Chƣơng 2 : PHÂN TÍCH CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ
2.3.3. Thủ tục kháng nghị phúc thẩm
Nội dung và hình thức kháng nghị phúc thẩm của Viện trƣởng Viện kiểm sát nhân dân đƣợc quy định tại khoản 1 Điều 279 BLTTDS năm 2015:
1. Quyết định kháng nghị của Viện kiểm sát phải bằng văn bản và có các nội dung chính sau đây: a) Ngày, tháng, năm ra quyết định kháng nghị và số của quyết định kháng nghị; b) Tên của Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị; c) Kháng nghị toàn bộ hoặc phần của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiêu lực pháp luật; d) Lý do của việc kháng nghị và yêu cầu của Viện kiểm sát; đ) Họ, tên của người ký quyết định kháng nghị và đóng dấu của Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị
Tại Điều 33 Quy chế 364 quy định:
57
thẩm. Việc ký quyết định kháng nghị được thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 2 TTLT số 02/2016”.
2. Thời hạn kháng nghị phúc thẩm được thực hiện theo quy định tại Điều 280 và khoản 2 Điều 322 BLTTDS.
3. Quyết định kháng nghị phúc thẩm được lập theo mẫu do VKSND tối cao ban hành; thể hiện đầy đủ nội dung quy định tại khoản 1 Điều 279 BLTTDS.
4. Việc gửi quyết định kháng nghị phúc thẩm thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 279 và khoản 1 Điều 281 BLTTDS, đồng thời gửi cho Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp. Trường hợp Viện kiểm sát cấp trên kháng nghị thì gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp với Tòa án đã ra bản án, quyết định bị kháng nghị để theo dõi.
Nội dung của Quyết định kháng nghị phúc thẩm phải phân tích, đánh giá đƣợc các tài liệu có trong hồ sơ vụ việc dân sự, đối chiếu với phần quyết định của bản án, quyết định của Tòa án và đối chiếu với các quy định của pháp luật để xác định xem có vi phạm gì, vi phạm điều luật nào, gây thiệt hại đến quyền lợi của ai, hƣớng giải quyết của Tòa án cấp phúc thẩm.
Tại Điều 278 BLTTDS 2015 quy định riêng về kháng nghị của Viện kiểm sát, trong đó Viện trƣởng cấp trên trực tiếp đƣợc hiểu là Viện trƣởng cấp tỉnh hay Viện trƣởng VKSND cấp cao trực tiếp có quyền kháng nghị bản án sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm (Tòa án cấp tỉnh hoặc Tòa án cấp cao) giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm.
Bên cạnh việc tiếp tục quy định về thẩm quyền kháng nghị của Viện trƣởng VKSND cấp huyện và Viện trƣởng VKSND cấp tỉnh nhƣ BLTTDS năm 2004, để đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ với Luật tổ chức VKSND năm 2014, BLTTDS năm 2015 đã bổ sung quy định thẩm quyền kháng nghị phúc
58
thẩm của Viện trƣởng VKSND cấp cao, theo đó: Viện trƣởng VKSND cấp cao kháng nghị bản án sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự chƣa có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp tỉnh.
Quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm của VKSND đối với bản án, quyết định của Tòa án về vụ việc dân sự đƣợc quy định tại Điều 27 của Luật tổ chức VKSND năm 2014 và các điều 21, 278, 279, 280, 281, 282 và 284 của BLTTDS năm 2015.
Đồng thời, VKSND cấp cao gửi quyết định kháng nghị cho Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng nghị và gửi quyết định kháng nghị cho đƣơng sự có liên quan đến kháng nghị. Ngƣời có liên quan đến kháng nghị có quyền gửi văn bản nêu ý kiến của mình về nội dung kháng nghị cho Tòa án cấp phúc thẩm. Văn bản nêu ý kiến của họ đƣợc đƣa vào hồ sơ vụ án.