Những hệ luỵ từ sự biến đổi gia đình Việt Nam

Một phần của tài liệu Giáo trình Gia đình và giáo dục gia đình (Trang 28 - 32)

III. NHỮNG BIẾN ĐỔI GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 1.1 Những yếu tố cơ bản tác động đến gia đình Việt Nam hiện nay

1.5. Những hệ luỵ từ sự biến đổi gia đình Việt Nam

Những mặt trái của nền kinh tế thị trường như lối sống thực dụng, ích kỷ, đề cao tự do phát triển cá nhân... đang tác động trực tiếp tới các gia đình và làm xói mòn giá trị đạo đức gia đình. Có thể thấy rõ điều này qua:

- Tỷ lệ ly hôn ngày càng cao, nhất là ở các gia đình trẻ. Một nghiên cứu cho thấy 70% số vụ ly hôn thuộc về các cặp vợ chồng trong độ tuổi từ 23 đến 30. Trong số này có 50% cặp ly hôn do không phù hợp tính cách, 25% do bạo lực, 25% thuộc về các nguyên nhân khác như ngoại tỉnh, kinh tế(*) .

(*) Theo số liệu “Điều tra cơ bản về gia đình Việt Nam. NXB Khoa học xã hội 2002

28

- Hiện tượng bạo lực gia đình bao gồm bạo hành thể xác và tinh thần ngày càng trở nên tinh vi và nghiêm trọng, kéo theo sự rạn vỡ các quan hệ khác trong gia đình. “Ở Mỹ cứ 100 vụ ly hôn có 90 vụ do bạo lực; Thái Lan là 76; ở Hà Nội là 51; Thành phố Hồ Chí Minh là 56”(*) . Bạo lực gia đình ảnh hưởng đặc biệt tới việc giáo dục, hình thành nhân cách, hành vi ứng xử của trẻ em và là một trong những nguyên nhân đẩy trẻ vị thành niên ra khỏi gia đình, làm gia tăng tỷ lệ trẻ em hư, vi phạm pháp luật trong thời gian qua. Hiện tượng bạo lực gia đình tăng cho thấy người phụ nữ tuy đựơc bình đẳng theo hiến pháp và pháp luật nhưng trong thực tế quyền lợi đó đã bị che lấp bởi những luật lệ bất thành văn trong một số gia đình.

- Hiện tượng người già bị bỏ rơi ngay tại gia đình, tại các trung tâm nuôi dưỡng người già cô đơn tại một số thành phố lớn.

- Các tệ nạn xã hội như nghiện hút, tiêm chích, mại dâm dưới nhiều hình thức, ngày càng gia tăng...

Những hệ luỵ từ sự biến đổi xã hội này chính là những thách thức đối với việc xây dựng gia đình theo mục tiêu ấm no, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc của Việt Nam hiện nay. Những khó khăn , thách thức này chỉ có thể khắc phục đựơc khi nó cũng là mối quan tâm của toàn xã hội. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc điều chỉnh các chính sách xã hội liên quan đến gia đình, đến chiếm lược phát triển gia đình, sao cho gia đình Việt Nam vừa tiếp thu được những thành quả của công cuộc đổi mới, của nền văn minh công nghiệp, vừa phát huy đựơc những giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống.

- Quy mô gia đình thu nhỏ trong điều kiện kinh tế được cải thiện một mặt đưa lại điều kiện nâng cao cuộc sống của các thành viên song lại đặt ra các vấn đề như chăm sóc người già, trẻ em. Theo điều tra đối với các gia đình quy mô nhỏ tại Hà Nội cho thấy 30% số người được hỏi trả lời không có điều kiện chăm sóc con cái làm cho quan hệ cha mẹ-con cái trở nên lỏng lẻo ở các gia đình này. Tình trạng trẻ em thấy cô đơn, người già bị bỏ rơi ngay trong ngôi nhà của mình. Một điều tra mới nhất của UNICEF kết hợp với Bộ thông tin và Truyền thông Việt Nam được công bố vào tháng 6 năm 2008 cho thấy có tới 1/5 các ông bố và 1/15 các bà mẹ trong cả nước chưa hề quan tâm tới việc chăm sóc con cái và các thành viên khác trong gia đình.

- Nhiều giá trị đạo đức truyền thống của gia đình như lòng chung thuỷ, cung kính, khiêm nhường… bị xuống cấp

- Vấn đề ly hôn, ly thân, sinh con ngoài giá thú, hôn nhân không đăng ký và tảo hôn có chiều hướng gia tăng.

