Trách nhiệm của gia đình trong giáo dục

Một phần của tài liệu Giáo trình Gia đình và giáo dục gia đình (Trang 82)

IV. KẾT HỢP GIÁO DỤC GIA ĐÌNH – NHÀ TRƯỜNG – XÃ HỘ

1. Trách nhiệm của gia đình trong giáo dục

- Gia đình là nơi con người được sinh ra, lớn lên và hình thành nhân cách của mình. Trong xã hội XHCN, gia đình được hình thành trên cơ sở nam, nữ hoàn toàn bình đẳng, tự nguyện, yêu thương, tôn trọng, có trách nhiệm cùng nhau củng cố gia đình, nuôi dạy con cái thành những công dân có ích cho xã hội.

- Giáo dục con cái trong gia đình không phải chỉ là công việc riêng tư của cha mẹ, mà còn là trách nhiệm đạo đức và nghĩa vụ công dân của những người làm cha làm mẹ. Điều 19 của Luật Hôn nhân và Gia đình đã ghi rõ “cha mẹ có nghĩa vụ thương yêu, nuôi dưỡng, giáo dục con về thể chất, trí tuệ, đạo đức… Cha mẹ phải làm gương tốt cho con về mọi mặt và phối hợp chặt chẽ với nhà trường và các tổ chức xã hội trong việc giáo dục con”.

- Gia đình và nhà trường là hai thiết chế cùng có chức năng xã hội hoá cá nhân cho con em về mặt đạo đức - tư tưởng chính trị, trí tuệ, thẩm mĩ, thể chất lao động… để họ trở thành những công dân chân chính của xã hội mới. Thể chế gia đình đã bộc lộ rõ rệt khả năng giáo dục to lớn, mạnh mẽ mà giáo dục của nhà trường khó lòng mà đảm đang, thay thế được.

+ Gắn với quan hệ máu mủ, ruột thịt và tình yêu sâu sắc của cha mẹ đối với con cái cùng tình cảm kính yêu, biết ơn của con cái đối với cha mẹ nên giáo dục gia đình mang tính xúc cảm mạnh mẽ, có khả năng cảm hoá rất lớn.

+ Giáo dục gia đình còn mang tính cá biệt rõ rệt trên cơ sở sự phát triển tâm sinh lý lửa tuổi khác nhau của trai và gái, chị em, anh em trong gia đình và tác động thường xuyên, lâu dài trong đời sống sinh hoạt của mỗi cá nhân từ những tình huống đơn giản đến phức tạp.

Một phần của tài liệu Giáo trình Gia đình và giáo dục gia đình (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)