Chƣơng 2 : PHÂN TÍCH CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ
3.1. Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật việt nam hiện hành về nhiệm
3.1.2. Các dạng vi phạm thông qua công tác kiểm sát giải quyết các vụ việc
tố tụng cấp sơ thẩm dẫn đến bị hủy, sửa án. Hội nghị có sự tham gia của đại diện lãnh đạo VKSTC, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nƣớc, lãnh đạo một số cơ quan tiến hành tố tụng ở Trung ƣơng và địa phƣơng, lãnh đạo 35 Ngân hàng thƣơng mại xảy ra nhiều vi phạm, các đại biểu đã nhất trí cho rằng các vi phạm, nguyên nhân vi phạm đƣợc chỉ ra trong báo cáo là chính xác, có tác dụng thiết thực để phòng tránh rủi ro cho chính hệ thống ngân hàng cũng nhƣ nâng cao chất lƣợng phát hiện, xử lý loại án của các cơ quan tố tụng trong thời gian tới.
Đối với việc tổng kết kinh nghiệm thông qua hoạt động xây dựng tài liệu tập huấn, các Viện kiểm sát cấp cao đã chỉ đạo KSV có năng lực, kinh nghiệm nghiên cứu các Quy chế, Quy định của Ngành về giải quyết đơn, giải quyết án; tổng hợp nội dung những vụ án về các tranh chấp dân sự do đơn vị đã giải quyết. Các bộ tài liệu phục vụ việc giảng dạy đƣợc xây dựng để các Viện kiểm sát cấp cao tổ chức tập huấn. Kết thúc buổi học, các Viện cấp cao sẽ hoàn chỉnh tài liệu để sử dụng phục vụ trong hoạt động chuyên môn.
3.1.2. Các dạng vi phạm thông qua công tác kiểm sát giải quyết các vụ việc dân sự: dân sự:
* Vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng
Theo quy định của BLTTDS quá trình kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc Dân sự - hôn nhân gia đình thì Tòa án phải xem xét, giải quyết đúng phạm vi khởi kiện của nguyên đơn, yêu cầu phản tố của bị đơn và yêu cầu độc lập của các đƣơng sự khác trong vụ án. Tuy nhiên, khi thụ lý và giải quyết các vụ, việc Tòa án hai cấp xác định phạm vi yêu cầu của đƣơng sự không đúng, dẫn đến không giải quyết, giải quyết không hết hoặc giải quyết vƣợt quá
84
phạm vi yêu cầu khởi kiện hoặc không thụ lý giải quyết yêu cầu phản tố của bị đơn, yêu cầu độc lập của ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc chấp nhận việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đƣơng sự khi đã hết thời hạn quy định của pháp luật nên bị Tòa án cấp trên hủy, sửa đối với bản án sơ thẩm, phúc thẩm.
- Vi phạm trong việc thụ lý giải quyết không hết hoặc thụ lý giải quyết vượt quá phạm vi đơn khởi kiện hoặc đơn yêu cầu của đương sự dẫn đến không giải quyết triệt để vụ án.
- Vi phạm trong việc xác định điều kiện khởi kiện, thời hiệu khởi kiện
Việc xác định đúng điều kiện khởi kiện, thời hiệu khởi kiện có ý nghĩa rất quan trọng trong việc Tòa án tiếp nhận, thụ lý đơn khởi kiện của đƣơng sự. Thực tế, trong một số vụ án, do không xác định đúng điều kiện khởi kiện, thời hiệu khởi kiện nên khi Tòa án ban hành quyết định đình chỉ giải quyết hoặc xét xử tuyên không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn không có căn cứ.
- Vi phạm trong việc không đưa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vào tham gia tố tụng
Vi phạm này chủ yếu xảy ra đối với các vụ án về các lĩnh vực: tranh chấp quyền sử dụng đất trong đó diện tích đất cấp cho các hộ gia đình, cá nhân; tranh chấp liên quan đến các hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp, hợp đồng chuyển nhƣợng, hợp đồng bảo lãnh tài sản. Khi thụ lý vụ án, Tòa án không đƣa đầy đủ các thành viên trong hộ gia đình tham gia tố tụng, ảnh hƣởng đến quyền lợi của đƣơng sự hoặc những vụ án tranh chấp hợp đồng chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất, hợp đồng thế chấp, hợp đồng bảo lãnh tài sản có liên quan đến ngƣời thứ ba, nhƣng Tòa án lại không đƣa họ tham gia tố tụngđể giải quyết triệt để vụ án.
