III. NHỮNG PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC CƠ BẢN TRONG GIA ĐÌNH 1 Vai trò của phương pháp giáo dục trong gia đình
1. Con trẻ chưa đến tuổi đi học tiểu học
1.1. Con trẻ ở tuổi sơ sinh ( trẻ từ lọt lòng đến 2 tháng tuổi ) 1.1.1. Những nội dung giáo dục: 1.1.1. Những nội dung giáo dục:
* Thực hiện chăm sóc nuôi dưỡng trẻ theo chế độ sinh hoạt xã hội
- Đứa trẻ vừa lọt lòng mẹ rơi ngay vào các quan hệ xã hội của con người; Thời gian ngủ nhiều, thời gian thức còn ít nhưng trẻ nghe được âm thanh ngôn ngữ tiếng mẹ nhẹ nhàng ngọt ngào, cưng nựng. Đứa trẻ được mẹ và người lớn gần guĩ, cho bú, tắm rửa, xoa, nắn, vỗ về ấp ủ ...theo phương thức con người.
Ban đầu trẻ ngủ thức theo một chu kì nhất định theo tháng ngày tuổi, thời gian giữa các lần bú mẹ xa dần...theo cách luỵện tập của mẹ, số lần bú ban đầu của trẻ giảm dần, hướng tới mục tiêu đêm ngủ ngày thức, chỉ bú mẹ, ăn uống vào ban ngày
55
Yêu cầu giáo dục cần hướng tới sự thuần hoá đứa trẻ theo cách sinh hoạt của con người có nề nếp, có thói quen văn hoá.
Theo nghiên cứu của các nhà tâm lý học đã cho thấy những đứa trẻ được sinh ra ở các bà mẹ thực hiện một chế độ sinh hoạt ăn uống, làm việc nghỉ ngơi khoa học, hợp lý (không lười nhác, không vin vào cớ mang thai để ăn uống, làm việc tuỳ tiện...) thì trẻ dễ thích ứng vào môi trường xã hội và lớn lên dễ giáo dục, dễ đưa trẻ vào nề nếp sinh hoạt. - Cơ sở lí luận của chế độ sinh hoạt theo phương thức xã hội về bản chất là hình thành cho trẻ những phản xạ có điều kiện, với những kích thích có điều kiện, có định hướng của mẹ cha và những người thân, gần gũi trẻ (có định hướng xã hội)
- Nhờ có quá trình hình thành những phản xạ có điều kiện theo thời gian biểu liên tục trong ngày mà ở trẻ hình thành các biểu tượng trong đầu óc trẻ những nối tiếp nhau của một ngày sinh hoạt. Nó tạo ra “ Chương trinh sinh hoạt trong ngày” như một đĩa mềm lưu giữ toàn bộ trong óc các thông tin trong ngày sinh hoạt của bé. Đây cũng là cơ sở tự nhiên “đồng hồ sinh học” của bé được mẹ và những người thân gần gũi xây dựng cho bé, để sau này cứ đến các thời khắc nhất định thì các quá trình thần kinh hưng phấn , ức chế lại diễn ra theo lịch trình sinh hoạt. Tương tự như vậy các quá trình tỉêu hoá hoạt động nội tiết cũng diễn ra như hệt vậy
Chẳng hạn: Mẹ có thể tập cho bé đi vệ sinh đúng giờ vào một thời điểm nhất định trong ngày.
Tóm lại: Giáo dục thực hiện chế độ sinh hoạt xã hội cho trẻ sơ sinh thực chất là xây dựng “chương trình hoá” hoạt động trong ngày cho trẻ theo phương thức xã hội của con người đương thời.
* Giáo dục xúc cảm và các phản ứng hành vi biểu cảm trên nét mặt cho trẻ em
- Theo quan sát của các nhà khoa học thì khoảng 7 tuần sau khi trẻ ra đời, lúc trẻ ngủ đôi khi ta thấy trẻ mỉm cười hoặc có phản ứng môi miệng như mếu ... mặc dù không có bất kì một kích thích dễ chịu hoặc khó chịu nào tác động vào trẻ. Người Việt Nam ta gọi là “Mụ dậy”, thực chất đây là các phản ứng sinh lý của trẻ được thể hiện.
