- Hành vi ngôn ngữ: Khi giao tiếp với trẻ cần chú ý chuẩn tiếng Việt, trong sáng rõ
2. Giáo dục con khi trong độ tuổi đi học
2.1. Phương pháp giáo dục con tuổi nhi đồng tuổi học sinh Tiểu học ( 6-11 tuổi) 1 Những nội dung cần giáo dục
2.1.1. Những nội dung cần giáo dục
Giáo dục gia đình cần hướng vào các nội dung giáo dục nhà trường để giúp trẻ dễ dàng hòa nhập với các hoạt động ở trường tiều học
* Giáo dục đạo đức: giáo dục trẻ làm các việc tốt, việc thiện như giúp ông bà cha
mẹ làm các việc gia đình chăm sóc bố mẹ ông bà lúc ốm đau...giúp đỡ trẻ bé hơn mình như nâng bé ngã, biết nhường nhịn đồ chơi, biết dỗ em, biết an ủi động viên bạn khi bạn gặp điều buồn
Nếu trẻ có hành vi không quan tâm đến người khác độc ác tàn nhẫn, đánh bạn cần phải ngăn chặn ngay, cần giải thích rõ cho trẻ biết vì sao con không được đánh bạn, không được trêu trọc các bạn gái,...
Nếu trẻ có hành vi tốt thì cần khích lệ động viên, khen ngợi trẻ. Nếu trẻ có hành vi tàn nhẫn đối với con chó, mèo...đây là những dấu hiệu đầu tiên về sự độc ác thì cần ngăn chặn những hành vi đó của trẻ. Yêu quý động vật là bài học đầu tiên về lòng lương thiện mà rất nhiều trẻ con cần được học.
* Giáo dục trí tuệ: giáo dục trí tuệ trong gia đình chủ yếu tập trung vào việc trả lời
các câu hỏi của trẻ về các vấn đề liên quan đến học tập đến quan hệ bạn bè nhận thức ...Cha mẹ luôn tìm mọi cách để trả lời các câu hỏi của con một cách nghiêm túc. Nếu không biết thì mua sách vở tìm kiếm thông tin để trả lời cho trẻ. Không được trả lời tùy tiện trả lời cho qua chuyện. Giúp đỡ con học tập tuyệt đối không được làm thay con mà chỉ gợi ý cho trẻ tự làm bài học bài,...
* Giáo dục thẩm mĩ: Gia đình cần tạo cơ hội điều kiện cho trẻ hành động tạo ra cái
đẹp như trồng hoa, cây cảnh, biết trang trí lọ hoa, biết sắp xếp đồ đạc sách vở gọn gàng ngăn nắp, đẹp đẽ, hài hòa cân đối trong phòng khách, phòng ngủ...
* Giáo dục thể chất: Cần các thực phẩm dinh dưỡng đảm bảo đủ dưỡng chất; cho
trẻ ăn thêm các loại thức ăn bổ dưỡng nhất là những lúc trẻ học ôn thi kiểm tra, học kì như hoa quả tươi, đạm động vật... Cho trẻ vận động như đi bộ, đi xe đạp, đá bóng vận động chạy nhảy... để thư giãn đồng thời giúp trẻ phát triển thể chất. Ngoài ra cần cho trẻ vận động các thao tác tay rèn kĩ năng viết
* Cái gì trong trường không dạy thì ở nhà cần giáo dục.
Tiếp tục xây dựng những thói quen và hành vi tốt cho trẻ: như thói quen đúng hẹn, đúng giờ, giờ nào việc nấy, thói quen đi hỏi về chào, thói quen trung thực thật thà, thói quen ngăn nắp, gòn gàng, thói quen vệ sinh sạch sẽ.
73
- Thói quen tôn trọng mọi người, thói quen làm gì cũng chú ý hậu quả của nó. Thói quen giúp đỡ mọi người, thói quen kính già yêu trẻ, gọi dạ bảo vâng
- Thói quen phục vụ bản thân, thói quen độc lập, tự chủ, tự kiềm chế nhu cầu, thói quen giữ gìn và bảo vệ đồ dùng cá nhân
- Thói quen bảo vệ môi trường,....
* Giáo dục trẻ biết lựa chọn và hợp tác với bạn bè
Khi đến lớp học trẻ đi cùng bạn, chơi cùng bạn, ngồi học cùng bạn ...vậy trẻ phải học cách giao tiếp hợp tác với bạn
- Phải dạy trẻ biết khiêm nhường yêu quý bạn bè, tôn trọng bạn không được nghĩ xấu hoặc có hành động thù địch với bạn
- Tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ giao lưu học hỏi bạn bè trong các ngày sinh nhật bản thân và bạn bè, lễ hội ở trường, khu phố, nhà ...
