Thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị

Một phần của tài liệu Nhiệm vụ, quyền hạn của viện kiểm sát nhân dân (Trang 66 - 68)

Chƣơng 2 : PHÂN TÍCH CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ

2.3.4. Thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị

Tại Điều 284 BLTTDS quy định Trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm…Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị có quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị nhưng không được vượt quá phạm vi kháng nghị ban đầu, nếu thời hạn kháng nghị đã hết…Viện kiểm sát đã kháng nghị hoặc Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền rút kháng nghị.

Theo quy định này, việc thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị của Viện kiểm sát có thể thực hiện trƣớc khi mở phiên tòa phúc thẩm hoặc tại phiên tòa phúc thẩm. Ngƣời có thẩm quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị là Viện kiểm sát đã ra quyết định kháng nghị, ngƣời có thẩm quyền rút kháng nghị là Viện kiểm sát đã ra quyết định kháng nghị. Viện kiểm sát có thẩm quyền rút kháng nghị rút một phần hoặc toàn bộ nội dung kháng nghị.

Đối với trƣờng hợp nguyên đơn rút đơn khởi kiện, theo quy định của pháp luật, khi phát hiện bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án có vi phạm

59

pháp luật thì Viện kiểm sát có quyền kháng nghị bản án, quyết định đó để yêu cầu Tòa án có thẩm quyền đƣa vụ án ra xét xử phúc thẩm. Trƣờng hợp, sau khi Tòa án cấp sơ thẩm xét xử vụ việc, nguyên đơn rút đơn khởi kiện thì Viện kiểm sát có kháng nghị nữa không. Hƣớng giải quyết nhƣ sau:

- Trƣờng hợp nguyên đơn rút đơn khởi kiện và bị đơn đồng ý thì nếu VKSND chƣa kháng nghị thì VKSND không kháng nghị nữa, còn nếu VKSND đã kháng nghị thì VKSND rút kháng nghị đó;

- Trƣờng hợp nguyên đơn rút đơn khởi kiện và bị đơn không đồng ý thì VKSND vẫn thực hiện quyền kháng nghị.

Khi Viện kiểm sát nhân dân đã rút kháng nghị thì Tòa án cấp phúc thẩm sẽ phải ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với những phần của vụ án mà VKS đã rút kháng nghị.

Quá trình xét xử sơ thẩm vụ án dân sự, Viện kiểm sát đã tiến hành các hoạt động kiểm sát cần thiết theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm cho quá trình giải quyết vụ án đƣợc tiến hành đúng pháp luật, nhƣng vẫn có trƣờng hợp, trong quá trình xét xử không phát hiện kịp thời những vi phạm hoặc chƣa có sự thống nhất về quan điểm, nhận thức về việc giải quyết vụ án, dẫn đến Tòa án ra bản án, quyết định mà Viện kiểm sát cho rằng chƣa đảm bảo tính hợp pháp cả về pháp luật nội dung và pháp luật về tố tụng. Bằng kháng nghị, Viện kiểm sát mới thực hiện đƣợc đầy đủ và hiệu quả chức năng của mình góp phần bảo đảm cho pháp luật đƣợc chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất trong suốt quá trình tố tụng. Kháng nghị của Viện kiểm sát là văn bản pháp lý làm phát sinh một thủ tục mới, buộc Tòa án có thẩm quyền phải xem xét lại bản án, quyết định bị kháng nghị. Tuy nhiên, để kháng nghị không trùng lặp, không cần thiết, đồng thời bảo đảm quyền quyết định và tự định đoạt của đƣơng sự, Viện kiểm sát thƣờng chỉ trực tiếp kháng nghị đối với những trƣờng hợp có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong quá trình xét xử

60

sơ thẩm hoặc trƣờng hợp Viện kiểm sát đã có ý kiến về vi phạm pháp luật nhƣng Tòa án cấp sơ thẩm không có biện pháp khắc phục thích đáng.

Một phần của tài liệu Nhiệm vụ, quyền hạn của viện kiểm sát nhân dân (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)