- Các phản ứng sinh lý cười, mếu là những biểu hiện của sự phát triển và kết quả phối hợp vận động của các cơ trên mặt cùng với sự phát triển não, hệ thần kinh, các giác quan đạt tới một trình độ nhất định.
- Cùng với sự phát dục các phản ứng sinh lý, đứa trẻ được ôm ấp trong vòng tay yêu thương của mẹ nên trẻ cảm nhận chính xác các càm xúc từ mẹ qua “trương lực cơ bắp” da kề da, môi miệng, qua dòng sữa mẹ, qua các thao tác bế bồng, qua âm thanh qua giọng nói ngọt ngào âu yếm của mẹ, những người thân trong gia đình. Theo đó cảm giác an toàn tràn ngập toàn thân trẻ. Các nhà khoa học cũng khuyến cáo các bà mẹ hãy thường xuyên ru bé với lời ru nhẹ nhàng ôm ấp bé vào ngực rồi cùng bé đi những bước đi chậm rãi rung nhẹ,
1.1.2. Những điểm cần chú ý khi sử dụng phương pháp giáo dục
- Các trạng thái tâm lý của người mẹ có ý nghĩa quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển ở trẻ em
56
Nếu người mẹ chăm sóc nuôi dưỡng với trạng thái tâm lý tích cực như sung sướng, mãn nguyện, phấn khởi, vui mừng...thì các tuyến nội tiết sẽ tiết ra những hoóc môn có lợi cho sự phát triển não, hệ thống thần kinh, tuần hoàn hô hập, tiêu hoá, bài tiết...ở trẻ. Nhờ đó, trẻ cảm nhận được trạng thái tâm lý tích cực từ nơi người mẹ, cảm giác an toàn xuất hiện trên nền tảng sự cân bằng các hoạt động sinh lý từ nơi người mẹ thông qua nhu cầu gắn bó mẹ - con.
Nguợc lại nếu mẹ: buồn đau bực dọc, căng thẳng, hận thù, đố kị...kìm hãm sự phát triển não, hệ thần kinh, các giác quan, hệ tuần hoàn, hô hấp, tiêu hoá, bài tiết ở trẻ. Trẻ cảm nhận chính xác trạng thái tâm lý của mẹ (qua giọng nói, dòng sữa, trương lực cơ bắp...) Nó là cơ sở nảy sinh cảm giác bất an, lo âu dân đến trẻ dễ giật mình khi ngủ, bú không được ngon miệng, dễ dẫn đến sự ức chế quá trình thân kinh không có lợi cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ
Do vậy khi nuôi trẻ sơ sinh tốt nhất người mẹ tự điều chỉnh tự giáo dục mình sao cho có được những trạng thái xúc cảm tích cực vì sự phát dục thể chất và sự phát triển xúc cảm của con trẻ.
- Những phản ứng hành vi xúc cảm của mẹ thể hiện trên gương mặt biểu cảm cần thể hiện phù hợp với các chuẩn mực văn hoá xã hội
Chẳng hạn: Khi cười đùa với con, giao tiếp với con đôi mắt mẹ phải thể hiện được các sắc thái xúc cảm yêu thương và phải nhìn thẳng vào đôi mắt của trẻ, hết sức tự nhiên và chính xác. Gương mặt biểu cảm của mẹ vui mừng, yêu thương, thích thú hoặc buồn...cần rõ nét, đúng chuẩn mực để trẻ nhập tâm (trẻ chưa thể bắt chước mà mớí nhập tâm)
- Ngay cả việc xây dựng các phản xạ có điều kiện qua việc thực hiện chế độ sinh hoạt hàng ngày, chính người mẹ cũng vì sự khôn lớn của con mà gương mẫu thực hiện tốt chế độ sinh hoạt thì mới dắt con vào đời theo định hướng xã hội đương thời. Sự mẫu mực hành vi của mẹ khi cho trẻ bú, trong chăm sóc sức khoẻ ban đâù với cách thức ổn định sẽ là điều kiện tốt xây dựng chương trinh hành động hàng ngày cho bé.
Tóm lại: Sự mẫu mực và ổn định của các thao tác hành vi trong chăm sóc giáo dục trẻ thực hiện chế độ sinh hoạt cho trẻ theo phương thức xã hội là những điều cân lưu ý trong phương pháp giáo dục trẻ sơ sinh.
