Lý thuyết về tam giác gian lận

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA YẾU TỐ CƠ HỘI TỚI KHẢ NĂNG GIAN LẬN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (Trang 31 - 32)

Tam giác gian lận là công trình nghiên cứu của Donald R.Cressey (1919 – 1987). Có thể nói rằng công trình nghiên cứu của Donald R.Cressey (1953) về “Tam giác gian lận” được xem là nền tảng giải thích gian lận BCTC, xét trên khía cạnh hành vi, đồng thời được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng làm nền tảng cho những nghiên cứu sau này. Thông qua việc khảo sát khoảng 200 tội phạm kinh tế, Donald R.Cressey đã tập trung phân tích gian lận dưới góc độ tham ô và biển thủ, nhằm tìm ra nguyên nhân dẫn đến các hành vi vi phạm pháp luật. Ông đã đưa ra mô hình tam giác gian lận (Fraud Triangle) để trình bày các nhân tố dẫn đến các hành vi gian lận.

Lý thuyết nhân tố rủi ro gian lận của Cressey (1953) kết luận rằng các hành động gian lận có ba đặc điểm chung. Đầu tiên, người thực hiện hành vi gian lận có cơ hội thực hiện hành vi, thường là do các thiếu các biện pháp kiểm soát hoặc kiểm soát không hiệu quả. Thứ hai, có áp lực hoặc động cơ để thực hiện hành vi gian lận. Cuối cùng, những người liên quan có khả năng hợp lý hóa rằng hành vi gian lận là chính đáng và phù hợp. Chuẩn mực Kiểm toán AU-C 240 cũng đã cung cấp khuôn khổ của nghiên cứu theo ba mặt của tam giác gian lận bao gồm cơ hội, áp lực và hợp lý hóa.

Áp lực có thể đến từ việc phải hoàn thành các chỉ tiêu phân tích, duy trì xu hướng hoặc chịu áp lực kết quả từ ban điều hành cũng như những khó khăn về tài chính và kinh doanh. Những áp lực này đã tạo nên động cơ gian lận BCTC để làm giảm đi áp lực cho cá nhân và tổ chức. Skousen và Wright (2008) nhận thấy rằng áp lực có tác động đáng kể đến gian lận báo cáo tài chính. Tăng trưởng tài sản, tăng trưởng doanh số bán hàng (Bell và cộng sự, 1991), dòng tiền hoạt động (Albretch, 2002), vòng quay các khoản phải

thu và vòng quay tổng tài sản (Albretch, 2002), đòn bẩy (Defond và Jiambalvo, 1991) và Tỷ suất sinh lời trên tài sản (Summer và Sweeney, 1998) là đại diện cho áp lực.

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA YẾU TỐ CƠ HỘI TỚI KHẢ NĂNG GIAN LẬN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)