- Đặt các mục tiêu cho con là có bạn thân, bạn thân sẽ giúp trẻ những gì mà trẻ khiếm khuyết, sẽ là động lực cho trẻ vươn lên là niềm vui cho trẻ lúc thành công
- Bản thân cha mẹ cũng là tấm gương hợp tác với trẻ giúp trẻ học được cách hợp tác
* Giáo dục trẻ biết sử dụng đồng tiền: Xã hội thời mở cửa thời hội nhập có quá
nhiều thứ hấp dẫn trẻ em tiểu học: siêu nhân, đồ chơi đẹp, chát, internet, quần áo, giầy dép, mũ, nón...Lớp học bạn bè, sinh nhật lễ hội chỗ nào cũng đòi hỏi đóng góp đòi hỏi chi tiêu, phải có tiền trẻ nhi đồng chưa kiếm được tiền, phần lớn các chi tiêu đều phải xin cha mẹ. Do vậy cha mẹ cần giáo dục cho trẻ nhận biết được:
- Tiền ở đâu ra? Bằng mồ hôi nước mắt, bằng sự lao động cần cù, chăm chỉ vất vả của bố mẹ mới có được đồng tiền
- Tiền dùng vào những việc gì? phải cho trẻ biết kiếm được đồng tiền là rất khó khăn, cuộc sống phải chi tiêu nhiều thứ: ăn, mặc, thuốc men, mua sắm các đồ dùng dụng cụ cần thiết cho gia đình, học hành, nuôi con, ...
- Vậy phải tiết kiệm tiền chi tiêu để mọi hoạt động của gia đình ổn định và phát triển Từ đó giáo dục trẻ biết quý trọng sức lao động của cha mẹ, biết yêu thương kính trọng người lao động, biết giữ gìn và bảo vệ các đồ dùng, dụng cụ gia đình của cá nhân biết tiết kiệm chi tiêu
* Giáo dục hành vi giới tính:
- Biết thể hiện đúng hành vi giới tình sẽ thành công trong học tập, giao tiếp, quan hệ với mọi người
- Biết thể hiện đúng hành vi giới tính sẽ thành công trong công việc vì một số nghề nghiệp xã hội đối tượng, phương tiện hoạt động dành cho nam, nữ khác nhau
- Biết thể hiện đúng hành vi giới tính dễ xây dựng được hạnh phúc gia đình sau này vì con trai cần mạnh mẽ, quyết đoán, dám nghĩ dám làm đương đầu với khó khăn thử thách...Con gái cần quan tâm đến mọi người chăm lo cho mọi người, nhường nhịn vị tha nhẹ nhàng để đem lại sự ấm cúng cho gia đình
74
* Giáo dục trẻ học tập tốt: xã hội hiện đại có nhiều con đường vào đời nhưng một
trong nhiều con đường vào đời vinh quanh được xã hội ngưỡng mộ, tôn vinh đó là bằng con đường học vấn. Trình độ học vấn nói lên mức độ giáo dục gia đình, nhà trường xã hội mà cá nhân tích cực hoạt động tiếp nhận; đòi hỏi trẻ phải nỗ lực phấn đấu trong học tập. Để giúp trẻ học tập tốt bố mẹ cần:
+ Tạo điều kiện vật chất thuận lợi cho trẻ học tập: đủ sách, vở, bút mực cặp sách đồ dùng, dụng cụ phục vụ cho học tập
+ Có góc học tập cho trẻ tạo cho trẻ một không gian học tập riêng, yên tĩnh đủ ánh sáng, tiện nghi
+ Đáp ứng các lệ phí xây dựng trường phục vụ cho học tập của trẻ
+ Dành thời gian vật chất cho trẻ em không sai khiến trẻ trong thời gian trẻ tự học ở nhà ...
+ là chỗ dựa tinh thần cho trẻ học tập
+ Khi trẻ thành công trong học tập cha mẹ khích lệ động viên kịp thời và chia sẻ niềm vui với trẻ.
