Thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm

Một phần của tài liệu Nhiệm vụ, quyền hạn của viện kiểm sát nhân dân (Trang 80 - 81)

Chƣơng 2 : PHÂN TÍCH CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ

2.4.6.Thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm

2.4. Viện trƣởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao kháng nghị theo thủ tục

2.4.6.Thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm

Tại Điều 335 và Điều 357 BLTTDS, ngƣời đã kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm có quyền thay đổi, bổ sung quyết định kháng nghị. Trƣờng hợp chƣa hết thời hạn kháng nghị quy định định tại Điều 334 và Điều 335 của BLTTDS thì ngƣời đã kháng nghị có quyền rút một phần hoặc toàn bộ quyết định kháng nghị trƣớc khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa.

Trong trƣờng hợp Viện kiểm sát kháng nghị mà sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án thấy cần phải thay đổi, bổ sung hoặc rút kháng nghị trƣớc khi phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm thì Kiểm sát viên phải kịp thời báo cáo Lãnh đạo Viên xem xét, quyết định.

Đối với hậu quả của việc rút kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm: điểm khác với hậu quả của việc rút kháng nghị phúc thẩm, BLTTDS không quy định Tòa án nhân dân phải ra quyết định đình chỉ xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm khi ngƣời kháng nghị rút quyết định kháng nghị.

Hội đông xét xử giám đốc thẩm chỉ xem xét lại phần quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng nghị. Hội đồng giám đốc thẩm có quyền xem xét phần quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật không bị kháng nghị hoặc không có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng nghị, nếu phần quyết định đó xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích

73

của Nhà nƣớc, lợi ích của ngƣời thứ ba không phải là đƣơng sự trong vụ án. [13, Điều 342]

Tóm lại, mặc dù BLTTDS không có quy định Tòa án phải đình chỉ việc giám đốc thẩm khi ngƣời kháng nghị rút kháng nghị nhƣng từ quy định về phạm vi giám đốc thẩm thì có thể hiểu rằng trong trƣờng hợp Viện kiểm sát đã rút quyết định kháng nghị thì Hội đồng giám đốc thẩm cũng không xem xét lại phần bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Trƣờng hợp ngoại lệ là phần quyết định của bản án, quyết định đó xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của nhà nƣớc, lợi ích của ngƣời thứ ba không phải là đƣơng sự trong vụ án. Trong phiên tòa giám đốc thẩm trong trƣờng hợp này, KSV cần phải trình bày rõ lý do của việc Viện kiểm sát rút kháng nghị và đề xuất việc giải quyết vụ án dân sự đó.

Về quyết định tạm đình chỉ thi hành án: Viện trƣởng Viện kiểm sát cấp

cao ra quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm có quyền ra quyết định tạm đình chỉ thi hành án theo quy định tại khoản 2 Điều 332 BLTTDS. Quyết định tạm đình chỉ thi hành án đó ghi rõ thời gian tạm đình chỉ là cho đến khi có quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm. Theo Điều 339 và Điều 357 BLTTDS, thời hạn mở phiên tòa giám đốc thẩm hoặc tái thẩm là 04 tháng, kể từ ngày nhận quyết định kháng nghị. Do đó, trong quyết định tạm đình chỉ thi hành án có thể ghi tạm đình chỉ thi hành án đến khi có quyết định giám đốc thẩm hoặc quyết định tái thẩm theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.

Một phần của tài liệu Nhiệm vụ, quyền hạn của viện kiểm sát nhân dân (Trang 80 - 81)