III. NHỮNG PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC CƠ BẢN TRONG GIA ĐÌNH 1 Vai trò của phương pháp giáo dục trong gia đình
1.2. Nền tảng vững chắc của mọi phương pháp giáo dục gia đình là sự gương mẫu của cha mẹ
mẫu của cha mẹ
- Muốn giáo dục cho con ngoan, hình thành và phát triển những yếu tố nhân cách đẹp để trở thành người công dân chân chính tương lai, các bậc cha mẹ nhất thiết phải gương mẫu hoàn thành các vai trò của mình đối với gia đình và xã hội để cho con cái bắt chước làm theo.
+ Sự gương mẫu của cha mẹ và người lớn trong gia đình phải thể hiện ngay trong lời ăn tiếng nói, cử chỉ, hành động, cách ứng xử với mọi người từ trong gia đình cho đến ngoài xã hội theo một chuẩn mực đạo đức nhất định là nhân ái, công bằng, làm tròn trách nhiệm và nghĩa vụ công dân.
+ Sự gương mẫu đó của cha mẹ trong nếp sống hàng ngày đã trực tiếp tác động đến nhận thức, tình cảm và niềm tin của trẻ. Có thể không cần giảng giải, thuyết minh nhiều lần như Khổng Tử đã nói với học trò “Trời có nói gì đâu, bốn mùa vẫn vận
49
chuyển, trăm vật vẫn sinh hoá”, bằng nhân cách tốt đẹp của mình toả sáng đến học sinh “như mặt trời, mặt trăng không ai che nổi”.
+ Sự gương mẫu của cha mẹ là cơ sở tạo nên uy tín làm tăng thêm lòng kính trọng, thương yêu, tin cậy, tự giác theo những điều cha mẹ dạy bảo, khuyên nhủ.
+ Khi con còn ở tuổi ấu thơ, việc gương mẫu của cha mẹ có tác dụng như những động tác mẫu mực để con bắt chước, không cần phải giải thích, phân tích lý thuyết dài dòng.
+ Ở tuổi thanh thiếu niên, vai trò gương mẫu của cha mẹ còn có ý nghĩa quan trọng hơn nhiều. Bởi vì ở tuổi này không những các em đã được tiếp nhận một vốn tri thức nhất định để phân tích, so sánh, nhận xét các hiện tượng trong gia đình và xã hội mà nhà trường, đoàn thể còn giáo dục cho các em những quy tắc, chuẩn mực đạo đức cần thiết. Do đó nếu như trước đây trong đôi mắt của trẻ thơ, các em bắt chước tất cả những hành vi của cha mẹ thì giờ đây các em có thể phân biệt, đánh giá được cái đúng, cái sai, cái tốt, cái xấu. Nếu cha mẹ làm những điều sai, điều xấu thì không những uy tín của họ đối với con cái bị giảm sút mà sự kính trọng, niềm tin cũng bị sứt mẻ. Quan hệ giữa cha mẹ và con cái lúc này khó có sự bình đẳng về nhân cách.
- Vấn đề gương mẫu của cha mẹ có ý nghĩa vô cùng to lớn trong giáo dục gia đình được coi như một chân lý giản dị, sáng rõ như ban ngày như đã khẳng định “Không gì có thể tác dụng lên tâm hồn non nớt của trẻ mạnh hơn quyền lực của sự làm gương, còn giữa muôn vàn tấm gương thì không có gì gây ấn tượng sâu sắc và bền chặt bằng sự mẫu mực của cha mẹ” (N.I.Nôvicốp).
- Tuy nhiên trong đời sống thực tế, có những bậc cha mẹ rất gương mẫu, xứng đáng là một người công dân chân chính, nhưng giáo dục gia đình lại thất bại, thậm chí con cái rất hư đốn. Điều đó cần xem xét lại các phương pháp giáo dục của gia đình và các quan hệ xấu của bạn bè, tác động tiêu cực trong môi trường tự phát của xã hội. Ngược lại, cũng có những bậc cha mẹ thiếu đạo đức nhân cách, vậy mà con cái của họ vẫn trở thành người tốt. Điều đó chắc chắn đã có một sự đóng góp tích cực của giáo dục nhà trường và đoàn thể và khả năng tự giáo dục của cá nhân ở vào một độ tuổi nhất định. Bởi vì các em vừa là khách thể, đồng thời cũng là chủ thể của quá trình giáo dục, có thể phát huy việc tự giáo dục để quyết định sự hình thành và phát triển nhân cách của mình. Từ kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn, cha ông ta đã khẳng định “Thượng bất chính thì hạ tắc loạn”.
“Bề trên ở chẳng chính ngôi Để cho kẻ dưới nói năng hỗn hào”
Để giáo dục trong gia đình có kết quả, các bậc cha mẹ phải luôn mẫu mực, luôn nêu tấm gương sáng cho con cái bắt chước.
Họ sẽ là những người có uy tín, được con cái tin yêu mến phục, những lời khuyên bảo của họ được con cái dễ dàng chấp nhận như những bài học cần thiết hữu ích của cuộc đời.
50