+ Khi trẻ gặp thất bại trong học tập không được quát mắng xỉ nhục đay nghiến trẻ mà hết sức từ tốn khuyên nhủ trẻ
+ Tạo những co hội kích thích sự đam mê, hứng thú cho con học tập Cần hết sức chú ý các kĩ năng học tập cho trẻ
- Đọc mạch lạc rõ ràng diễn cảm
- Viết đẹp sạch, thẳng hàng, đúng nét, đúng cách - Tính toán cẩn thận chu đáo, đúng chính xác
* Giáo dục các giá trị xã hội . - Sự quyết tâm và tận tâm
+ Sự quyết tâm là biểu hiện của phẩm chất ý chí dù khó khăn gian khổ thế nào cũng hành động đến cùng để đạt được mục đích. Quyết tâm làm bài xong mới đi ngủ, quyết tâm dậy đúng giờ để đi học...Đối với trẻ nhỏ sự quyết tâm khởi đầu bằng đòi hỏi trẻ phải cố gắng mới thực hiện được hành động
+ Sự tận tâm: là biểu hiện của phẩm chất ý chí, cố gắng hết mình cho công việc không ngại khó, không sợ lâu dài, không vì bất kì lý do nào mà không hoàn thành công việc
- Sự chân thật và chính trực:
+ Khi ta nói sự thật và đối xử ngay thẳng với người xunh quanh đó là ta đã chân thật. Chân thật là nói và hành động chân thành, trung thực, nói theo những gì ta nhìn nghe, cảm nhận được. Đối lập với chân thật là dối trá
+ Chính trực là nói và hành động theo các chuẩn mực đạo đức của bản thân ta (phù hợp với chuẩn mực đạo đức của xã hội)
75
Chân thật là cơ sở của niềm tin: niềm tin là cơ sở của các mối quan hệ con người và quan hệ công việc, có tin cậy ở những người xung quanh ta mới yên tâm học tập, làm việc
Đã hứa với ai thì phải hoàn thành bằng được. Các bậc cha mẹ chú ý giáo dục cho trẻ những đức tính này. Chân thật trong hành vi ngôn ngữ, trong hành động dù có sai trái. Khi quan hệ với con người rất cần sự cư xử thẳng thắn, không loanh quanh giấu diếm. Tạo điều kiện cho trẻ bộc lộ những đức tình này trong gia đình để giáo dục.
- Sự kiên nhẫn: Là khả năng kiềm chế cảm xúc, ước muốn của mình vì sự thành
công của hoạt động. Đó là biểu hiện khả năng tự chủ hành vi của trẻ, không nôn nóng, vội vàng, bột phát,làm việc không đến nơi đến chốn. Người có tính kiên nhẫn là người biết chờ đợi có tính kiên trì, kiềm chế nhu cầu của mình để đạt được mục đích hành động
- Lòng khoan dung: khi hợp tác giao tiếp với những người xung quanh ta đối xử
với họ công bằng khiêm nhường khách quan tôn trọng, có chính kiến hành vi đức tin hay phong tục tập quán, biết chấp nhận sự khác biệt cá nhân, chủ động kiểm soát được cảm xúc của mình vì một mục tiêu cao cả nào đó
- Tính kỉ luật: là biểu hiện sự tuân theo phục tùng những quy tắc nội quy quy chế
của nhóm xã hội quy định của pháp luật ngay cả lúc cá nhân không muốn
2.1.2.Một số phương pháp giáo dục cần chú ý
Tất cả các phương pháp giáo dục trong gia đình đã nêu ở các giai đoạn trên đều được sử dụng ở giai đoạn trẻ học ở trường tiểu học. Song vì trẻ được học nhiều môn học nên trẻ đã có nhận thức đúng, sai, tốt, xấu. Do vậy giáo dục bằng lới nói thuyết phục giảng giải rất có ý nghĩa, sẽ khắc sâu trong trí nhớ trẻ. Tuy nhiên đối với trẻ 6 -11,12 tuổi thì phương pháp giáo dục bằng gương người tốt việc tốt có hiệu quả rõ nét
- Đối với trẻ tiểu học đã biết quan tâm nhận biết những khác biệt trong bạn bè của trẻ. Trẻ bắt đầu xây dựng thần tượng cho mình: học giỏi như bạn S, hát hay như bạn N, sẵn sàng giúp bạn như bạn H...Trẻ cố gắng vươn lên như các bạn mà trẻ chọn làm thần tượng phấn đấu cho mình. Các bậc cha mẹ nên giao tiếp thường xuyên với trẻ để nghe trẻ nhận xét về các bạn của mình. Theo đó cha mẹ giúp trẻ xây dựng thần tượng không xa rời thực tế, không quá khó đối với sự phấn đấu của trẻ. Thần tượng phải gần gũi phù hợp với các điều kiện có thể của gia đình. Cha mẹ thường xuyên theo dõi giúp đỡ trẻ để trẻ có thể từng bước thực hiện được những công việc hoặc đạt được thành tích trong học tập sinh hoạt theo ý tưởng các hình mẫu thần tượng mà trẻ đặt ra
- Phương pháp giáo dục này thuyết phục trẻ theo mẫu nhân cách có thật gần gũi sinh động đang tồn tại cùng không gian thời gian với trẻ, trẻ cố gắng là có thể đạt được
- Chú ý thần tượng có thể ở trong truyện kể, trong phim ảnh... Cha mẹ phải thường xuyên giao tiếp với con thì mới hiểu chính xác hình mẫu lý tưởng thần tượng mà trẻ chọn là ai theo định hướng đó mà cha mẹ giáo dục trẻ
Tóm lại trẻ từ 6 -11 tuổi sự phát triển thế chất bình lặng, ổn định, tâm lý không có khủng hoảng lớn, hoạt động học tập là hoạt động chủ đạo. Do đó cần giáo dục tốt từ gia đình để giúp trẻ có thành tích học tập tốt ngay từ bậc học phổ thông đầu tiên, giúp trẻ có
76
được hứng thú niềm vui trong học tập, niềm tin trong quan hệ người để trẻ vững bước học tiếp lên các bậc học sau.
