Giáo dục co nở tuổi mẫu giáo (từ 3 tuổi –6 tuổi) 1 Những nội dung cần giáo dục

Một phần của tài liệu Giáo trình Gia đình và giáo dục gia đình (Trang 64 - 73)

- Hành vi ngôn ngữ: Khi giao tiếp với trẻ cần chú ý chuẩn tiếng Việt, trong sáng rõ

1.4. Giáo dục co nở tuổi mẫu giáo (từ 3 tuổi –6 tuổi) 1 Những nội dung cần giáo dục

1.4.1. Những nội dung cần giáo dục

* Giáo dục thể chất

Đối với trẻ mẫu giáo

Nhu cầu dinh dưỡng cần thỏa mãn một cách hợp lý về tỉ lệ chất dinh dưỡng ( nước, đường, bột, dầu, mỡ, đạm, vitamin và khoáng chất ) cho từng trẻ

Cần thường xuyên đổi món ăn cho trẻ nhưng phải diễn ra theo yêu cầu sau:

+ Căn cứ vào hàm lượng dưỡng chất trong thực phẩm và nhu cầu dinh dưỡng của từng trẻ

64

+ Chọn thức ăn cần được chế biến theo nhiều cách để giúp trẻ ăn ngon miệng - Về phát triển các yếu tố thể lực

Có không gian cho trẻ chạy nhảy leo trèo, trườn, bò, trượt ( chú ý đảm bảo an toàn và không để trẻ vận động quá sức)

Giao một số nhiệm vụ như xách túi, xách làn, di chuyển một vài vật nhẹ Cho trẻ nhảy dây, ném bắt bóng, bưng bình nước đầy mà không đổ Khuyến khích trẻ làm những việc tự phục vụ bản thân

Hướng dẫn trẻ chơi hành đông với đồ vật, cách thức sử dụng dao kéo, kìm, búa Tổ chức cho trẻ vui chơi đặc biệt là các trò chơi đóng vai theo chủ đề, cách nhập vai và các hành động phù hợp với vai chơi.

* Giáo dục tình cảm, xúc cảm cho trẻ

Giúp con trẻ:

- Nhận biết chính xác những xúc cảm của mình và nói ra được bằng lời, tìm cách giải tỏa, từ đó nhận biết chính xác xúc cảm ở những người xung quanh

- Kình trọng thương yêu ông bà, cha mẹ qua những việc làm cụ thể như: giúp đỡ cha mẹ lấy nước, thuốc cho ông bà khi đau yếu

- Giáo dục sự đồng cảm và lòng trắc ẩn

- Khi xuất hiện những xúc cảm khác nhau hãy suy nghĩ cách hành động tiếp theo hướng tích cực

- Sự đồng cảm của trẻ là biết đặt vị trí của mình vào người khác để cảm nhận được những xúc cảm vui buồn...đang diễn ra ở họ, theo đó mà cảm thông chia sẻ niềm vui và nỗi buồn của những người xung quanh bằng việc làm vừa sức.

* Giáo dục sự hợp tác với những người xung quanh

- Sự hợp tác là sự phối hợp kết hợp hai hay nhiều người vào thực hiện một hoạt động nhằm đạt được một mục đích chung

- Sự hợp tác ra đời từ rất sớm ban đầu mẹ hợp tác với con để thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng, nhu cầu gắn bó,...

- Lớn lên theo độ tuổi trẻ nhập tâm, bắt chước học hỏi - Các phương tiện hợp tác giao tiếp:

+ Phương tiện da thịt, xúc giác trực tiếp

+ Phương tiện cử chỉ điệu bộ, tư thế ánh mắt nụ cười các phản ứng hành vi biểu cảm + Phương tiện vật chất

+ Phương tiện ngôn ngữ

65

Sự công bằng, lòng can đảm, sự giúp ích, sự tôn trọng, tinh thần trách nhiệm, niềm tự hào...

+ Sự công bằng: Sự công bằng nảy nở sớm ở trẻ. Trong mỗi con người chúng ta có một mong muốn khát khao là những người xung quanh đối xử hệt như vậy - đó là sự công bằng

+ Lòng can đảm: Trong cuộc sống có nhiều điều làm cho ta sợ hãi hay những thách thức mà ta chưa gặp bao giờ. Nếu ta bình tính suy nghĩ tìm cách vượt qua được sự sợ hãi và những thách thức đó để đi đến mục đích hành động thì đó là lòng can đảm

Giáo dục lòng can đảm: đương đầu với những khó khăn thử thách dám chấp nhận thất bại để đi đến thành công là nội dung rất cần được giáo dục trẻ từ gia đình

+ Sự giúp ích: Là luôn sẵn sàng giúp đỡ ai đó khi có cơ hội, hoặc tìm kiếm các cơ hội để giúp đỡ những người xung quanh