1.2. Khi con ở tuổi hài nhi (Từ 2 tháng – 1 năm) 1.2.1. Những nội dung cần giáo dục: 1.2.1. Những nội dung cần giáo dục:
* Giáo dục thể chất
- Thoả mãn nhu cầu dinh dưỡng hợp lý cho trẻ - Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho bé
- Sau 4 tháng cho bé ăn thêm dần nước cơm, nước cháo
Tổ chức các hình thức vận động phát triển thể lực và những tố chất cho trẻ
Chẳng hạn, cho bé nằm sấp để rèn luyện cơ cổ giúp bé ngẩng đầu lên, mở rộng tầm mắt, tăng thêm cơ hội tiếp nhận kích thích với môi trường xung quanh thúc đẩy sự phát
57
triển năng lực trí tuệ. Dạy trẻ lật, lẫy khi 3 tháng tuổi. Nên bố trí tập luyện cho trẻ trứơc khi bú. Mới đầu thời gian tập không nên quá dài tuỳ theo năng lực của trẻ tăng thời gian và số lần tập
- Rèn luyện động tác tay cho bé
- Ngoài ra cần dạy cho trẻ tập bò, tập đứng tập đi
Chú ý: Tuỳ các mức độ phát triển của từng trẻ mà tập cho trẻ không nên ép trẻ tập luyện.
* Giáo dục xúc cảm, biểu cảm cho trẻ
- Cười là loại xúc cảm được hình thành sớm nhất. Trước đây người ta ngộ nhận tiếng khóc là xúc cảm sớm nhất của con người đó chỉ là tín hiệu sinh lý để các phế nang mở ra đón không khí tràn vào phổi, hai lá phổi căng phồng thực hiện chức năng hô hấp của trẻ
- Cười là phương thức gắn bó giao tiếp đầu tiên của trẻ với mẹ, với mọi người là dấu hiệu bắt chước hành vi xã hội đầu tiên của trẻ. Khi được bú no nê, trong vòng tay ấm áp của mẹ, được mẹ trò chuyện, cười đùa, đôi mắt âu yếm tràn ngập yêu thương...làm con trẻ bật tiếng cười cùng với gương mặt rạng rỡ, tay chân khua múa (phức cảm hớn hở hình thành) (khoảng 2,5 tháng sau khi sinh)
- Từ đây mỗi lần vui mừng trẻ phát ra tiếng cười giòn khanh khách và tiếp theo đó là các cảm xúc vui, buồn, giận dỗi, sợ hãi...của bé dần dần xuất hiện do những kích thích từ gương mặt biểu cảm của mẹ và những kích thích qua làn da, thông qua trương lực cơ bắp của hai mẹ con, đồng thời do những kích thích sinh lý của các quá trình thoả mãn hay không thoả mãn các nhu cầu cơ bản của trẻ.
- Sự xuất hiện các cảm xúc tích cực ở trẻ chính xác đến mức nào phụ thuộc vào kinh nghiệm biểu cảm qua gương mặt biểu cảm của mẹ và những ngươì thân, gần guĩ với trẻ. Nếu người mẹ luôn phải dịu dàng âu yếm vỗ về thì trẻ được phát triển cảm xúc tích cực
- Trẻ nhỏ cảm nhận chính xác các loại xúc cảm của từ nơi mẹ bằng bốn con đường: + Thông qua dòng sữa mẹ
+ Qua trương lực cơ bắp làn da của mẹ
+ Qua phản ứng hành vi xúc cảm biểu cảm trên mặt mẹ (gương mặt biểu cảm) + Qua âm thanh, giọng nói, ngữ điệu lời nói của mẹ
Điều quan trọng là người mẹ phải biết biểu hiện chính xác các mức độ loại xúc cảm phù hợp với thái độ của mình để trẻ nhập tâm bắt chước các hành vi phản ứng xúc cảm; nhờ đó trẻ phát triển tốt giao tiếp với mẹ và những người xung quanh.
- Các loại xúc cảm của con người là phương tiện biểu đạt thái độ, tư tưởng tình
cảm, nhu cầu, ước muốn, nguyện vọng.. của cá nhân. Muốn cho những người xung quanh nhận biết chính xác xúc cảm của mình thì các cá nhân phải học cách thể hiện phản ững xúc cảm chính xác, phù hợp với chuẩn mực biểu hiện xúc cảm của xã hội. Mẹ là nhà giáo dục đầu tiên dạy trẻ cách thể hiện xúc cảm trong những năm tháng đầu đời.
