Thực tiễn thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của VKSND cấp cao từ kh

Một phần của tài liệu Nhiệm vụ, quyền hạn của viện kiểm sát nhân dân (Trang 86 - 91)

Chƣơng 2 : PHÂN TÍCH CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ

3.1. Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật việt nam hiện hành về nhiệm

3.1.1. Thực tiễn thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của VKSND cấp cao từ kh

khi thành lập đến nay:

* Kết quả thụ lý, giải quyết án phúc thẩm:

Từ ngày 1/6/2015 đến 1/6/2020, 03 Viện cấp cao thụ lý giải quyết theo thủ tục phúc thẩm là: 8290 vụ (Viện cấp cao 1: 1174 vụ, Viện cấp cao 2: 884 vụ, Viện cấp cao 3: 6232). Trong đó đã giải quyết: 6282 vụ (Viện cấp cao 1: 705 vụ, Viện cấp cao 2: 775 vụ, Viện cấp cao 3: 4805 vụ) [9]

Mặc dù nhiệm vụ giải quyết án phúc thẩm khá nặng nề, thời gian qua các Viện cấp cao cơ bản đã hoàn thành tốt công tác này. Các đơn vị luôn đảm bảo nghiên cứu hồ sơ vụ án, trả hồ sơ cho tòa án trong thời hạn luật định, không để xảy ra tình trạng vụ án bị quá hạn giải quyết do lỗi của VKS. Chất lƣợng nghiên cứu hồ sơ, chất lƣợng KSXX của KSV tại phiên tòa nhìn chung đã đáp ứng yêu cầu công tác, góp phần vào kết quả giải quyết vụ án chung, không có nhiều sai sót nghiêm trọng xảy ra trong quá trình xét xử phúc thẩm của TAND cấp cao

Tuy vậy, đánh giá chung về kết quả giải quyết án phúc thẩm thì thấy rằng số án tồn đọng còn nhiều, tòa án còn nhiều vi phạm về thời hạn xét xử…những hạn chế này trách nhiệm chủ yếu do các Tòa cấp cao, tuy vậy với trách nhiệm là cơ quan KSXX thì những tác động của Viện cấp cao với tòa án

79

cùng cấp cũng không đƣợc nhiều. Chất lƣợng nghiên cứu hồ sơ vụ án cũng nhƣ chất lƣợng KSXX của KSV tại phiên tòa không đồng đều, chƣa cao. Kết quả khảo sát tại Hội thảo các Viện cấp cao có ý kiến đánh giá cho rằng chất lƣợng nghiên cứu hồ sơ cũng nhƣ chất lƣợng KSXX của KSV tại phiên tòa phúc thẩm chỉ đạt mức trung bình. Vẫn xảy ra khá phổ biến trình trạng hồ sơ kiểm sát gồm những tài liệu photo tràn lan, nhƣng lại thiếu những tài liệu quan trọng có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án…Cán bộ nghiên cứu hồ sơ chƣa sâu, đề xuất đƣờng lối giải quyết vụ án không chính xác, còn hời hợt.

Bên cạnh đó, quá trình giải quyết án phúc thẩm cho thấy một số quy định của pháp luật, quy chế của ngành chƣa phù hợp. Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự và các văn bản hƣớng dẫn thì thời hạn nghiên cứu hồ sơ trong giai đoạn phúc thẩm của VKS là 15 ngày. Hiện nay, có nhiều vụ án phức tạp, nhiều bút lục thì với quy định nhƣ vậy sẽ tạo áp lực rất lớn cho cán bộ, KSV trong việc đảm bảo chất lƣợng nghiên cứu hồ sơ. Bên cạnh đó, các Quy chế về công tác nghiệp vụ chƣa làm rõ đƣợc vị trí, vai trò, mối quan hệ của Viện cấp cao trong hệ thống VKSND 4 cấp đã gây khó khăn cho việc phối hợp giữa các cấp kiểm sát trong công tác giải quyết án phúc thẩm.

Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự, VKSND cấp cao có thẩm quyền kháng nghị phúc thẩm đối với bản án, quyết định sơ thẩm chƣa có hiệu lực pháp luật của TAND cấp tỉnh khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm. Các VKSND cấp cao đã chú trọng triển khai nhiều biện pháp (tăng cƣờng cán bộ, ban hành quy trình kiểm sát bản án, quyết định…) nhằm thực hiện tốt công tác này. Tuy nhiên, qua tổng hợp cho thấy số lƣợng kháng nghị phúc thẩm của 03 VKS cấp cao vẫn chƣa nhiều. Lý do chủ yếu là vì một số VKS cấp tỉnh trong khu vực chƣa gửi đầy đủ các bản án, quyết định cho VKSND cấp cao (trung bình chỉ đạt 70% số bản án, quyết định do Tòa án đã giải quyết); tỷ lệ số bản án, quyết định gửi còn thời hạn kháng nghị chỉ đạt trên 80%, trong

80

đó có nhiều bản án, quyết định thời hạn kháng nghị chỉ còn 01 đến 05 ngày hoặc khi đến VKSND cấp cao thì thời hạn đã hết từ lâu. Do đó, gây khó khăn cho VKSND cấp cao trong việc nghiên cứu xem xét để kháng nghị phúc thẩm.

Các tranh chấp về dân sự thƣờng có nội dung đa dạng, phức tạp nên nhiều trƣờng hợp nếu chỉ thông qua việc kiểm sát bản án, quyết định sơ thẩm rất khó phát hiện vi phạm trong bản án, quyết định của Tòa án. Do đó các VKSND cấp cao phải yêu cầu VKS cấp tỉnh cùng cấp với Tòa án đã giải quyết sơ thẩm đối với vụ án gửi hồ sơ kiểm sát để phục vụ việc xem xét kháng nghị phúc thẩm. Tuy nhiên, do Quy chế công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự không quy định VKS cấp tỉnh phải gửi hồ sơ kiểm sát cho VKSND cấp cao nên chƣa có nhận thức thống nhất của VKS cấp tỉnh khi thực hiện văn bản đề nghị chuyển hồ sơ của VKSND cấp cao.

* KSXX án GĐT, TT

Kết quả thụ lý, giải quyết án GĐT, TT: từ ngày 01/6/2015 đến 1/6/2020, 03 Viện cấp cao đã thụ lý 11044 (Viện cấp cao 1: 2824 vụ, Viện cấp cao 2: 529 vụ, Viện cấp cao 3: 7691 vụ). Trong đó đã giải quyết: 10266 vụ (Viện cấp cao 1: 2768 vụ, Viện cấp cao 2: 492 vụ, Viện cấp cao 3: 7006 vụ).[9]

Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, công tác giải quyết án GĐT của các Viện cấp cao còn hạn chế chủ yếu là số án tồn đọng vẫn còn nhiều, trong đó có nhiều vụ vi phạm về thời hạn xét xử.

Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự và các văn bản hƣớng dẫn thì thời hạn nghiên cứu hồ sơ chuẩn bị tham gia xét xử của VKS đối với những vụ án bị tòa án kháng nghị GĐT, TT là 15 ngày. Thực tế cho thấy án dân sự thƣờng khá phức tạp, quy định về thời hạn nhƣ vậy tạo áp lực rất lớn cho cán bộ, KSV trong việc đảm bảo chất lƣợng nghiên cứu hồ sơ.

81

* Công tác thụ lý, giải quyết đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm

Từ ngày 1/6/2016 đến 1/6/2020, các Viện cấp cao thụ lý 26.697 đơn/17.637 việc (Viện cấp cao 1: 6.913 đơn/3.481 việc, Viện cấp cao 2: 1.325 đơn/819 việc, Viện cấp cao 3: 18.459 đơn/ 13.337 việc) [9]

Giám đốc thẩm, tái thẩm là giai đoạn tố tụng đặc biệt. Giám đốc thẩm không phải là một cấp xét xử mà chỉ xét lại những bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhƣng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án. Hay nói một cách khác, đối tƣợng của giám đốc thẩm là bản án. Việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm sẽ khó khăn và mất thời gian.

