Vai trò giới trong gia đình Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Giáo trình Gia đình và giáo dục gia đình (Trang 27 - 28)

III. NHỮNG BIẾN ĐỔI GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 1.1 Những yếu tố cơ bản tác động đến gia đình Việt Nam hiện nay

1.4. Vai trò giới trong gia đình Việt Nam hiện nay

Vai trò giới là những công việc cụ thể mà phụ nữ và nam giới thực tế đang làm. Đó là vai trò sản xuất, vai trò tái sản xuất và vai trò cộng đồng. Việc thực hiện các vai trò này là khác nhau ở phụ nữ và nam giới Phụ nữ thường thực hiện cùng một lúc nhiều vai trò trong khi nam giới thường tập trung vào vai trò sản xuất. Phụ nữ thường là người làm phần lớn các công việc tái sản xuất, họ cũng làm nhiều loại công việc cộng đồng. Phụ nữ và nam giới ngay cả khi cùng làm một loại công việc vẫn thực hiện theo các cách khác nhau. Nam giới thường là người lãnh đạo, ra quyết định, trong khi phụ nữ thường là người thừa hành công việc.

Vai trò giới truyền thống trong gia đình Việt Nam là người chồng giữ vai trò trụ cột về kinh tế, còn người vợ làm nội trợ, chăm sóc con cái và phụ thuộc hoàn toàn vào

27

người chồng. Từ một sổ nghiên cứu về giới và gia đình ở Việt Nam trong thời gian qua, có thể thấy, phụ nữ vần là người làm chính các công việc trong gia đình.Ví dụ: người vợ đảm nhiệm 77,9% việc nấu nướng; 86,9% việc mua bán; 77,6% giặt giũ quần áo, trong khi đó tỷ lệ này ở các ông chồng là 2,1%; 2,3% và 1,9% (*) . Người ta cho rằng đây là sự phân công lao động theo giới nhưng từ góc độ giới có thể thấy sự phân công lao động này là sự áp bức phụ nữ ở các mức độ khác nhau, và là biểu hiện bất bình đẳng nhất giữa nam và nữ. Nấu ăn, độ chợ, giặt đồ chăm sóc người già, trẻ em ... tuy là những việc tiêu tốn rất nhiều thời gian và công sức của người vợ nhưng lại không được gia đình và xã hội đánh giá đúng mức. Theo cách nghĩ truyền thống về vai trò của người phụ nữ trong' gia đình thì đây là thiên chức, là bổn phận của người phụ nữ. Tuy nhiên trong điều kiện đổi mới và hội nhập hiện nay, phụ nữ đã có nhiều cơ hội để thoát ra khỏi bốn bức tường gia đình, tham gia các hoạt động sản xuất, thực hiện nam nữ bình đẳng và khẳng định ví trí quan trọng của mình trong phát triển kinh tế đất nước. Số liệu năm 2002 cho thấy lao động nữ chiếm hơn 71% hoạt động thương nghiệp; 7l% giáo dục đào tạo; 68% y tế; 53% công nghiệp chế biến; 54% ngân hàng... So với các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam là nước đứng thứ hai về tỷ lệ nữ đại biểu quốc hội và ngày càng có nhiều phụ nữ thành đạt trên các lĩnh vực văn hóa, thương mại khoa học ... Bằng việc tham gia vào quá trình sản xuất, phụ nữ đã chia sẻ vai trò trụ cột kinh tế với chồng. Có 88,3% số người vợ được hỏi cho rằng thu nhập của họ quan trọng đối với gia đình; 44,5% người và có thu nhập cao hơn chồng và 34,0% người vợ cho biết chồng có thu nhập cao hơn (*). Rõ ràng, phụ nữ Việt Nam không chỉ xuất sắc trong các hoạt động giữ nước và dựng nước trong lịch sử, mà còn rất giỏi trong các hoạt động kinh tế hiện nay. Như vậy có thể nói, sự chuyển đổi từ xã hội nông nghiệp sang xã hội công nghiệp, với sự hỗ trợ của các chính sách phát triển kinh tế, xã hội, các sắc luật liên quan đến gia đình đã tạo nên sự biến đổi vai trò giới cả trong gia đình và ngoài xã hội của người phụ nữ. Sự thay đổi này chỉ có thể thực hiện khi địa vị kinh tế của người phụ nữ được khẳng định. Tuy nhiên, điều đó cũng đặt thêm lên đôi vai của họ một gánh nặng và hạn chế hơn nữa thời gian nghỉ ngơi cũng như sự thụ hưởng các lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần từ các thành quả của sự đổi mới. Mặt khác, để thích ứng, để không bị đào thải khỏi vị trí xã hội hiện có, người phụ nữ luôn phải phấn đấu trong công việc và điều này dần dần tách người phụ nữ ra khỏi gia đình.

Một phần của tài liệu Giáo trình Gia đình và giáo dục gia đình (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)