2.2. Phương pháp giáo dục con tuổi thiếu niên - Tuổi học sinh THCS (từ 11-15 tuổi) 2.2.1. Những nội dung cần giáo dục.
* Giáo dục đạo đức: đây là giai đoạn khủng hoảng tuổi dậy thì, trẻ đòi cha mẹ tôn trọng
các sở thích, không can thiệp vào chuyện riêng của trẻ, thậm chí có trẻ còn có những yêu sách đối với cha mẹ về quan hệ bạn bè: học tập và sinh hoạt. Trẻ nhận biết những biến đổi cơ thể của mình theo chiều hướng người lớn. Thậm chí nhiều trẻ làm cho cha mẹ buồn phiền như học tập sa sút dám cãi lại cha mẹ, quan hệ bạn bè thiếu tế nhị
Mặc dầu vậy cha mẹ vẫn phải giữ vững định hướng giáo dục con tập trung vào học tập, cha mẹ chia sẻ và đồng cảm với con giúp con vươn lên, tuyệt nhiên không mắng nhiếc trẻ. Tiếp tục giáo dục bồi dưỡng tính thiện cho trẻ
Sống phải có bạn bè, có thể trang phục kiểu cách quần áo thay đổi hợp độ tuổi nhưng không được mặc các trang phục càn quấy, hở hang, khêu gợi, mặc lịch sự trang nhã về màu sắc, kiểu dáng, hành vi hành động nhất thiết phải thể hiện kính trên nhường dưới
Đạo đức thể hiện ở các chuẩn mực hành vi tôn trọng cha mẹ, thầy cô giáo, bạn bè, biết kiềm chế cảm xúc nhu cầu của mình theo những quy chế, nội quy lớp học, trường học, đúng với trách nhiệm bổn phận và nghĩa vụ của học sinh, của con người.
* Giáo dục thiếu niên trong giao tiếp hợp tác bạn bè
- Bè bạn là chỗ dựa tinh thần quan trọng ở lứa tuổi học sinh trung học cơ sở, nhiều việc thầm kín, tế nhị riêng tư trẻ trao đổi với bạn, chuyện thất bại học đường xung đột với cha mẹ...trẻ nói cho bạn biết (nhất là trẻ gái). Thậm chí trong xã hội hiện đại qua kĩ thuật vi tính trẻ kết bạn trên mạng, mất khá nhiều thời gian dành cho bạn bè
- Cha mẹ không nên ngăn cản trẻ hợp tác bè bạn, song cần hướng dẫn trẻ biết cách chọn bạn, chọn bạn không chỉ phù hợp với sở thích của mình mà còn chú ý đến những đức tính quý báu của bạn để mình học tập. Bè bạn giúp đỡ nhau học tập tu dưỡng vượt khó khăn vươn lên trong cuộc sống.
- Nếu trẻ có bạn khác giới ở lứa tuổi này cũng là bình thường trong cuộc sống hiện đại, bố mẹ không nên nghĩ xấu về quan hệ bạn bè khác giới ở trẻ, song cần giúp đỡ hướng dẫn để trẻ có quan hệ lành mạnh thân thiện có giới hạn, Bạn bè cần giúp nhau cân bằng tinh thần ổn định quan hệ với thầy cô...cha mẹ cần biết vun vén tạo những điều kiện thuận lợi cho trẻ nảy nở những tình cảm bạn bè tốt đẹp
* Giáo dục trẻ biết sử dụng đồng tiền
- Trong các giai đoạn học sinh phổ thông, tuổi dậy thì thì lứa tuổi thiếu niên thực sự cần tiêu tiền nhiều hơn giai đoạn lứa tuổi khác
- Lứa tuổi rất quan tâm đến dáng hình, kiểu quần áo, mốt thời trang cho bản thân. Lứa tuổi biết làm đẹp cho mình và cho bạn, đây là một lý do để xin tiền bố mẹ. Ngoài ra việc ăn uống, vui chơi cần tiền, mua sách vở, tài liệu học tập, học thêm, phụ đạo... phải góp tiền, có em giúp bạn bè lúc hoạn nạn cũng xin tiền bố mẹ. Có nhiều lý do xin tiền
77
chính đáng nhưng khi trình bày với bố mẹ lại ngượng ngập, khó nói sự lúng túng này