Chỉ đạo, hƣớng dẫn, kiểm tra hoạt động nghiệp vụ kiểm sát xét xử của

Một phần của tài liệu Nhiệm vụ, quyền hạn của viện kiểm sát nhân dân (Trang 81 - 86)

Chƣơng 2 : PHÂN TÍCH CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ

2.5.Chỉ đạo, hƣớng dẫn, kiểm tra hoạt động nghiệp vụ kiểm sát xét xử của

của VKSND cấp tỉnh, VKSND cấp huyện

2.5.1. Trả lời báo cáo thỉnh thị của VKSND các địa phương

Ngoài hình thức trả lời thỉnh thị chính thức bằng văn bản, có khá nhiều trƣờng hợp VKSND địa phƣơng tranh thủ xin ý kiến thông qua trao đổi bằng điện thoại hoặc báo cáo trực tiếp. Các hình thức trả lời “thỉnh thị” này không thể hiện quan điểm bằng con đƣờng chính thống của VKSND cấp cao nhƣng

74

cũng góp phần giúp cho các VKSND địa phƣơng giải quyết nhiều vụ việc kịp thời, đúng pháp luật. [34]

2.5.2. Ban hành thông báo rút kinh nghiệm

Thông qua giải quyết từng vụ án cụ thể bị cấp phúc thẩm, GĐT, TT hủy, sửa, các VKSND cấp cao đã chỉ đạo các Viện nghiệp vụ thƣờng xuyên tích lũy, tổng hợp các vi phạm để thông báo rút kinh nghiệm ngay. Ngoài ra, tổng hợp các dạng vi phạm phổ biến, điển hình theo từng lĩnh vực để định kỳ 6 tháng, 01 năm ban hành thông báo rút kinh nghiệm tổng hợp gửi các VKSND địa phƣơng rút kinh nghiệm đã trở thành việc làm thƣờng xuyên của các VKSND cấp cao; đồng thời đƣợc tính là chỉ tiêu xét thi đua.

2.5.3. Ban hành kiến nghị

Để thực hiện tốt chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tƣ pháp, Hiến pháp năm 2013 và Luật TCVKSND năm 2014 đã quy định quyền kiến nghị của VKSND. Quyền kiến nghị của VKSND đã đƣợc cụ thể hóa tại BLTTDS năm 2015, Luật Thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2014…

Quyền kiến nghị trong giải quyết các vụ việc dân sự đƣợc thực hiện trong trƣờng hợp VKSND phát hiện thấy hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quá trình giải quyết các vụ án dân sự có vi phạm pháp luật ít nghiêm trọng và không thuộc trƣờng hợp kháng nghị theo quy định của pháp luật. Riêng trong phạm vi thẩm quyền của mình VKSND cấp cao sẽ kiến nghị với cơ quan, tổ chức, cá nhân đó khắc phục vi phạm pháp luật và xử lý nghiêm minh ngƣời vi phạm pháp luật; nếu phát hiện sơ hở, thiếu sót trong hoạt động quản lý thì Viện kiểm sát kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan khắc phục và áp dụng các biện pháp phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm xem xét, giải quyết, trả lời kiến nghị của VKSND theo quy định của pháp luật.

75

Pháp luật tố tụng dân sự hiện hành không quy định cụ thể về hình thức kiến nghị, song với quy định về đối tƣợng của quyền kiến nghị có thể là hành vi tố tụng và các văn bản tố tụng của Tòa án, hình thức thực hiện kiến nghị của VKS cần đa dạng, linh hoạt để vừa đảm bảo tính pháp lý, vừa phù hợp với mỗi đối tƣợng cụ thể và từng giai đoạn tố tụng. Vì vậy, về nguyên tắc, quyền kiến nghị phải thực hiện bằng văn bản song cũng có thể thực hiện bằng lời nói, ví dụ: Tại phiên tòa phúc thẩm, KSV VKSND cấp cao phát hiện Thẩm phán chủ tọa phiên tòa vi phạm về điều khiển việc xét hỏi thì KSV sẽ yêu cầu (bằng lời nói) Thẩm phán phải khắc phục ngay vi phạm.

Trƣờng hợp kiến nghị bằng văn bản, thƣờng áp dụng đối với các vi phạm trong việc ban hành quyết định tố tụng của Tòa án, trƣờng hợp này, VKSND cấp cao sẽ thực hiện kiến nghị bằng những phƣơng thức sau: kiến nghị trực tiếp đối với một vi phạm cụ thể; tập hợp nhiều vi phạm để ban hành kiến nghị yêu cầu Tòa án, các chủ thể tham gia tố tụng khắc phục vi phạm theo Mẫu tố tụng đƣợc ban hành kèm theo Quyết định số 204/QĐ-VKSTC ngày 1/6/2017 của Viện trƣởng VKSND tối cao về việc ban hành 185 mẫu văn bản tố tụng, nghiệp vụ tạm thời trong lĩnh vực kiểm sát hoạt động tƣ pháp (gọi chung là Quyết định số 204/QĐ-VKSTC).

Trong thủ tục tố tụng dân sự, mặc dù luật không quy định thời hạn kiến nghị và thẩm quyền kiến nghị cho mỗi chủ thể mà quy định theo hƣớng: Viện trƣởng VKS thực hiện quyền kiến nghị theo quy định tại điểm đ, khoản 1, Điều 57 BLTTDS năm 2015; đối với Kiểm sát viên thực hiện quyền kiến nghị theo khoản 6, Điều 58 và các điều luật khác của BLTTDS năm 2015, ngoài ra, luật chỉ quy định chung là Viện kiểm sát có quyền kiến nghị. Do vậy, Điều 20 Thông tƣ liên tịch số 02/2016 đã hƣớng dẫn:

Viện trƣởng có quyền thực hiện các quyền kiến nghị quy định tại BLTTDS và Thông tƣ liên tịch số 02/2016.