85
- Vi phạm ban hành quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ không đúng quy định của pháp luật
Việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là đúng pháp luật nếu có căn cứ theo quy định tại Điều 189, Điều 192 BLTTDS, tuy nhiên khi Tòa án ban hành quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án không đúng pháp luật gây ra những thiệt hại về thời gian, công sức tiền của Nhà nƣớc và đồng thời ảnh hƣởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các đƣơng sự
- Vi phạm trong việc xác định sai quan hệ tranh chấp
Vi phạm này thƣờng xảy ra do việc xác định sai quan hệ pháp luật có tranh chấp đang đƣợc xem xét, giải quyết dẫn đến lựa chọn quy định pháp luật để giải quyết không đúng, hoặc xác định sai quy định pháp luật cần áp dụng để giải quyết vụ án do nhận thức chủ quan, dẫn đến việc giải quyết vụ án không đúng, ảnh hƣởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự, bản án, quyết định giải quyết vụ án bị Tòa án cấp phúc thẩm, giám đốc thẩm hủy.
* Vi phạm nghiêm trọng về thu thập, đánh giá chứng cứ và áp dụng pháp luật không đúng
Theo quy định tại Điều 83 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011), nay là Điều 95 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015: “Tài liệu
đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận…”.
Tuy nhiên, trong một số vụ án, trong quá trình Tòa án giải quyết, nhiều tài liệu do đƣơng sự cung cấp là tài liệu photo, không đƣợc công chứng, chứng thực hợp pháp, không thuộc các trƣờng hợp không bắt buộc phải chứng minh, nhƣng vẫn đƣợc Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm chấp nhận và xác định là chứng cứ để giải quyết vụ án, dẫn đến một số vụ án bị Tòa án cấp trên phải hủy.
86
* Vi phạm về việc không xem xét tiến hành thẩm định tại chỗ
Vi phạm này của Tòa án chủ yếu xảy ra khi giải quyết các vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất nhƣ: Không tiến hành thẩm định hoặc các lần thẩm định số đo đạc thẩm định khác nhau, mâu thuẫn nhƣng không đƣợc làm rõ; thực tế hiện trạng sử dụng đất không đúng với sơ đồ đo đạc dẫn đến việc không thể thi hành án đƣợc,
* Vi phạm về việc không xác minh, làm rõ nguồn gốc sử dụng đất
Việc xác minh, làm rõ nguồn gốc sử dụng đất đƣợc coi là vấn đề then chốt trong việc xem xét, đánh giá để Tòa án nhận định giải quyết các vụ án tranh chấp thừa kế tài sản; tranh chấp di sản thừa kế; tranh chấp quyền sử dụng đất và tranh chấp quyền sử dụng đất giữa các bên đƣơng sự
* Vi phạm về việc áp dụng lãi suất không đúng quy định của pháp luật
Theo khoản 1 Điều 476 BLDS năm 2005. Theo quy định tại khoản 5 Điều 474, khoản 1 Điều 476 BLDS năm 2005, Quyết định số 2868/QĐ- NHNN ngày 29/11/2010 của Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam và công văn số 244 TANDTC - KHXX ngày 05/11/2012 của Tòa án nhân dân tối cao hƣớng dẫn thì lãi trong hạn bằng 150% lãi cơ bản: 13,5%/năm, lãi quá hạn bằng lãi cơ bản: 09%/năm nên cần căn cứ vào các quy định này để giải quyết vụ án tranh chấp liên quan đến lãi suất.
* Vi phạm về việc áp dụng pháp luật không chính xác
Ví dụ: Vụ án về Yêu cầu tiếp tục thực hiện Hợp đồng giữa nguyên đơn là ông Nguyễn Ngọc Ánh với bị đơn là ông Lê Hữu Tỉnh. Tòa án cấp sơ thẩm xác định hai bên có lập hợp đồng chuyển nhƣợng đất cho nhau là đúng, song cho rằng do hợp đồng vi phạm về hình thức (không công chứng, chứng thực) và diện tích đất thuộc hành lang đƣờng điện không đƣợc phép chuyển nhƣợng từ đó tuyên hợp đồng vô hiệu và giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu là không đúng. Bởi vì, căn cứ Khoản 2 điều 129 BLDS năm 2015, bên nhận
87
chuyển nhƣợng đã nhận đất và đã giao đủ tiền nên Tòa án phải công nhận hợp đồng mới đúng. Do đó, Tòa án cấp phúc thẩm đã chấp nhận kháng cáo của ông Ánh sửa bản án sơ thẩm, công nhận Hợp đồng chuyển nhƣợng giữa hai bên.