Kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA YẾU TỐ CƠ HỘI TỚI KHẢ NĂNG GIAN LẬN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (Trang 64)

Tác giả tiến hành hồi quy Binary Logistic có điều chỉnh sai số chuẩn mạnh (Robust standard errors) trên giả định thận trọng đối với hiện tượng phương sai thay đổi. Tác giả cũng thực hiện cố định ngành và năm khi phân tích hồi quy.

Bảng 4.6. Kết quả hồi quy

Có robust Không có robust

Đặc điểm của ngành hay các hoạt động của doanh nghiệp:

RCV 0,0884* 0,0884**

(1,69) (1,99)

INT -0,04 -0,04

(-0,74) (-0,88)

Kiểm soát từ bên trong doanh nghiệp không hiệu quả:

BSIZE -0,738*** -0,738*** (-3,02) (-3,05) EXPERT -4,083*** -4,083*** (-8,45) (-9,29) BOWN 0,942*** 0,942*** (2,85) (2,91) DUAL 0,212* 0,212* (1,83) (1,81) INDE -0,0392 -0,0392 (-0,16) (-0,16) BM -0,0301 -0,0301 (-0,45) (-0,47) SSIZE 0,14 0,14 (0,31) (0,33) WOMEN -0,416 -0,416 (-1,42) (-1,42) CEOOWN -0,242 -0,242 (-0,32) (-0,33) SOWN -0,486 -0,486 (-0,26) (-0,24)

Kiểm toán độc lập bên ngoài:

BIG4 -0,18 -0,18

(-1,52) (-1,50)

Biến kiểm soát:

LEV 1,162*** 1,162*** (5,13) (5,19) CF -2,590*** -2,590*** (-6,06) (-6,18) Hiệu ứng cố định ngành Có Có Hiệu ứng cố định năm Có Có R bình phương 0,103 0,103 Số quan sát 3.191 3.191

Trong đó, “LEV là đòn bẩy tài chính, CF là dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, BSIZE là quy mô HĐQT, INDE là tỷ lệ số thành viên HĐQT độc lập, WOMEN là tỷ lệ thành viên nữ trong HĐQT, SSIZE là quy mô BKS, BIG4 là biến giả bằng 1 nếu được kiểm toán bởi công ty thuộc BIG4, BOWN là tỷ lệ sở hữu của HĐQT, CEOOWN là tỷ lệ sở hữu của Ban giám đốc, SOWN là tỷ lệ sở hữu của BKS, EXPERT là chuyên môn của HĐQT, BM là số cuộc họp của HĐQT, INT là chênh lệch khoản mục hàng tồn kho, RCV là chênh

lệch khoản mục Nợ phải thu.”

Nguồn: Kết quả hồi quy từ phần mềm Stata

Dựa trên các giả thuyết được nêu ở chương 2, tác giả sẽ trình bày và giải thích các kết quả hồi quy của mô hình. Theo đó, trong số 13 giả thuyết được đưa ra, có năm giả thuyết liên quan đến tỷ lệ chênh lệch số dư tài khoản nợ phải thu (H1), quy mô HĐQT (H3), chuyên môn của HĐQT (H5), sự kiêm nhiệm giữa Chủ tịch HĐQT và Giám đốc điều hành (H7) và tỷ lệ sở hữu của HĐQT (H10) có ý nghĩa trong mô hình. Các biến còn lại không có đủ bằng chứng thực nghiệm để chứng minh giả thuyết.

