Giáo dục tính trung thực, lòng dũng cảm, biết trọng danh dự

Một phần của tài liệu Giáo trình Gia đình và giáo dục gia đình (Trang 41 - 42)

II. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG GIÁO DỤC GIA ĐÌNH 1 Giáo dục nội dung đạo đức

1.3. Giáo dục tính trung thực, lòng dũng cảm, biết trọng danh dự

- Quy luật tất yếu để tồn tại và phát triển của mỗi người ở trong xã hội là phải giao tiếp ứng xử với người xung quanh. Quan hệ giao tiếp, ứng xử đó có đạt được ý muốn, có thuyết phục được mọi người xung quanh hay không, điều đó phụ thuộc phần lớn vào đức tính chân thực của mỗi cá nhân.

- Trung thực, chân thực, chân thành đều có ý nghĩa tương tự là đối lập với dối trá, man trá… mà các bậc cha mẹ cần phải quan tâm giáo dục cho trẻ từ tuổi nhỏ.

Con người có đức tính trung thực cũng chính là con người luôn tôn trọng nhân cách, phẩm giá của mình, không để những người xung quanh coi thường, khinh bỉ, đồng thời cũng là người giữ được chữ tín, lấy chữ tín làm gốc rễ cho các mối quan hệ, cho nên được mọi người tin tưởng.

- Trung thực là một nét nhân cách đẹp của con người. Nhưng đây là một nét nhân cách rất khó khăn, phức tạp trong quá trình rèn luyện, giáo dục. Vì vậy các bậc cha mẹ phải đặc biệt quan tâm giúp trẻ nỗ lực ý chí, tự chủ chiến thắng bản thân mình bằng những biểu hiện cơ bản.

+ Mình có lỗi thì dũng cảm nhận lỗi, không trốn tránh hoặc đổ vấy cho người khác. + Tôn trọng sự thật, không thay đen đổi trắng, dù trong hoàn cảnh bất lợi cho mình + Lời nói phải thống nhất với việc làm, thực hiện đúng lời hứa, không mưu mô thủ đoạn, lừa lọc chiếm đoạt của cải vật chất công sức thành quả của người khác.

41

- Để cho mối quan hệ giữa con người với con người được bền vững lâu dài, thực sự tin tưởng lẫn nhau thì mỗi cá nhân phải rèn luyện đức tính thật thà.

- Ngày nay, giáo dục gia đình Việt Nam đang đứng trước những thử thách lớn lao, khi nền kinh tế theo cơ chế thị trường đang vô cùng bề bộn. Nhiều giá trị của nền văn minh thế giới ồ ạt du nhập vào chưa gạn lọc, kiểm định đang tạo ra biết bao tệ nạn xã hội lan tràn, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển nhân cách của nhiều lứa tuổi, đặc biệt là lứa tuổi thanh thiếu niên-lứa tuổi đang sống, học tập trong sự bảo trợ của gia đình. Vì vậy, các bậc cha mẹ cần quan tâm giáo dục cho trẻ những yếu tố đạo đức truyền thống tốt đẹp mang đậm đà bản sắc dân tộc, để đạt được mục đích làm cho con cái chúng ta sẽ trở thành những người công dân chân chính, lương thiện, góp phần tạo ra đời sống hạnh phúc của gia đình và xã hội.

Một phần của tài liệu Giáo trình Gia đình và giáo dục gia đình (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)