- Trẻ mẫu giáo thường xuyên nhận được sự giúp đỡ của nhiều người đặc biệt là của cha mẹ, ông bà những người thân trong gia đình ...Nếu không giáo dục chúng sẽ cảm nhận lệch lạc như đương nhiên mọi người sinh ra tôi phải phục vụ tôi mà không nghĩ đến bổn phận của mình. Những trẻ nào được giáo dục tốt ở gia đình thì lớn lên trở thành người công dân có ích cho xã hội

+ Tinh thần trách nhiệm: là nét tính cách thể hiện ở hành vi, hành động và kết quả hành vi, hành động của cá nhân mà những người xung quanh có thể tin cậy, trông chờ và hi vọng

- Trẻ mẫu giáo đã thực hiện những công việc nhỏ mà cha mẹ giao cho trẻ

- Tinh thần trách nhiệm của con là tấm gương phản chiếu tinh thần trách nhiệm của cha mẹ trong gia đình. Do vậy sự gương mẫu nhắc nhở động viên khích lệ giao việc cho trẻ thực hiện là những con đường cách thức bồi dưỡng tinh thần trách nhiệm cho trẻ

+ Sự tôn trọng là nét tính cách của cá nhận được thể hiện ở thái độ hành vi quý mến, khiêm nhường trong ứng xử với người khác

- Ngay trong sinh hoạt gia đình cha mẹ hãy tôn trọng nhau không bao giờ xúc phạm nhau trước mặt con trẻ. Trong giao tiếp ứng xử với con cái cha mẹ là tấm gương sáng về sự tôn trọng lẫn nhau

+ Niềm tự hào là một trạng thái tâm lý xuất hện khi ta hoàn thành một công việc nào đó đầy khó khăn, trở ngại...Kết quả là những giá trị vật chất tinh thần mà ta sở hữu từ các công việc đó đem lại khiến nhiều người quanh ta mơ ước, phấn đấu mà chưa có được. Niềm tự hào đó là ý thức tự tôn

- Ở trẻ mẫu giáo đã xuất hiện niềm tự hào; trẻ biết tự hào khi vượt qua một bài tập khó mà một số bạn không làm được, trẻ tự hào khoe với mẹ khi vẽ được bức tranh đẹp được cô giáo khen ngợi trước lớp

- Niềm tự hào là một niềm vui cảm xúc tích cực xuất hiện sau một thời gian phấn đấu hành động vất vả, gian nan...nhưng rồi kết quả hành động thật tuyệt vời đôi khi nằm ngoài dự kiến của ta

66

- Bố mẹ nên chọn những việc phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý trẻ để giao cho trẻ làm - Giao cho trẻ những việc mà khi thực hiện trẻ khiến trẻ hứng thú tò mò và đòi hỏi trẻ phải cố gắng mới hoàn thành

+ Giáo dục hành vi giới tính

- Trẻ mẫu giáo đã biết hành động phù hợp với giới tính của mình, theo sự mong đợi của cha mẹ, những người thân gần gũi

- Qua trò chơi đóng vai theo chủ đề qua cách chọn vai chơi chọn đồ chơi, bạn chơi ...hành vi giới tính của trẻ biểu hiện

- Giáo dục hành vi giới tính về bản chất là trẻ em trong quá trình xã hội hóa phải nhập tâm bắt chước lĩnh hội và học tập các kiểu hành vi con người để trở thành người. Trong đó chú ý đến hành vi giới tính sao cho trẻ gái phải có được những hành vi đặc trưng giới như nhẹ nhàng, biết nhường nhịn, dịu dàng trong cách ứng xử...biết giúp mẹ một số việc nhỏ vừa sức, biết quan tâm giúp đỡ mọi người, trẻ trai phải có được những hành vi mạnh mẽ, quyết đoán, biết bảo vệ che chở cho bạn gái, dám nghĩ dám làm...

- Giáo dục hành vi giới diễn ra nhanh, mạnh có sức thuyết phục rất lớn từ gia đình. Thông qua hành vi mẫu của mẹ, của cha mà trẻ trai bắt chước cha, trẻ gái bắt chước mẹ, các mẫu hành vi giới của cha mẹ tương đối ổn định, lặp đi lặp lại nhiều lần do đó trẻ nhập tâm, bắt chước. Ngoài ra cha mẹ thường giao việc và đòi hỏi trẻ thực hiện công việc theo giới. Chẳng hạn con gái cùng mẹ nhặt rau, giúp mẹ chuẩn bị bữa ăn; con trai thì bố lại gọi con giúp bố cầm kìm búa...Lựa chọn trang phục phù hợp với giới tính của trẻ. Nhờ đó hành vi giới được hình thành phù hợp với giới tính của trẻ