+ Số liệu của Uỷ ban dân số gia đình và trẻ em, năm 2006 tỷ lệ dân số trên 16 tuổi đã ly hôn chiếm 1%, ly thân : 0.5%. Phần lớn các vụ ly hôn trong giai đoạn hiện nay là các cặp vợ chồng trẻ và thường trong giai đoạn 5 năm sau khi kết hôn.

+ Tình trạng hôn nhân không đăng ký hoặc sinh con ngoài giá thú cũng đáng lo ngại: tại thành phố Hồ Chí Minh (1998) cứ 5 đứa trẻ sinh ra có 1 ngoài giá thú.

+ Vấn đề tảo hôn: theo số liệu của Vụ gia đình và trẻ em (Uỷ ban dân số gia đình và trẻ em) trên cả nước có trên 15 tỉnh thành có trên 1% trẻ em ở độ tuổi từ 14-16 đã có

29

vợ hoặc chồng. Các tỉnh có tỷ lệ tảo hôn cao hơn như Hà Giang 5,72%, Cao Bằng 5,1%, Lào Cai 2,7%, Sơn La 2,6%, Quảng trị 2,4%, Bạc Liêu 2,1%...(*)

- Vấn đề nạo phá thai và quan hệ tình dục trước hôn nhân: Theo RFA, Việt Nam được xếp vào nhóm nước có tỷ lệ người trẻ nạo phá thai cao nhất thế giới với gần 1,5 triệu ca mỗi năm. Hiện tượng này chủ yếu do quan hệ tình dục trước hôn nhân. Đối với nhiều vị phụ huynh thì đây là một điều đáng ngạc nhiên nhưng nó lại là một thực tế trong thời đại “kỹ thuật số”. Theo kết quả thăm dò mới nhất do Uỷ ban dân số gia đình và trẻ em thực hiện độ tuổi trung bình của người trẻ tuổi bắt đầu quan hệ tình dục là 14, thay vì 19 như trước đây. Ngoài ra hiện tượng nạo phá thai cũng còn nguyên nhân do tâm lý thích con trai, tạo nên mất cân bằng giới tính (111trai / 100 gái).

- Các tệ nạn xã hội như ma tuý, cờ bạc, mại dâm, trẻ em lang thang… đang xâm nhập vào gia đình.

- Vấn đề bạo hành gia đình. Đây là vấn đề nhức nhối của xã hội hiện nay. Tình trạng bạo lực gia đình ở nước ta hiện nay ngày càng trở nên phức tạp và thể hiện dưới nhiều hành vi khác nhau. Những hậu quả do các hành vi bạo lực gia đình tạo ra đối với gia đình và xã hội cũng hết sức khác nhau. Khảo sát của Uỷ ban các vấn đề xã hội của Quốc hội tại 8 tỉnh, thành phố cho thấy, hàng năm có 2,3% gia đình có các hành vi bạo lực về thể chất (đánh đập), 25% gia đình có hành vi bạo lực về tinh thần và 30% cặp vợ chồng xảy ra hiện tượng ép buộc quan hệ tình dục. Trên toàn quốc cứ 2-3 ngày lại có một người bị giết có liên quan đến bạo lực gia đình. Riêng năm 2005 có 14% vụ trong tổng số 1.113 vụ giết người, có 27,3% phụ nữ kết hôn là nạn nhân của bạo lực gia đình.

- Vấn đề hôn nhân có yếu tố nước ngoài: Theo báo cáo của Bộ tư pháp, hiện trong cả nước có khoảng 300 nghìn công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài hoặc với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài. Vấn đề kết hôn với người nước ngoài của phụ nữ Việt Nam đang có chiều hướng gia tăng. Đa số phụ nữ có nhu cầu kết hôn với người nước ngoài đều xuất thân từ nông thôn, vùng sâu, vùng xa… hiểu biết pháp luật hạn chế.

- Nhiều gia đình còn chịu hậu quả của các cuộc chiến tranh: gia đình thiếu khuyết, hậu quả chất độc da cam đưa gia đình vào cuộc sống khó khăn.

- Sự bất cập trong công tác quản lý nhà nước về gia đình: Hệ thống chính sách thiếu đồng bộ, vấn đề giải phóng phụ nữ, thiếu việc làm, xoá bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu vẫn chưa giải quyết triệt để.

