Kiểm sát việc giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với các

Một phần của tài liệu Nhiệm vụ, quyền hạn của viện kiểm sát nhân dân (Trang 59 - 62)

Chƣơng 2 : PHÂN TÍCH CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ

2.2. Kiểm sát việc giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với các

với các bản án, quyết định dân sự của Tòa án cấp tỉnh, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tƣơng đƣơng có hiệu lực pháp luật nhƣng bị kháng nghị

2.2.1. Giai đoạn trước phiên tòa

VKSND cấp cao có thẩm quyền kiểm sát theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với các bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật do Chánh án TAND cấp cao kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm. [28].

Lãnh đạo VKSND cấp cao phân công Kiểm sát viên, Kiểm tra viên thụ lý, kiểm sát và tham gia phiên tòa. Thời hạn nghiên cứu hồ sơ là 15 ngày kể từ ngày tiếp nhận.

Khi nghiên cứu hồ sơ, KSV sẽ xem xét tính có căn cứ và hợp pháp của kháng nghị; căn cứ đơn để nghị kháng nghị của đƣơng sự; thời hạn kháng nghị; thẩm quyền và nội dung kháng nghị có đúng hay không. Trƣờng hợp kháng nghị giám đốc thẩm theo quy định tai Điều 326, 327, 331, 333, 334 BLTTDS năm 2015 và trƣờng hợp kháng nghị tái thẩm theo quy định tại Điều 352, 353, 354, 355 BLTTDS năm 2015, KSV báo cáo Lãnh đạo Viện kiểm sát cấp cao hoặc VKSNDTC nhất trí hay không nhất trí.

Trƣờng hợp cần làm rõ căn cứ, nội dung kháng nghị của Chánh án TAND cấp cao, Kiểm sát viên đƣợc phân công nghiên cứu hồ sơ và tham gia phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm có quyền yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập chứng cứ hoặc tự mình thu thập chứng cứ, tài liệu theo quy định tại khoản 3 Điều 58 và khoản 6 Điều 97 BLTTDS năm 2015.

Trƣờng hợp cần thiết, VKSND cấp cao trao đổi với VKSND cùng cấp với Tòa án đã ra bản án, quyết định có hiệu lực bị kháng nghị giám đốc thẩm,

52

tái thẩm về những vấn để liên quan đến kháng nghị. Nếu có đƣơng sự, ngƣời tham gia tố tụng khác hoặc tổ chức, cá nhân phản đối kháng nghị và cung cấp nhiều thông tin, tài liệu liên quan đến việc không đồng ý kháng nghị thì khi tham gia phiên tòa, đại diện VKSND cấp cao có thể cân nhắc sử dụng.

2.2.2. Giai đoạn tại phiên tòa

KSV bắt buộc phải tham gia phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy định tại khoản 1 Điều 338 và Điều 357 BLTTDS 2015 để kiểm sát:

- Thành phần Hội động xét xử, Thƣ ký và Thẩm tra viên xem có trƣờng hợp nào phải từ chối hay thay đổi khi tiến hành tố tụng hay không. Kiểm sát việc xét xử với thành phần là Ủy ban Thẩm phán của TAND cấp cao 03 ngƣời hay toàn thể và Hội đồng thẩm phán TANDTC là 05 ngƣời hay toàn thể;

- Việc triệu tập và sự có mặt, vắng mặt của các đƣơng sự và những ngƣời tham gia tố tụng khác theo quy định tại khoản 2 Điều 341 BLTTDS;

- Cung cấp chứng cứ, công bố tài liệu, chứng cứ mới tại phiên tòa; - Hội đồng xét xử nghị án, biểu quyết và công bố nội dung quyết định về việc giải quyết vụ án có theo quy định tại khoản 4, 5, 6 Điều 341; Điều 342; Điều 356, Điều 357 BLTTDS năm 2015

- Biên bản phiên tòa có theo quy định tại Điều 236 BLTTDS năm 2015; Ngoài ra, nếu có tài liệu chứng cứ mới do VKS thu thập thì KSV sẽ công bố tại phiên tòa.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 31 Thông tƣ liên tịch số 02/2016, mẫu số 40 Quyết định 204, KSV trình bày tính có căn cứ và hợp pháp của kháng nghị, thẩm quyền và nội dung quyết định kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân đã theo đúng hoặc không đúng quy định tại Điều 328, Điều 329, Điều 333 và Điều 334 BLTTDS năm 2015; kháng nghị đó đúng cơ sở hay không?; cần thiết hay không cần thiết.

53

không có căn cứ hay có nội dung trong kháng nghị không có căn cứ; nếu không nhất trí với toàn bộ kháng nghị hay một phần kháng nghị thì KSV phát biểu quan điểm và cho ý kiến về việc không nhất trí với toàn bộ kháng nghị hoặc một phần của kháng nghị.

Trƣờng hợp xét thấy đủ căn cứ thì KSV phát biểu ý kiến đề nghị Hội đồng xét xử giám đốc thẩm xem xét giải quyết những nội dung đƣợc quy định tại khoản 2 Điều 342 BLTTDS năm 2015 Hội đồng xét xử giám đốc thẩm có quyền xem xét phần quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật không bị kháng nghị hoặc không liên quan đến việc xem xét nội dung kháng nghị, nếu phần quyết định đó xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, lợi ích của người thứ ba không phải là đương sự trong vụ án”. Tuy nhiên, cần phải viện dẫn quy định pháp luật có liên quan đến kết luận phần quyết định của bản án, quyết định đã “xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, lợi ích của người thứ ba….

Khi trình bày, phát biểu ý kiến của KSV tại phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm thì phải theo quy định tại Điều 51 Quy chế 364. Đề xuất ý kiến giải quyết vụ án giám đốc thẩm, tái thẩm có kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao thì căn cứ vào Điều 343 BLTTDS năm 2015.

2.2.3. Sau phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm

Sau khi kết thúc phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm, KSV báo cáo kết quả xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm và kiểm sát quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy định tại Điều 52 và Điều 53 Quy chế 364.

Kiểm sát viên hoàn thiện văn bản phát biểu tại phiên tòa và gửi cho TAND cấp cao.

Báo cáo bằng văn bản kết quả xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm

Thông báo bằng văn bản kết quả xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm cho Viện kiểm sát cùng cấp với Tòa án đã ra bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm.

54

Cuối cùng là theo dõi việc gửi Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của TAND cấp cao – Tòa án cấp giám đốc thẩm, tái thẩm đến các chủ thể có liên quan.

Nhƣ vậy, hoạt động của KSV khi kiểm sát xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm vụ án dân sự là một trong các hoạt động để thực hiện chức năng kiểm sát các hoạt động tƣ pháp của ngành, cùng với Tòa án đảm bảo cho việc giải quyết các vụ án dân sự nhanh chóng kịp thời và đúng pháp luật.

2.3. Viện trƣởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đối với bản án, quyết định dân sự sơ thẩm chƣa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp sơ thẩm

Một phần của tài liệu Nhiệm vụ, quyền hạn của viện kiểm sát nhân dân (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)