* Giáo dục thẩm mĩ trong gia đình

- Trẻ từ 3 - 6 tuổi đã hình thành tình cảm thẩm mĩ. Trẻ đã xuất hiện những rung cảm xao xuyến...với những cái đẹp

- Ở trong gia đình bố mẹ nên treo các bức tranh đẹp, trồng các khóm hoa đẹp, chậu cảnh đẹp, trang trí phòng ngủ, phòng ăn, nơi tiếp khách hài hòa...Các cảnh trí này tác động đến giác quan của trẻ, tạo ra sự cân bằng các hoạt động sinh lý thần kinh cho trẻ; đồng thời cũng giúp bố mẹ thư giãn sau những giờ, buổi làm việc căng thẳng. Không những thế cái đẹp thường gây cho bé những cảm xúc tích cực, ngạc nhiên, xao xuyến ...kích thích hoạt hóa các quá trình thần kinh thúc đẩy não làm việc, thần kinh hưng phấn, các tuyến nội tiết hoạt động mạnh hơn, tạo ra sinh lực làm việc, lạc quan, yêu đời

- Lời nói đẹp, hành vi đẹp, bài hát hay, bản nhạc vui tươi...đó là những tác động thẩm mĩ ở gia đình. Đứa trẻ ngụp lặn đắm mình trong các sản phẩm nghệ thuật sẽ hình thành tâm hồn nghệ thuật

- Ngoài những tác động tự phát trên giáo dục thẩm mĩ cho trẻ trong gia đình còn được định hướng thông qua việc trang trí trong gia đình của bé. Giao cho trẻ việc trang trí nhà cửa trong những ngày lễ, ngày tết hay khi nhà sắp có khách...Mỗi sáng trước khi đưa trẻ đến lớp mẫu giáo hãy dành thời gian cùng trẻ trang điểm cho trẻ, chọn màu sắc quần áo theo thời tiết trong ngày, chải đầu tóc gọn gàng, chọn giầy dép cho trẻ, cho trẻ soi gương và khen ngợi khi thấy trẻ mặc đẹp

67

- Khi xem các chương trình trên ti vi nên có nhận xét đẹp xấu về hành vi lời nói, cách trang phục...như là một sự hướng dẫn nhận thức đối với vẻ đẹp cho trẻ. Bồi dưỡng những xúc cảm thẩm mĩ từ gia đình cho trẻ để trẻ lớn lên không chỉ biết bảo vệ giữ gìn cái đẹp mà còn biết hành động để tạo ra các sản phẩm đẹp, cái đẹp cho mình và cho mọi người

* Giáo dục đạo đức trong gia đình

- Từ xưa đến nay khi bàn về đạo đức, các nhà triết học khoa học đạo đức đã thống nhất được cái trọng tâm, cốt lõi của đạo đức là hai phạm trì Thiện và ác, theo ngôn ngữ thông thường đó là điều tốt, xấu và theo ngôn ngữ trẻ em là ngoan và hư. Ban đầu điều tốt, xấu, ngoan và hư do người lớn quy định và trẻ em phải vâng lời thực hiện theo. Nếu thực hiện đúng trẻ được thỏa mãn tối đa các nhu cầu cơ bản để tồn tại và phát triển, ngược lại nếu không ngoan hư thì cha mẹ không yêu, nhu cầu sẽ bị hạn chế không được thỏa mãn tối đa

- Cách tiếp cận thứ hai là Thiện, ác bắt nguồn từ xúc cảm. Khi cá nhân được thỏa mãn nhu cầu các xúc cảm tích cực xuất hiện. Nếu cá nhân không được thỏa mãn nhu cầu thậm chí bị từ chối thỏa mãn nhu cầu thì sẽ nảy sinh các xúc cảm tiêu cực. Vậy xúc cảm con người được hình thành từ gia đình. Giáo dục tình yêu thương sự khoan dung bắt nguồn từ thỏa mãn nhu cầu, từ gia đình, đó là nền tảng đạo đức.

- Cách tiếp cận thứ ba: thiện, ác bắt nguồn từ nhận thức khi con người đã có vốn hiểu biết nhất định, ngôn ngữ phát triển, trẻ em sẽ nhận thức được những việc làm xuất phát từ tình yêu thương con người, đem lại niềm vui cho nhiều người.. đó là điều thiện. Những việc làm xuất phát từ sự đố kị, hận thù ghen ghét ...hại người khác, làm cho những người xung quanh đau khổ đó là điều ác. Trẻ nhận biết được điều thiện ác sớm từ gia đình. Giáo dục điều thiện ác bắt nguồn từ tình yêu thương nồng ấm của cha mẹ, từ sự mẫu mực về hành vi hành động của cha mẹ, từ sự nghiêm khắc yêu cầu cao của gia đình, đứa trẻ sẽ yêu thương con người và lớn lên sẽ làm được nhiều việc thiện cho gia đình và xã hội