58
Và tình cảm cá nhân sau này cùa trẻ phần lớn được bẳt nguồn từ mẹ và những người nuôi dưỡng, gần gũi trẻ trong những năm đầu đời do trẻ nhập tâm bắt chước mà có.
- Đây là nội dung giáo dục quan trọng đối với trẻ năm đầu, nó sẽ thành quen thuộc, thành bản chất của con người trong cách thể hiện thái độ thiện chí hay không, có tự tin hay không. Nhờ có phương tiện giao tiếp xúc cảm (giao lưư xúc cảm) mà con người mới hợp tác được với nhau để tồn tại và phát triển
* Thực hiện chế độ sinh hoạt cho trẻ theo phương thức xã hôi đương thời
- Việc xây dựng thời gian biểu trong ngày cho con trẻ ở tuổi hài nhi là tiếp tục thực hiện chế độ sinh hoạt của trẻ ở tuổi sơ sinh, nhằm hướng tới cho trẻ ngủ, ăn, đại tiểu tiện, vui chơi giao tiếp phù hợp với đặc điểm tâm lý trẻ và định hướng của xã hội
- Nếu nhịp sinh học tự nhiên theo tính chu kì khá ổn định cùng với các đối tượng, phuơngtiện và điều kiện thỏa mãn nhu cầu ổn định trong gia đình thì các hành vi giao tiếp thoả mãn nhu cầu của trẻ cũng khá ổn định theo giờ giấc nhất trong ngày. Từ đó một số thói quen hành vi đơn giản được hình thành nhờ mẹ tập luyện như ăn theo giờ, đại tiểu tiện theo giờ vào nơi quy định ngủ theo giờ giấc ổn định vui chơi giao tiếp theo giờ...
- Kết hợp với giáo dục thể chất cần xây dựng cho trẻ một số hành vi xã hội trong sinh hoạt hàng ngày như:
+ Hình thành các tư thế cơ bản của con người lật, lẫy, bò, ngồi, đứng vịn đi... + Hình thành phát triển các thao tác tinh khéo của đôi bàn tay như cầm, nắm, rung, lắc, nâng, nhấc, tháo, lắp, sờ mó, mân mê, khám phá đồ vật
+ Dạy trẻ phát âm và nói tiếng mẹ đẻ ...
1.2.2. Một số phương pháp giáo dục cần chú ý:
*. Giáo dục bằng tình cảm: được biểu hiện qua các hình thức sau:
- Tiếp xúc da thịt, môi miệng. Thường xuyên bế bồng ôm ấp xoa nắn vỗ về trẻ qua tiếp xúc da, môi miệng là phương tiện biểu hiện các loại xúc cảm trung thực nhất
- Tác động qua lời nói ngọt ngào, âu yếm, cưng nựng của mẹ và những người thân trong gia đình. Những lời nói ngọt ngào đầy yêu thương kết hợp với khuôn mặt biểu cảm, mắt nhìn âu yếm, mặt mày rạng rỡ của mẹ là những kích thích tích cực xua tam sự lo âu ở trẻ.
- Cử chỉ thao tác và hành vi bế bồng, xoa nắn vỗ về, lau rửa thật nhẹ nhàng, Từ đó, trẻ cảm nhận được sự yêu thương của mẹ và người thân
*. Giáo dục trẻ bằng sự mẫu mực hành vi của những người thân khi gần gũi với trẻ
- Hành vi biểu cảm: Đây là hành vi tinh tế nhất thể hiện trước hết qua gương mặt biểu cảm làm sao cho phù hợp với trạng thái vui buồn, thích thú, ngạc nhiên, thèm muốn, lo âu...phù hợp với chuẩn mực chung của xã hội để trẻ nhập tâm bắt chước; Chẳng hạn: Các cử chỉ điệu bộ: gật đầu đồng ý, lắc đầu xua tay là không đồng ý...
- Lúc không đồng ý hay tức giận thì giọng nói đanh lạnh, mạnh.. ngược lại đồng ý thì có giai điệu nhẹ nhàng cùng với cử chí gật đầu
59