- Tình trạng chuyển hướng ngành nghề trong các gia đình tại khu vực nông thôn trong điều kiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá gây xáo trộn cơ cấu xã hội - nghề nghiệp.

Ngoài ra, gia đình Việt Nam đang đối mặt với nhiều khó khăn:

Một điều cần thừa nhận là nền kinh tế theo cơ chế thị trường đã cởi trói cho gia đình và xã hội tự do cạnh tranh phát triển ngành nghề, nâng cao thu nhập toàn dân, cải thiện một bước đời sống vật chất và tinh thần cho mọi người. Song, nó cũng bộc lộ ra những mặt tiêu cực đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách con người theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trước hết là đối với vấn đề giáo dục gia đình.

30

Trong nhiều gia đình, chức năng kinh tế đã cuốn hút quá nhiều công sức của đôi vợ chồng, có khi cả con cái, ông bà già vào việc sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến việc chăm sóc các thành viên trong gia đình về mặt tâm lý tình cảm, cũng như việc học tập, giáo dục của trẻ. Nhiều gia đình đã sống trong bầu không khí nặng nề khi làm ăn thua lỗ, nợ nần, phá sản, thậm chí phải tan vỡ.

Môi trường xã hội bao quanh gia đình và nhà trường bị ô nhiễm trầm trọng trên nhiều bình diện: Các luồng văn hoá dâm ô, kích dục, bạo lực... từ nước ngoài đã len lỏi và trong nhiều tầng lớp dân cư ở thành phố và nông thôn. Các tệ nạn xã hội như tham nhũng, mại dâm, tham lam quyền lực.v.v... từ quan điểm,, hành vi sùng bái “Đồng tiền là Tiên là Phật” đã làm đảo lộn nhiều giá trị nhân văn vốn có từ xưa trong nếp sống gia đình.

Điều kiện kinh tế vật chất của đại bộ phận gia đình ở nông thôn và thành thị không theo kịp gia tốc phát triển của xã hội đã tạo ra mâu thuẫn thường xuyên giữa sự tăng tốc về mọi mặt mang tính xã hội và khả năng thích ứng có hạn của từng gia đình, từng cá nhân.

Trình độ văn hoá, kiến thức nghề nghiệp và nhiều mặt khác của đa số các bậc cha mẹ không còn đáp ứng đựơc cho con cái theo yêu cầu của việc giáo dục con người của xã hội mới. Gia đình phải chuyển giao một số chức năng vốn dĩ trước kia có thể tiến hành trong gia đình thì hiện nay phải nhờ đến các cơ quan xã hội. Do đó, gia đình không có điều kiện thường xuyên theo dõi, giám sát, giúp đỡ con em.

Nền văn minh công nghiệp nói chung, nền kinh tế theo cơ chế thị trường nói riêng đã tác động mạnh mẽ làm cho tốc độ phát triển tâm sinh lý của trẻ rất nhanh, có khi đột biến, bất thường trong khi đó quan niệm, nội dung, phương pháp giáo dục của các bậc cha mẹ chưa thay đổi, hoặc là thay đổi chưa phù hợp, thậm chí có thể hoàn toàn trái ngược với các tình huống giáo dục, có khi đã gây nên xung đột dẫn đến hậu quả đáng tiếc trong gia đình.

Sự mất ổn định trong đời sống gia đình như li hôn, có cha mẹ, người thân nghiện hút, cờ bạc, tiền án, tiền sự, hoặc thiếu gương mẫu của cha mẹ trong làm ăn, sinh sống như buôn bán, gian lận, lừa đảo... cũng đã tác động tiêu cực rất mạnh mẽ đến con cái làm cho chúng chán nản, thất vọng phải rời bỏ môi trường gia đình...

Một số gia đình đang có điều kiên kinh tế đầy đủ, khá giả, nhưng họ thiếu quan tâm đến trách nhiệm giáo dục, phó mặc cho nhà trường, thả lỏng cho các em tự phát triển trong môi trường xã hội bao quanh, đường phố, bạn bè và các phương tiện internet. Cha mẹ chỉ chú ý cho con ăn ngon, mặc đẹp, giải trí, thoả mãn nhu cầu, yêu sách của chúng.

