Quy định về kháng cáo, kháng nghị

Một phần của tài liệu Nhiệm vụ, quyền hạn của viện kiểm sát nhân dân (Trang 50 - 53)

Chƣơng 2 : PHÂN TÍCH CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ

2.1. Kiểm sát việc giải quyết theo thủ tục phúc thẩm đối với các bản án, quyết

2.1.2. Quy định về kháng cáo, kháng nghị

BLTTDS năm 2015 quy định các trƣờng hợp xác định thời hạn kháng cáo, có sự phân định thời điểm tính thời hạn đối với đƣơng sự vắng mặt khi Tòa án tuyên án trong trƣờng hợp có lý do chính đáng và trƣờng hợp không có lý do chính đáng. Đối với trƣờng hợp đƣơng sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện đã tham gia phiên tòa nhƣng vắng mặt khi Tòa án tuyên án mà không có lý do chính đáng thì thời điểm để tính thời hạn kháng cáo vẫn tính từ ngày tuyên án. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời kháng cáo, BLTTDS 2015 đã bổ sung quy định về trƣờng hợp “đối với đƣơng sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo đƣợc tính từ ngày họ nhận đƣợc bản án hoặc bản án đƣợc niêm yết. Vậy, nhƣ thế nào là “lý do chính đáng”. Hiện nay chƣa có văn bản hƣớng dẫn về lý do chính đáng là những lý do nhƣ thế nào dẫn đến khó áp dụng vào thực tiễn. Có thể hiểu các trƣờng hợp đƣợc coi là có lý do chính đáng bao gồm: thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền và các trƣờng hợp khác mà Tòa án chấp nhận. BLTTDS năm 2015 có thêm quy định cho trƣờng hợp ngƣời kháng cáo đang bị tạm giam thì ngày kháng cáo là ngày đơn kháng cáo đƣợc giám thị trại giam xác nhận.

Về nội dung đơn kháng cáo, trƣớc đây, tại Điều 244 BLTTDS 2004 (sửa đổi bổ sung năm 2011) quy định các nội dung cần phải có trong đơn kháng cáo gồm: tên tuổi địa chỉ của ngƣời kháng cáo; kháng cáo phần nào của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm; lý do của việc kháng cáo; chữ ký, điểm chỉ của ngƣời kháng cáo. Tuy nhiên, BLTTDS năm 2015 đã bổ sung quy định về đơn kháng cáo, cụ thể, tại Điều 272 đã làm rõ nội dung đơn kháng cáo khi đƣơng sự, ngƣời đại diện theo pháp luật của đƣơng sự ủy

43

quyền kháng cáo; nội dung văn bản ủy quyền kháng cáo; điều kiện để văn bản ủy quyền kháng cáo đƣợc coi là hợp pháp. Mục đích là đƣơng sự có thể thực hiện việc ủy quyền kháng cáo thuận lợi hơn, Tòa án có cơ sở pháp lý để xác định tính chính xác phạm vi ủy quyền, tính hợp pháp của văn bản ủy quyền kháng cáo.

Tại BLTTDS 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011) chỉ quy định về việc Tòa án cấp sơ thẩm kiểm tra tính hợp lệ của đơn kháng cáo; sửa đổi và bổ sung tính hợp lệ của đơn kháng cáo mà không quy định về việc trả lại đơn kháng cáo. Do đó, khi nhận đƣợc đơn kháng cáo không đầy đủ nội dung thì Tòa án rất khó khăn khi trả lại đơn.

