- Hành vi ngôn ngữ: Khi giao tiếp với trẻ cần chú ý chuẩn tiếng Việt, trong sáng rõ
2. Giáo dục con khi trong độ tuổi đi học
2.3. Giáo dục con tuổi thanh niên mới lớ n học sinh PTTH ( 15-18 tuổi) 1 Những nội dung cần giáo dục
2.3.1. Những nội dung cần giáo dục
- Giáo dục THPT nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả giáo dục THCS, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường về kĩ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động
- Giáo dục THPT là sự tiếp tục củng cố khắc sâu các nội dung giáo dục ở các giai đoạn phát triển lứa tuổi trước đó. Nếu có lệch lạc gì thì tiếp tục uốn nắn, chủ yếu khích lệ để trẻ tự tin bước tiếp vào đời. Trẻ bây giờ không còn là trẻ con nữa có chính kiến rõ ràng có thái độ dứt khoát đôi khi cực đoan đối với những lời dạy dỗ giáo điều không phù hợp với thực tiễn đang diễn ra trong cuộc sống xã hội
- Ở lứa tuổi này giáo dục mang tính định hướng có tính chất triết lý khái quát, để tự con trẻ tìm ra cách minh chứng trong cuộc sống thường nhật. Trẻ ở lứa tuổi này như là một thời kì gặt hái một phần kết quả của giáo dục gia đình. Cái gì trẻ có được từ giáo dục gia đình thì nay đã biểu hiện khá rõ nét trong cuộc sống sinh hoạt của trẻ. Nếu còn có điều gì đó cha mẹ chưa hài lòng chưa vui về đứa con đó có thể là điều khác biệt căn bản giữa con cái và cha mẹ, có thể sự khác biệt này giúp trẻ thích ứng tốt hơn trong xã hội hiện đại và tương lai, cha mẹ không nên quá lo ngại
Về mặt lý thuyết các kết quả giáo dục gia đình được thể hiện qua 3 mẫu nhân cách ở trẻ: tốt- xấu- trung gian
Vậy thái độ của cha mẹ như thế nào trước các mẫu nhân cách đã khái quát trên: 1. Đối với mẫu nhân cách tốt thể hiện ở mô hình mong đợi của cha mẹ và xã hội. Hãy khích lệ con trẻ phát huy bảo tồn và cụ thể hóa trong việc phấn đấu cho tương lai đường đời tiếp theo của mình
2. Đối với mẫu nhân cách trung lập không tốt, không xấu lối sống trung bình khoảng giữa: hãy động viên trẻ hoạt động tích cực hơn để thể hiện mình cho rõ nét, cố
80
gắng thể hiện bộc lộ các thế mạnh buộc con trẻ phải khẳng định mình là ai ở bước ngoặt lịch sử cuộc đời. Chấp nhận hướng phát triển nào thì cũng phải phấn đấu hết mình
3. Đối với mẫu nhân cách có nhiều thiếu khuyết chưa hoàn thiện còn nhiều hạn chế so với yêu cầu đòi hỏi của xã hội: học kém quan hệ với mọi người nhút nhát, ỷ lại, thụ động hay cáu bẳn thiếu tế nhị kém hòa đồng...đối với loại này cha mẹ cũng không nên quá lo lắng sỡ hãi mà có những hành vi hành động thiếu tôn trọng trẻ, nhiếc mắng, xỉ nhục trẻ. Hãy từ từ động viên trẻ gợi cho trẻ ý thức được những mặt tích cực của bản thân trẻ dù là rất nhỏ khuyến khích phát triển tính tự tin ở con trẻ
- Đối với trẻ THPT không thể giáo dục như trẻ con được, nhất thiết phải tôn trọng trẻ. Trẻ cũng vô cùng ân hận áy náy khi học tập không bằng bạn bè, vì lý do gì đó khiến trẻ không hòa nhã, nhẹ nhàng...trẻ sẽ dần khắc phục được những hạn chế này cha mẹ không nên nông nóng
* Giáo dục hoài bão ước mơ và lý tưởng cho trẻ
- Giáo dục trẻ có ý thức định hướng bằng cách tưởng tượng xem 5 năm sau, 10 năm sau...mình sẽ là ai: về nghề nghiệp, về vị trí xã hội, về gia đình, về năng lực...
- Giáo dục trẻ tự xây dựng ước mơ và lập kế hoạch để thực hiện ước mơ đó
- Giáo dục trẻ tự ý thức được hoài bão cháy bỏng của bản thân hiện nay là gì? ( học vấn, trình độ chuyên môn, năng lực giao tiếp, hợp tác, nghề nghiệp, tình yêu, sự nghiệp) bằng cách nào để đạt được hoài bão ước mơ đó