Chƣơng 2 : PHÂN TÍCH CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ
2.4. Viện trƣởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao kháng nghị theo thủ tục
2.4.3. Căn cứ, điều kiện để kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm
BLTTDS năm 2015 đã kế thừa quy định của BLTTDS năm 2004 để bổ sung quy định rõ hơn căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm là phải có hậu quả gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đƣơng sự hoặc xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nƣớc, quyền, lợi ích hợp pháp của ngƣời thứ ba (khoản 1 Điều 326 BLTTDS 2015); đồng thời, bổ sung quy định điều kiện kháng nghị giám đốc thẩm là phải có đơn đề nghị xem xét lại bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm; có thông báo, kiến nghị phát hiện bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật cần xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, trừ trƣờng hợp xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nƣớc, quyền, lợi ích hợp pháp của ngƣời thứ ba thì không cần phải có đơn đề nghị (khoản 2 Điều 326 BLTTDS 2015)
64
Tại Điều 326 BLTTDS quy định: bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong 3 căn cứ sau đây:
- Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đƣơng sự;
- Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng làm cho đƣơng sự không thực hiện đƣợc quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ không đƣợc bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật.
- Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến việc ra bản án, quyết định không đúng, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đƣơng sự, xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nƣớc, quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời thứ ba.
Có thể thấy các quy định nêu trên của BLTTDS năm 2015 đƣợc kế thừa từ Điều 283 BLTTDS năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011) nhƣng rõ ràng, cụ thể hơn. Tại điểm a khoản 1 Điều 326 BLTTDS năm 2015 tiếp tục quy định căn cứ “kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình
tiết khách quan của vụ án” nhƣng bổ sung nội dung là việc không phù hợp
này phải “gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đƣơng sự” mới là căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm. Nhƣ vậy, ngƣời có thẩm quyền kháng nghị không thể kháng nghị giám đốc thẩm nếu sự không phù hợp giữa kết luận trong bản án, quyết định với những tình tiết khách quan của vụ án mà không gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đƣơng sự.
Tại điểm b khoản 1 Điều 326 BLTTDS năm 2015 làm rõ thế nào là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng đó là “làm cho đương sự không thực hiện
được quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình, dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ không được bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật” mới là căn cứ để
65
quyền, lợi ích hợp pháp của đƣơng sự vừa khắc phục đƣợc thực trạng áp dụng không thống nhất ở thực tiễn giúp cho việc áp dụng thống nhất giữa quá trình phát hiện bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật cần xem xét lại và quá trình quyết định việc kháng nghị, giải quyết kháng nghị của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm đƣợc thống nhất.
Đối với căn cứ có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật thì tại điểm c khoản 1 Điều 326 BLTTDS năm 2015 cũng bổ sung những sai lầm này phải “dẫn đến việc ra bản án, quyết định không đúng, gây thiệt hại đến quyền, lợi
ích hợp pháp của đương sự, xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba”
Để đảm bảo nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của đƣơng sự, BLTTDS năm 2015 đã bổ sung một điều khoản mới khoản 2 Điều 326 về điều kiện để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Trƣớc hết, phải có một trong những căn cứ để kháng nghị và phải có đơn đề nghị xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm đƣợc quy định tại Điều 328 BLTTDS hoặc có thông báo, kiến nghị theo quy định tại Điều 327 BLTTDS, trừ trƣờng hợp xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nƣớc, quyền, lợi ích hợp pháp của ngƣời thứ ba thì không cần phải có đơn đề nghị.
Tại Điều 352 BLTTDS quy định căn cứ để kháng nghị Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục tái thẩm thì cần có một trong 04 căn cứ sau đây:
- Phát hiện tình tiết quan trọng mới của vụ án mà đƣơng sự đã không thể biết đƣợc khi giải quyết vụ án;
- Có cơ sở chứng minh kết luận của ngƣời giám định, lời dịch của ngƣời phiên dịch không đúng sự thật hoặc có giả mạo bằng chứng;
66
- Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án hoặc cố ý kết luận trái pháp luật;
- Bản án, quyết định dân sự của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nƣớc mà Tòa án căn cứ vào đó để giải quyết vụ án đã bị hủy bỏ.
Tóm lại, khi cụ thể hóa các căn cứ và bổ sung điều kiện để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm sẽ tạo điều kiện cho VKSND cấp cao thực hiện quyền để nghị kháng nghị có hiệu quả hơn.