Tuy nhiên, tất cả các đơn đề nghị của công dân, tổ chức đƣợc cán bộ, KSV tiếp công dân xem xét thụ lý hoặc chuyển đơn cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo đúng quy định. Khi ngƣời dân, đƣơng sự có thắc mắc, cán bộ tiếp dân tận tình giải thích, hƣớng dẫn. Đơn có nội dung phức tạp thì đƣợc phối hợp với các cơ quan tƣ pháp cùng cấp bàn biện pháp giải quyết, hạn chế để tồn đọng kéo dài.

* Thực tiễn thi hành các quy định về các công tác khác (gồm: thống kê tội phạm, xây dựng pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; đào tạo, bồi dưỡng; hợp tác quốc tế và các công tác khác)

Trong 5 năm qua, các VKS cấp cao đã quan tâm tăng cƣờng cho công tác thống kê và công nghệ thông tin, đã đầu tƣ xây dựng hệ thống phần mềm phục vụ cho công tác thống kê đặc biệt là phần mềm quản lý đơn, án, phần mềm văn thƣ để áp dụng chung cho đơn vị. Nhìn chung, các tiêu chí cụ thể cần theo dõi thống kê là tƣơng đối đầy đủ để phục vụ cho báo cáo.

Trong lĩnh vực báo cáo, hiện nay Ngành đang áp dụng Quy chế về chế độ thông tin, báo cáo và quản lý công tác trong ngành KSND ban hành kèm

82

theo Quyết định số 279/QĐ-VKSTC ngày 01/8/2017 của Viện trƣởng VKSND tối cao (Quy chế 279) và Hệ thống mẫu báo cáo tổng hợp và hƣớng dẫn xây dựng báo cáo công tác trong ngành kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định số 386/QĐ-VKSTC ngày 10/10/2017 của Viện trƣởng VKSND tối cao (Quyết định 386). Các quy định này bộc lộ một số tồn tại, hạn chế nhƣ số lƣợng báo cáo Viện kiểm sát các cấp phải thực hiện quá nhiều, với tần suất dày, biểu mẫu thiết kế chƣa hợp lý…chƣa phù hợp chủ trƣơng cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính, trong đó có thủ tục hành chính tƣ pháp.

Việc phối hợp của VKS cấp dƣới trong khu vực trong việc gửi các báo cáo, chuyên đề cho các Viện cấp cao theo Quy chế số 279, Quy chế số 26 còn chƣa đầy đủ, thƣờng xuyên, do đó gây khó khăn cho các Viện cấp cao trong công tác nắm, quản lý số lƣợng, chất lƣợng công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự của VKS cấp dƣới. Mặt khác, nhiều VKS cấp tỉnh khi báo cáo đề xuất các Viện cấp cao kháng nghị theo thẩm quyền nhƣng không gửi kèm bản án, quyết định sơ thẩm (hoặc phúc thẩm), không gửi kèm các tài liệu chứng cứ để chứng minh nên phần nào cũng đã làm ảnh hƣởng đến tiến độ nghiên cứu, xem xét trả lời của các Viện cấp cao.

Các Viện kiểm sát nhân dân cấp cao đã tăng cƣờng thực hiện việc theo dõi, quản lý tình hình chấp hành chế độ thông tin báo cáo và kết quả công tác kiểm sát xét xử của VKS cấp tỉnh, cấp huyện trong khu vực. Qua theo dõi nhận thấy một số VKS tỉnh, thành phố đã thực hiện tốt việc gửi báo cáo tháng, báo cáo nghiệp vụ đến VC1, tuy nhiên vẫn có VKS cấp tỉnh chƣa chấp hành nghiêm túc.

Đặc biệt, Tuyển tập thông báo rút kinh nghiệm, kiến nghị nghiệp vụ của các Viện kiểm sát nhân dân cấp cao từ năm 2015 đến năm 2018 đƣợc ban hành năm 2019; báo cáo “Nhận diện vi phạm, tội phạm thông qua thực tiễn công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án tín dụng, ngân hàng khu vực phía

83

Bắc” từ ngày 01/6/2015 đến 30/11/2018 đã chỉ ra các dạng vi phạm điển

hình, phổ biến của các tổ chức tín dụng trong hoạt động kinh doanh dẫn đến

Một phần của tài liệu Nhiệm vụ, quyền hạn của viện kiểm sát nhân dân (Trang 86 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)