76

Kiểm sát viên thực hiện những quyền kiến nghị quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc việc không áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời tại phiên tòa theo quy định tại Điều 140 BLTTDS 2015.

2.5.4. Tổ chức các Hội nghị, Hội thảo khoa học, tập huấn nghiệp vụ

Hoạt động rút kinh nghiệm, tổng kết thực tiễn thông qua việc tổ chức các Hội nghị, Hội thảo giữa VKSND cấp cao với VKSND địa phƣơng cũng đƣợc VKSND cấp cao xác định là nội dung trong công tác hƣớng dẫn nghiệp vụ của VKSND cấp cao, thông qua hoạt động này VKSND cấp cao đã giúp cho các đơn vị tham gia thống nhất nhận thức về những vấn đề còn vƣớng mắc và đƣa ra đƣợc các biện pháp, giải pháp khắc phục, thực hiện. Ngoài ra, còn giúp các VKSND cấp cao hƣớng dẫn VKSND địa phƣơng trong thực hiện nhiệm vụ theo chỉ tiêu công tác ở từng thời điểm. Từ khi thành lập đến nay, VKSND cấp cao đã tổ chức nhiều hội thảo nhƣ: Hội thảo liên quan đến ngân hàng, Hội nghị rút kinh nghiệm về công tác phối hợp trong việc giải quyết án dân sự. Thông qua việc tổ chức các Hội nghị, Hội thảo khoa học thì chất lƣợng công tác kiểm sát của VKSND trong khu vực ngày càng đƣợc nâng cao.

Hƣớng dẫn trực tiếp VKSND địa phƣơng trong việc KSXX vụ án dân sự mà dƣ luận quan tâm. Đối với loại việc này, trên cơ sở VKSND địa phƣơng báo cáo, đề nghị, Lãnh đạo VKSND cấp cao phân công KSV cao cấp đến trực tiếp theo dõi phiên tòa để nắm nội dung, diễn biến cũng nhƣ các tình huống vƣớng mắc xảy ra tại phiên tòa để tham mƣu cho Lãnh đạo VKSND cấp cao trực tiếp hƣớng dẫn VKSND địa phƣơng có biện pháp chỉ đạo KSV tại phiên tòa. Hoạt động này diễn ra không nhiều, xong cũng thể hiện rõ đƣợc trách nhiệm, vai trò của VKSND cấp cao trong hoạt động chỉ đạo, hƣớng dẫn.[35]

77

Công tác kiểm tra nghiệp vụ của VKSND cấp cao đối với VKSND tỉnh, huyện đƣợc thực hiện dƣới một số hình thức nhƣ sau:

- Các VKSND cấp cao đã thƣờng xuyên theo dõi, kiểm tra, tổng hợp tình hình gửi bản án, quyết định sơ thẩm kèm theo phiếu kiểm sát của VKSND cấp tỉnh đến VKSND cấp cao.

- Các VKSND cấp cao đã ban hành Kế hoạch kiểm tra kèm theo đề cƣơng yêu cầu báo cáo gửi đơn vị đƣợc kiểm tra đảm bảo đúng thời hạn theo quy định tại Quy chế kiểm tra trong ngành kiểm sát nhân dân (ban hành kèm theo Quyết định 160/QĐ-VKSTC-T1 ngày 30/3/2016 của Viện trƣởng VKSND tối cao). [36]

- VKSND cấp cao sẽ thành lập đoàn kiểm tra và nghe báo cáo (theo đề cƣơng đã yêu cầu kèm theo kế hoạch) của đơn vị kiểm tra, trực tiếp kiểm tra các hồ sơ, tài liệu giải quyết án, trọng tâm là các vụ án bị Tòa án sửa án, hủy án để điều tra lại hoặc giải quyết lại có liên quan trách nhiệm của VKS. Sau khi kết thúc điều tra, Đoàn đã thông báo cho đơn vị đƣợc kiểm tra những nội dung vi phạm, sai sót cần phải khắc phục và rút kinh nghiệm ngay, sau đó Đoàn kiểm tra về dự thảo Kết luận kiểm tra báo cáo đồng chí Viện trƣởng VKSND cấp cao trƣớc khi ban hành. Thông qua kiểm tra, VKSND cấp cao đã phát hiện đƣợc những vi phạm, sai sót trong công tác KSXX nhƣ trong việc lập hồ sơ kiểm sát, trình tự, chất lƣợng báo cáo và duyệt án, về chất lƣợng các văn bản nghiệp vụ, về hoạt động của KSV tại phiên tòa, về chất lƣợng Kiểm sát bản án và đã kiến nghị yêu cầu đơn vị đƣợc kiểm tra khắc phục, rút kinh nghiệm ngay. Các kết luận kiểm tra đều đƣợc đơn vị kiểm tra tiếp thu để sửa chữa, khắc phục. [36]

Nhƣ vậy, công tác chỉ đạo, hƣớng dẫn nghiệp vụ đối với VKSND cấp dƣới của VKSND cấp cao về cơ bản đƣợc triển khai thực hiện đã góp phần khẳng định vai trò của một cấp kiểm sát mới.

78

Chƣơng 3: KIẾN NGHỊ CÁC ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN HẠN VÀ NHIỆM VỤ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN CẤP CAO TRONG

HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG DÂN SỰ VÀ TỔ CHỨC THI HÀNH.

Một phần của tài liệu Nhiệm vụ, quyền hạn của viện kiểm sát nhân dân (Trang 81 - 86)