Đặc điểm của ngành hay các hoạt động của doanh nghiệp thể hiện qua sự chênh lệch khoản mục nợ phải thu

Về tỷ lệ chênh lệch số dư khoản nợ phải thu, giả thuyết cho rằng sự chênh lệch ước tính kế toán cho khoản mục nợ phải thu càng lớn thì khả năng gian lận báo cáo tài chính càng cao. Theo nguyên tắc, doanh nghiệp phải trích lập nợ phải thu khó đòi cho những khoản nợ đã quá hạn thanh toán hoặc những khoản nợ chưa đến hạn thanh toán nhưng khách hàng đã lâm vào tình trạng phá sản và không thể thanh toán các khoản nợ này. Việc trích lập những khoản nợ phải thu khó đòi cần sự đánh giá và ước tính từ Ban giám đốc, vì vậy đây là một khoản mục có khả năng gian lận rất cao trên BCTC. Ban giám đốc có thể lợi dụng khoản mục này để làm đẹp BCTC thông qua việc che giấu những khoản nợ khó đòi, giảm chi phí và tăng lợi nhuận, đồng thời cũng có thể điều chỉnh giảm lợi nhuận thông qua gia tăng khoản mục nợ phải thu khó đòi, để giành phần lợi nhuận sang những kỳ tiếp theo. Kết quả hồi quy cho thấy rằng khi có điều chỉnh sai số chuẩn mạnh (robust), có sự tương quan đồng biến giữa chênh lệch tỷ lệ số dư khoản phải thu trên doanh thu giữa 2 năm liên tiếp với hành vi gian lận BCTC với mức ý nghĩa 10% và 5% khi không điều chỉnh

sai số chuẩn mạnh (robust). Có thể nói rằng khoản mục Nợ phải thu tạo cơ hội cho nhà quản lý điều chỉnh lợi nhuận khi khoản mục này đòi hỏi sự ước tính kế toán, nếu HĐQT không có nhiều chuyên môn về Tài chính – Kế toán thì khó có thể phát hiện ra gian lận này. Điều này đúng với nghiên cứu của Loebbecke & cộng sự (1989), nghiên cứu đã quan sát được một số lượng lớn BCTC gian lận trong mẫu nghiên cứu liên quan đến nợ phải thu và hàng tồn kho. Nghiên cứu của Sihombing và cộng sự (2014) cũng chỉ ra rằng khoản mục phải thu làm tăng khả năng gian lận BCTC.

Quy mô Hội đồng quản trị

“Bài nghiên cứu kỳ vọng rằng khi quy mô của HDQT càng tăng thì có thể giảm khả năng gian lận BCTC của các công ty niêm yết. Kỳ vọng này xuất phát từ lý thuyết đại diện - HĐQT được xác lập nhằm thực hiện nhiệm vụ giám sát và theo dõi hoạt động của người quản lý nhằm bảo vệ lợi ích của cổ đông. Từ đó, có thể cho rằng khi số lượng thành viên trong HĐQT càng lớn thì mức độ cảnh giác với các vấn đề trong doanh nghiệp càng cao vì khi đó HĐQT có nhiều thành viên có kinh nghiệm hơn để theo dõi cũng như kiểm tra các hoạt động của nhà quản lý. Bên cạnh đó, việc có một HDQT với quy mô lớn có thể đa dạng hoá những ý kiến, quan điểm và ý tưởng để đưa ra những quyết định hợp lý nhất cho doanh nghiệp. Điều này phù hợp với nghiên cứu của Klein (2002), Pfeffer (1972), khi nhận định rằng quy mô lớn cho phép hội đồng quản trị công ty tiếp cận với nhiều thông tin liên quan và nâng cao chất lượng của HĐQT trong việc giám sát. Bên cạnh đó, một HĐQT có quy mô lớn sẽ có nhiều thành viên với những chuyên môn, nền tảng, kinh nghiệm khác nhau có thể hạn chế được gian lận xảy ra từ phía nhà quản lý hay từ chính thành viên HĐQT khi họ sẽ tăng cường giám sát hiệu quả hơn. Đồng thời các nghiên cứu của Peasnell và cộng sự, (2000), Chtourou và cộng sự (2001), Xie và cộng sự, (2003), Yu (2008) cho rằng việc có một HDQT với quy mô lớn nâng cao sự minh bạch cũng như chất lượng thông tin kế toán. Thêm vào đó, từ kết quả hồi quy có thực hiện robust và không có robust đều có thể thấy mối quan hệ giữa quy mô HĐQT và gian lận BCTC có mức ý nghĩa 1% trong mô hình, giải thích rằng có ý nghĩa thống kê cao và có bằng chứng thực nghiệm chứng minh cho nhận định này.”

