đoạn nào. Bên cạnh mục đích kiểm tra lại tính có căn cứ và hợp pháp của

51

bản án, quyết định sơ thẩm thì thủ tục phúc thẩm còn có chức năng sửa chữa kịp thời những sai sót của bản án sơ thẩm nếu có đầy đủ chứng cứ.

Một phần của tài liệu Nhiệm vụ, quyền hạn của viện kiểm sát nhân dân (Trang 53 - 59)