- Tất cả những nội dung giáo dục trẻ từ 1- 3 tuổi vẫn được tiếp tuc giáo dục cho trẻ 3- 6 tuổi nhưng nâng lên tầm nhận thức; nghĩa là khi ta hỏi bằng lời” vì sao lại hành động như vậy” Trẻ phải trả lời được giải thích được. Các yêu cầu nội dung giáo dục trên được coi là căn bản bởi lẽ từ đó trẻ sẽ có được những sản phẩm tổng hợp khá hấp dẫn như từ tinh thần trách nhiệm và sự tôn trọng, hình thành tính kỉ luật; từ yêu thương kính trọng cha mẹ, ông bà mà trẻ sẽ tự tin...trở thành tình yêu thương con người, thành lòng tốt, sự khoan dung nhân từ thành nền tảng đạo đức

1.4.2. Một số phương pháp giáo dục cần chú ý

* Giáo dục cho trẻ hoạt động công việc giáo dục.

Mặc dù thể lực còn yếu các tố chất đang hình thành và phát triển, hệ cơ, xương, dây chằng còn đang yếu và chưa hoàn thiên song nhu cầu được làm việc của trẻ 3- 6 tuổi rất mạnh. Nếu trẻ 7- 8 tháng tuổi đã có nhu cầu bắt chước thao tác, hành vi đơn giản ở những người xung quanh thì nhu cầu bắt chước hành vi hành động ở trẻ mẫu giáo là phức tạp hơn nhiều. Hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo là hoạt động vui chơi, trọng tâm là trò chơi đóng vai theo chủ đề. Trẻ ở lứa tuổi này tập đóng vai mẹ, bố, con...trong

68

trò chơi gia đình và như vậy trẻ biết phải chăm sóc con. Nếu trẻ nhập vai làm mẹ phải biết cho con bú, tắm rửa cho con, con ốm phải biết đưa con đi bệnh viện, biết chuẩn bị bữa ăn cho gia đình...tất cả những gì trẻ nhập tâm được từ người mẹ ở gia đình giờ đây trẻ biểu hiện ở vai chơi. Trò chơi xây dựng, trò chơi bán hàng, trò chơi nhà trường... giúp trẻ tập làm người lớn tập làm các việc của người lớn

Khi giao việc cho trẻ cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Không gây nguy hiểm cho trẻ

- Vừa sức trẻ, đòi hỏi trẻ phải có một chút cố gắng - Tạo hứng thú cho trẻ kích thích sự phát triển cho trẻ

- Không làm ảnh hưởng đến những người xung quanh, môi trường tự nhiên, xã hội - Nhất thiết phải có mục đích giáo dục

Những việc tự phục vụ bản thân:

- Tự rửa mặt, rửa tay sạch sẽ trước khi ăn - Tự xúc ăn càng ít rơi vãi càng tốt

- Tự chọn giầy dép Những việc chung:

- Nhặt rác bỏ vào thùng rác đúng nơi quy định - Tưới hoa cây cảnh

- Cho gà ăn chăm sóc vật nuôi, cây trồng - Lấy nước uống cho ông bà cha mẹ - lấy tăm cho ông bà cha mẹ

- Sau khi ăn biết thu dọn bát đũa giúp mẹ, giúp cô giáo

Sau khi trẻ thực hiện các công việc cha mẹ, những người thân gần gũi nên có những nhận xét đánh giá theo hướng khích lệ ngay cả khi trẻ chưa hoàn toàn làm tốt nhiệm vụ. Tuy nhiên cũng nên chỉ cho trẻ thấy được lỗi của trẻ.

Mọi sáng tạo của con người bắt nguồn từ việc làm từ tình yêu lao động. Hãy gieo mầm sáng tạo cho trẻ từ chỗ giao việc cho trẻ.

* Giáo dục bằng khích lệ biểu dương và trách phạt

- Giúp trẻ nhận biết đúng sai, tốt xấu, ngoan, hư, những điều làm được và không làm được

- Xây dựng niềm tin cho trẻ: tin việc mình làm là đúng, không hành động xấu, sai. - Xây dựng định hướng phát triển hướng thiện toàn diện cho trẻ

Sau khi thực hiện phương pháp giáo dục này cần thực hiện các yêu cầu sau:

- Lời khen phải hợp lý đúng lúc, đúng việc khi khen phải chú ý khen vào công việc mà trẻ có nhiều cố gắng mới đạt được, không khen vào tính cách hoặc bản thân đứa trẻ

Một phần của tài liệu Giáo trình Gia đình và giáo dục gia đình (Trang 64 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)