Về giả thuyết sự kiêm nhiệm giữa Chủ tịch HĐQT và Giám đốc điều hành, bài nghiên cứu kỳ vọng rằng khi xuất hiện sự kiêm nhiệm này trong doanh nghiệp thì sẽ gia tăng khả năng gian lận trên BCTC. Có thể thấy, Tổng giám đốc (Giám đốc) là người có vai trò trung tâm, trực tiếp điều hành, quản lý công ty còn HĐQT dưới sự dẫn dắt của Chủ tịch HĐQT lại có vai trò đôn đốc, giám sát, đánh giá các hoạt động của Ban điều hành. Chính vì vậy nếu thực hiện kiêm nhiệm, người kiêm nhiệm hai vị trí có thể tự đưa ra và phê duyệt các chính sách, chiến lược. Khi đó hoạt động giám sát, đánh giá chỉ còn mang tính hình thức, không phản ánh thực tế và theo kịp tình hình của công ty. Khi Giám đốc điều hành đồng thời là Chủ tịch HĐQT thực hiện gian lận BCTC, điều này sẽ dễ dàng hơn khi không có ai thực hiện nhiệm vụ giám sát tính minh bạch của BCTC. Đồng thời, việc một người kiêm nhiệm hai vị trí quan trọng trong công ty có thể ảnh hưởng đến hiệu suất và hiệu quả công việc, dẫn đến việc Chủ tịch HĐQT có thể bỏ sót những gian lận hoặc thực hiện kiểm soát không đủ chặt chẽ, gia tăng nguy cơ gian lận BCTC. Bên cạnh đó, sự kiêm nhiệm này gia tăng cơ hội thực hiện gian lận, gian lận này có thể đến từ chính Chủ tịch HĐQT – đồng thời là Giám đốc điều hành để tạo ra lợi ích cho cá nhân, hoặc cố tình che dấu sai sót để giữ vững được uy tín của mình. Kết quả hồi quy cho thấy rằng có sự tương quan giữa biến phụ thuộc này với khả năng gian lận ở mức ý nghĩa 10% cho cả hai mô hình. Điều này phù hợp với nghiên cứu của Loebbecke và cộng sự (1989), Beasley (1996), Beasley và cộng sự (1999), Abbott và cộng sự.(2000) và Dunn (2004) khi cho rằng việc kiêm nhiệm sẽ chi phối đến những quyết định được đưa ra và giảm sự hiệu quả trong việc giám sát Ban quản lý của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính.

Chuyên môn của Hội đồng quản trị

“Giả thuyết kỳ vọng rằng trình độ học vấn của hội đồng quản trị tác động sẽ có ngược chiều với hành vi gian lận BCTC. Điều này là phù hợp với thực tế, vì những người có trình độ học vấn càng cao sẽ có nhiều khả năng phát hiện ra được những bất ổn trên BCTC và từ đó họ sẽ đưa ra những biện pháp khắc phục phù hợp trong việc ngăn chặn gian lận BCTC.” Theo lý thuyết phụ thuộc nguồn lực, lý thuyết này tập trung vào vai trò của chủ tịch HĐQT trong việc cung cấp cách tiếp cận với những nguồn lực cần thiết cho công ty. Sự cung cấp nguồn lực tăng cường chức năng tổ chức, hiệu quả hoạt động và sự sống còn