Tình trạng thiếu việc làm hiện nay ở nông thôn và sự chênh lệch đời sống giữa nông thôn và thành thị cũng làm cho một số thanh thiếu niên trong gia đình nghèo bỏ gia đình ở nông thôn ra thành thị kiếm sống trở thành trẻ em lang thang mà gia đình không thể quản lý được gia tăng dân số cơ học về các thành phố, thiếu việc làm cũng làm bùng phát các tệ nạn xã hội.

Trong nền văn minh nông nghiệp, gia đình truyền thống Việt Nam vốn là đơn vị cơ bản của xã hội. Trong đó vai trò người con trai được coi trọng, phụ nữ thuộc địa vị thấp hèn. Lợi ích cá nhân phải phục tùng lợi ích gia đình, dòng họ. Tổ chức gia đình theo khuôn mẫu khắt khe của lễ giáo phong kiến. Nhưng khi bước sang nền văn minh công nghiệp, mặc dù gia đình vẫn được coi là một thiết chế xã hội tương đối bền vững, nhưng tác động của sự phát triển công nghiệp đã làm thay đổi cách tổ chức lao động gia đình từ

31

tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hoá. Phân công lao động xã hội mở rộng trong quá trình xã hội hoá lực lượng sản xuất kéo theo các quan hệ sản xuất thay đổi. Người phụ nữ từ thân phận “như hạt mưa sa” đã tham gia ngày càng nhiều hơn vào công việc xã hội là những người chiếm 90% trong sản xuất lúa gạo. Người phụ nữ được bình đẳng trong việc làm, học tập, quản lý và sản xuất kinh doanh. Nhiều chức năng của gia đình biến đổi, xã hội ngày càng can thiệp sâu hơn vào các công việc gia đình nhờ sự tiện ích của các loại hình dịch vụ cũng như bước tiến bộ mới của khoa học công nghệ hiện đại góp phần giải phóng phụ nữ khỏi sự trói buộc trong gia đình. Cơ cấu gia đình hai thế hệ (gia đình hạt nhân) là phổ biến, quy mô gia đình thu nhỏ, số thành viên trong gia đình giảm đi, điều kiện sống được cải thiện, chất lượng dân số ngày tăng cao. Trong nền kinh tế tri thức hiện nay, nền kinh tế - xã hội có sự phát triển mạnh mẽ, năng suất cao, lao động trí óc dần thay thế lao động chân tay để tạo ra một nền kinh tế được phát triển trên cơ sở hàm lượng trí tuệ cao, giảm nhẹ công việc gia đình giải phóng con người, giúp con người có nhiều thời gian giải trí, học tập, vui chơi,nghỉ ngơi, hưởng thụ cùng gia đình.

Sự tác động của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng đã có tác động to lớn tới vai trò, vị trí của gia đình trong việc thực hiện chức năng kinh tế, tiêu dùng. Trong cơ chế mới, gia đình được tổ chức, sắp xếp lại trên cơ sở có hợp tác và phân công trách nhiệm giữa các thành viên theo giới, lứa tuổi, năng lực và sức khoẻ. Sự phân công đó cho phép phát huy, tận dụng mọi khả năng cống hiến và sáng tạo của từng thành viên. Mối quan hệ có tính cố kết cộng đồng trong gia đình được nâng cao trên cơ sở trách nhiệm cụ thể và vì lợi ích chung của gia đình. Quá trình chuyển đổi chức năng kinh tế gia đình cải thiện nguồn thu nhập góp phần phát triển nền kinh tế - xã hội.

Kinh tế hộ gia đình là hình thức kinh tế gia đình khá phổ biến hiện nay bước chuyển đổi kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường cho phép các gia đình sản xuất kinh doanh phát huy được tiềm năng, sức sáng tạo, tận dụng nguồn lao động cho phép gia đình làm giàu, cải thiện các quan hệ và các chức năng của gia đình.

Sự sai lệch về những giá trị chuẩn mực xã hội phá vỡ tổ chức gia đình truyền thống đưa những tệ nạn xã hội thâm nhập vào gia đình: Cờ bạc, bạo lực, lừa đảo, vô lễ với người trên, xoá nhoà lòng kính trọng, biết ơn, trách nhiệm và nghĩa vụ của con trẻ với thế hệ đi trước. Những tác động của quá trình vươn lên làm giàu cũng dẫn tới thói ích kỉ, cá nhân chủ nghĩa, phát triển làm dạn vỡ các quan hệ giữa cha mẹ và con cái, anh chị em trong gia đình.

Một phần của tài liệu Giáo trình Gia đình và giáo dục gia đình (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)