Tuy nhiên, BLTTDS năm 2015 đã bổ sung về trƣờng hợp Tòa án trả lại đơn kháng cáo tại khoản 4 Điều 274 Tòa án trả lại đơn kháng cáo trong các

trường hợp sau đây: a) Người kháng cáo không có quyền kháng cáo; b) Người kháng cáo không làm lại đơn kháng cáo hoặc không sửa đổi, bổ sung đơn kháng cáo theo yêu cầu của Tòa án quy định tại khoản 3 Điều này; c) Trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 276 của Bộ luật này

Ngƣời kháng cáo không có quyền kháng cáo là ngƣời không thuộc các chủ thể có quyền kháng cáo theo quy định tại Điều 271 BLTTDS năm 2015 hoặc ngƣời kháng cáo không có năng lực hành vi tố tụng dân sự.

Nếu nội dung đơn kháng cáo chƣa đúng theo quy định tại Điều 272 BLTTDS năm 2015 thì Tòa án có quyền yêu cầu ngƣời kháng cáo làm lại đơn hoặc sửa đổi, bổ sung đơn kháng cáo. Nếu Tòa án yêu cầu mà ngƣời kháng cáo không thực hiện thì đơn kháng cáo đƣợc coi là không hợp lệ và Tòa án sẽ trả lại cho ngƣời kháng cáo.

Nếu không có lý do chính đáng mà ngƣời kháng cáo không nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm theo quy định tại Điều 272 BLTTDS năm 2015 thì ngƣời kháng cáo đƣợc xem là từ bỏ quyền kháng cáo và Tòa án trả lại đơn

44

kháng cáo. Tuy nhiên, để bảo quyền quyền cho ngƣời kháng cáo thì BLTTDS 2015 cũng đã bổ sung quy định trong trƣờng hợp sau khi hết thời hạn nộp tiền tạm ứng án phí tính từ ngày nhận đƣợc thông báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm, ngƣời kháng cáo mới nộp Biên lai thu tiền tạm ứng án phí phúc thẩm cho Tòa án mà không nêu rõ lý do thì Tòa án cấp sơ thẩm yêu cầu ngƣời kháng cáo trong thời hạn 03 ngày làm việc (tính từ ngày nhận đƣợc yêu cầu của Tòa) phải có văn bản trình bày lý do chậm nộp biên lai. Trƣờng hợp này đƣợc xử lý theo thủ tục xem xét kháng cáo quá hạn.

Tại Điều 275 BLTTDS năm 2015 đã bổ sung quy định về phiên họp xét kháng cáo quá hạn, cụ thể trong trƣờng hợp đối với bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm là Tòa án cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng thì:

Sau khi nhận đƣợc đơn kháng cáo quá hạn, Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi đơn kháng cáo, bản tƣờng trình của ngƣời kháng cáo về lý do kháng cáo quá hạn và tài liệu, chứng cứ cho Tòa án nhân dân cấp cao.

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đƣợc đơn kháng cáo quá hạn và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Tòa án nhân dân cấp cao thành lập Hội đồng gồm ba Thẩm phán để xem xét kháng cáo quá hạn. Phiên họp xem xét kháng cáo quá hạn phải có sự tham gia của đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao và ngƣời kháng cáo quá hạn. Tại phiên họp, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cấp cao (Kiểm sát viên cao cấp) phát biểu ý kiến về kháng cáo quá hạn có căn cứ hay không. Nội dung kiểm sát phiên họp xét kháng cáo quá hạn phải căn cứ vào Điều 275 BLTTDS. Tuy nhiên, trƣờng hợp ngƣời kháng cáo, Kiểm sát viên vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành phiên họp.

Căn cứ vào tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc kháng cáo quá hạn, ý kiến của ngƣời kháng cáo quá hạn, đại diện của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Hội đồng xét kháng cáo quá hạn quyết định theo đa số về việc chấp nhận hay không chấp nhận việc kháng cáo quá hạn, đồng thời ghi rõ lý do của việc

45

chấp nhận hay không chấp nhận đó. Tòa án nhân dân cấp cao phải gửi quyết định cho Viện kiểm sát nhân dân cấp cao [27].

Một phần của tài liệu Nhiệm vụ, quyền hạn của viện kiểm sát nhân dân (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)