của công ty. Mục tiêu nâng cao chất lượng BCTC và giảm khả năng gian lận có liên quan đến việc thành viên HĐQT có chuyên môn về Tài chính, kế toán có thể giúp cho HĐQT nói chung phát hiện ra những nghi vấn trên BCTC được trình bày bởi ban quản lý. Ngoài ra, việc thành viên HĐQT có thành viên có chuyên môn sẽ làm cho những nhà quản lý cấp dưới không dám thực hiện gian lận vì sẽ gia tăng khả năng bị phát hiện bởi những người có chuyên môn. Kết quả hồi quy cho thấy sự tương quan ngược chiều giữa chuyên môn HDQT với khả năng gian lận BCTC ở mức ý nghĩa 1%. Kết quả này cho thấy rằng chuyên môn của HĐQT ảnh hưởng rất lớn đến khả năng gian lận BCTC của các doanh nghiệp niêm yết. Điều này phù hợp với nghiên cứu Chtourou và cộng sự (2001), Abbott và cộng sự (2004), Bédard và cộng sự (2004) cũng như nghiên cứu ở Việt Nam là Nguyễn Tiến Hùng và cộng sự (2018).

Tỷ lệ sở hữu của Hội đồng quản trị

Bài nghiên cứu kỳ vọng rằng tỷ lệ sở hữu của HĐQT càng cao sẽ tăng khả năng gian lận báo cáo tài chính. Lý thuyết đại diện được phát triển bởi Jensen và Meckling (1976) cho rằng khi có sự tách biệt giữa quyền sở hữu với việc quản lý sử dụng nguồn lực dẫn đến vấn đề người quản lý có thể hành động theo lợi ích riêng của họ nhiều hơn so với lợi ích của chủ sở hữu. Vì vậy, HĐQT sẽ là những người thực hiện việc giám sát Ban quản lý để bảo vệ lợi ích của cổ đông. “Tuy nhiên, khi HĐQT nắm giữ cổ phiếu của công ty thì có khả năng sẽ làm giảm tính độc lập của họ khi đưa ra những quyết định. Các thành viên HĐQT sẽ có những động cơ cá nhân để thúc đẩy giá cổ phiếu cũng như hiệu quả hoạt động của công ty trong ngắn hạn, thay vì hướng đến những mục tiêu phát triển một cách dài hạn. Trong trường hợp này, các giám đốc có nhiều khả năng ủng hộ các hành vi của quản lý, bao gồm các hành vi gian lận để làm đẹp BCTC, tạo ra một tín hiệu tốt đối với các nhà đầu tư để tăng giá cổ phiếu, tạo ra thu nhập cao hơn đối với những cổ phiếu mà họ nắm giữ. Từ đó, có thể tạo ra cơ hội để các nhà quản lý thực hiện các hành vi gian lận. Kết quả hồi quy cho thấy sự tương quan giữa tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của các thành viên HĐQT với khả năng gian lận ở mức ý nghĩa 1%. Điều này phù hợp với các nghiên cứu của Magilke và cộng sự (2009), Pergola và cộng sự (2011).”

