Đối với nhà nước:

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA YẾU TỐ CƠ HỘI TỚI KHẢ NĂNG GIAN LẬN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (Trang 74 - 76)

Hoàn thiện khung pháp lý về quản trị công ty: Cùng với sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán Việt Nam, khung pháp lý về QTCT đại chúng đã được hình thành và đang từng bước hoàn thiện. Cụ thể Luật Doanh nghiệp năm 2005 (LDN

2005) đã thiết lập cơ sở pháp lý và những nguyên tắc nền tảng cho hoạt động QTCT tại Việt Nam nói chung, nghị định 102/2010/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp được Chính phủ ban hành ngày 01/10/2010. Bên cạnh đó, Luật Chứng khoán năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán năm 2010 cũng đã có những quy định liên quan đến quản trị các công ty niêm yết trên TTCK đồng thời Quy chế về QTCT được ban hành năm 2007 đã đưa ra những quy định về quản trị doanh nghiệp cho các công ty. Tuy nhiên, những quy chế được ban hành chưa thực sự thống nhất và đồng bộ, cũng như chưa thực sự phù hợp với tình hình phát triển của TTCK Việt Nam như hiện nay. Ví dụ như các quy định về HĐQT chưa thực sự đảm bảo tính độc lập, khách quan và hạn chế tư lợi để bảo vệ quyền lợi của cổ đông một cách tối ưu nhất. Vì vậy, cần có bộ luật rõ ràng hơn về quy chế quản trị công ty áp dụng cho các loại hình doanh nghiệp để bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan đến doanh nghiệp, cũng như chính các thành viên trong doanh nghiệp.

Cần nâng cao các biện pháp chế tài liên quan đến mức độ chênh lệch BCTC trước và sau kiểm toán, cũng như xử phạt các hành vi gian lận BCTC: Thông tư 155/2015/TT-BTC quy định “công ty niêm yết phải công bố báo cáo tài chính theo các quý và theo năm”. “Việc doanh nghiệp có thể cung cấp thêm thông tin liên quan đến tình hình tài chính, tình hình kinh doanh từng tháng hoặc ngắn hơn, thu hút được nhiều sự quan tâm của nhiều đối tượng, bao gồm cả nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tuy nhiên, điều khó có thể đo lường được mức độ tin cậy của những báo cáo này. Nhiều công ty cung cấp BCTC lãi trước kiểm toán, sau kiểm toán chuyển thành lỗ nặng hoặc BCTC lỗ trước khi kiểm toán nhưng sau khi kiểm toán thành lãi. Mức độ chênh lệch giữa trước và sau kiểm toán ngày càng nhiều, ảnh hưởng đến tính minh bạch của BCTC trên TTCK. Việc không có quy định cụ thể xử phạt chế tài tình trạng này có thể dẫn đến hành vi gian lận BCTC cho mục đích cá nhân.”

Hoàn thiện hệ thống pháp lý về kế toán, kiểm toán, công bố thông tin theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Luật kế toán số 88/2015/QH13 và chế độ kế toán doanh nghiệp theo thông tư 200/2014/TTBTC đã được ban hành để hướng dẫn các nghiệp vụ kế toán. Các chuẩn mực kế toán và kiểm toán Việt Nam cũng đã được ban hành để giúp các công

ty trình bày BCTC một cách minh bạch nhất. “Tuy nhiên, luật kế toán và Chế độ kế toán thay đổi cho phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam nhưng hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam chưa được sửa đổi đồng bộ. Khi có sự khác biệt trong hệ thống pháp luật tham chiếu thì doanh nghiệp có thể lựa chọn chính sách, phương pháp có lợi cho doanh nghiệp nhất.” Từ đó tạo ra kẽ hở cho các hành vi gian lận BCTC. Vì vậy cần hoàn thiện khung pháp lý về hệ thống kế toán kiểm toán, đồng thời đẩy mạnh các hoạt động thanh tra, kiểm tra và giám sát hoạt động của các doanh nghiệp để nâng cao chất lượng BCTC. Cùng với đó, cần yêu cầu doanh nghiệp khi giải trình về BCTC cần đưa ra những thông tin minh bạch, rõ ràng về các vấn đề tiềm ẩn yếu tố gian lận, dẫn tới rủi ro cho nhà đầu tư.

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA YẾU TỐ CƠ HỘI TỚI KHẢ NĂNG GIAN LẬN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)