Bên cạnh đó, một số biến phụ thuộc trong bài có tương quan với gian lận với mức ý nghĩa lớn hơn 10%. Cụ thể, tỷ lệ thành viên HĐQT càng cao thì khả năng gian lận BCTC càng thấp, điều này là hợp lý bởi vì những thành viên HĐQT độc lập sẽ không phải chịu áp lực để làm đẹp BCTC như là những thành viên kiêm nhiệm. Bên cạnh đó, số lượng buổi họp HĐQT càng nhiều thì giảm khả năng gian lận BCTC, điều này có thể được lý giải qua việc số lượng buổi họp tăng thì tần suất họp sẽ tăng lên, HĐQT sẽ có nhiều cơ hội để bàn bạc cũng như giải quyết những nghi vấn trong BCTC một cách kịp thời, đảm bảo BCTC được phát hành minh bạch hơn. Ngoài ra, tỷ lệ thành viên nữ trong HĐQT càng tăng thì gian lận BCTC sẽ giảm. Có thể nói rằng các thành viên nữ HĐQT được cho là sẽ cẩn trọng hơn khi kiểm tra, đánh giá, giám sát Ban giám đốc, cũng như thận trọng hơn khi kiểm tra tính minh bạch của BCTC, từ đó họ sẽ dễ dàng phát hiện ra các gian lận trên BCTC một cách kịp thời nhất. Tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của Ban giám đốc càng nhiều thì gian lận BCTC sẽ giảm, điều này có thể được lý giải bởi vì khi Ban giám đốc nắm giữ cổ phiếu, họ sẽ được coi là một cổ đông của công ty, từ đó tình trạng gian lận sẽ có xu hướng giảm đi vì họ sẽ quan tâm đến tình hình phát triển dài hạn của công ty hơn là trong ngắn hạn. Tương tự, tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của BKS càng nhiều thì gian lận BCTC cũng sẽ giảm, điều này có thể được giải thích là do BKS sẽ có xu hướng giám sát một cách hiệu quả hơn để đảm bảo tình hình phát triển của công ty trong dài hạn, từ đó có thể hạn chế được gian lận BCTC. Cuối cùng, nếu được kiểm toán bởi công ty thuộc BIG4 thì khả năng gian lận BCTC sẽ giảm, điều này là bởi vì khi được kiểm toán bởi BIG4, các nhà quản lý sẽ ít thực hiện gian lận BCTC hơn vì nguy cơ sẽ bị phát hiện, từ đó ảnh hưởng đến uy tín của mình, cơ hội gian lận BCTC sẽ giảm đi. Tuy nhiên, những mối tương quan giữa biến phụ thuộc với gian lận BCTC không có bằng chứng thực nghiệm trong bài nghiên cứu của tác giả, vì vậy tác giả sẽ không đi sâu nghiên cứu vào những biến này.

Biến kiểm soát - Đòn bẩy tài chính

Đối với biến đòn bẩy tài chính (LEV), kết quả hồi quy có thấy có tác động cùng chiều của đòn bẩy tài chính với khả năng gian lận BCTC với mức ý nghĩa 1%. Điều này có nghĩa là khi công ty có đòn bẩy tài chính càng lớn thì khả năng gian lận BCTC càng cao. Có thể cho rằng, khi công ty có đòn bẩy tài chính càng lớn, công ty sẽ phải chịu áp lực

phải hoàn trả các khoản gốc và lãi nên nhà quản lý đã thực hiện hành vi gian lận để tạo ra khoản lợi nhuận tốt, tạo ra tín hiệu tốt đến các nhà đầu tư về sự phát triển ổn định của công ty. Đồng thời, khi doanh nghiệp duy trì khoản nợ lớn, sẽ tồn tại nhiều áp lực duy trì mức lợi nhuận mà chủ nợ mong muốn để được tiếp tục các hợp đồng vay nợ. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Vermeer (2003) và Press (1990), khi đối mặt với việc vi phạm các giao ước nợ, các nhà quản lý có nhiều khả năng gian lận dựa vào các khoản dồn tích. Hơn nữa, mức nợ có liên quan đến các khoản tích lũy tùy ý tăng thu nhập (DeAngelo và cộng sự (1994); DeFond và cộng sự, 1991).

Biến kiểm soát - Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh

“Đối với biến Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh (CF), kết quả hồi quy cho thấy rằng dòng tiền từ hoạt động kinh doanh càng lớn sẽ làm giảm khả năng gian lận BCTC với mức ý nghĩa 1%. Khi tỷ lệ dòng tiền từ hoạt động kinh doanh trên tổng tài sản của doanh nghiệp thấp, hoặc thậm chí bị âm, điều này chứng tỏ rằng thu nhập của công ty phần lớn được thể hiện thông qua các giao dịch bán chịu và thậm chí đang gặp phải các vấn đề về tính thanh khoản khi không có đủ tiền để chi trả cho những hoạt động hàng ngày như trả lương cho

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA YẾU TỐ CƠ HỘI TỚI KHẢ NĂNG GIAN LẬN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)