Khi co nở tuổi ấu nh i( 1tuổi 3 tuổi) 1 Những nội dung cần giáo dục

Một phần của tài liệu Giáo trình Gia đình và giáo dục gia đình (Trang 60 - 63)

- Hành vi ngôn ngữ: Khi giao tiếp với trẻ cần chú ý chuẩn tiếng Việt, trong sáng rõ

1.3. Khi co nở tuổi ấu nh i( 1tuổi 3 tuổi) 1 Những nội dung cần giáo dục

1.3.1. Những nội dung cần giáo dục

* Giáo dục thể chất

Về nhu cầu dinh dưỡng :

- Đối với trẻ ấu nhi việc giáo dục thể chát là đặc biệt quan trọng, bởi lẽ bộ máy tiêu hóa của trẻ còn yếu, trẻ đã bắt đầu ăn dặm và ít bú mẹ hơn. Đối với trẻ 12- 24 tháng răng còn chưa mọc đủ nên cho trẻ ăn thức ăn mềm, ninh nhừ, loãng rồi đặc dần để trẻ dễ nhai nuốt

- Trẻ từ 12- 18 tháng cần ăn từ 4-6 bữa/ ngày , cần đảm bảo đủ chất và lượng trong ăn uống của trẻ

- Chú ý không nên cai sữa vào mùa hè khi trẻ đang ốm

- Đối với trẻ từ 18 tháng - 3 tuổi nên cho trẻ ăn tổng hợp nhiều loại thực phẩm và cố gắng thay đổi luôn nhưng phải đảm bảo đủ chất dinh dưỡng và ngon miệng. Nên cho trẻ ăn theo bữa không nên ăn vặt, thời gian giữa các bữa ăn phải hợp lý. Đồng thời trẻ cần uống nước hàng ngày

- Cần đảm bảo vệ sinh ăn uống cho trẻ

Tổ chức các hoạt động kích thích phát triển thể chất cho trẻ

- Cha mẹ tổ chức cho trẻ hành động với đồ vật như xếp các khối vuông, hộp chồng lên nhau, đồ chơi lăn được để kéo bóng...cho trẻ tháo lắp. Hướng dẫn trẻ rửa mặt đánh răng, chọn quần áo, giày dép... Cần khích lệ động viên trẻ vượt trở ngại: khi leo trèo, chui trườn, bò trườn ở các cầu trượt, đu quay để rèn luyện các tố chất nhanh, mạnh dẻo dai ...

- Cho trẻ chơi với cát, nước, cho trẻ xem tranh ảnh để trẻ nói hỏi kể lại

- Mỗi khi gặp đồ vật hiện tượng mới lạ cần hướng dẫn trẻ lời các câu hỏi của trẻ để trẻ nhận biết và phát triển hoạt động nhận thức và kích thích hứng thú tính tò mò ham hiểu biết,...

Tóm lại giáo dục thể chất cho trẻ ấu nhi vẫn được coi là nội dung giáo dục quan trọng vì giai đoạn này trẻ bắt đầu tập ăn các loại dưỡng chất như lương thực thực phẩm gần giống với người lớn, trẻ đã mọc đủ răng, tuy nhiên bộ máy tiêu hóa còn yếu, trẻ

60

nhai chưa tốt vì vậy thức ăn cần mền ninh nhừ dễ nhai và dễ nuốt, đảm bảo đủ các dưỡng chất giúp trẻ tăng trưởng và phát triển tốt.

* Giáo dục xúc cảm tình cảm

- Giáo dục xúc cảm tình cảm ở trẻ ấu nhi khác với trẻ năm đầu ở chỗ: Mục đích giáo dục xúc cảm của trẻ năm đầu là trẻ có phản ứng hành vi xúc cảm phù hợp với các biểu hiện chuẩn mực của xã hội về từng loại xúc cảm và các cử chỉ điệu bộ tư thế. Nghĩa là trẻ phải nhập tâm bắt chước chính xác các phản ứng xúc cảm của mẹ và những người thân gần gũi để biểu đạt chính xác các mức độ thỏa mãn hay không thỏa mãn các nhu cầu của cá nhân trẻ. Trong khi đó mục đích giáo dục xúc cảm ở trẻ ấu nhi là: Bé phải nhận biết chính xác loại xúc cảm nào đang xuất hiện và trẻ miêu tả được bằng lời nói; biết cách thức biểu hiện chúng như thế nào để những người xung quanh nhận biết đúng chính xác xúc cảm ở trẻ.

Đến tuổi ấu nhi các phương tiện biểu đạt xúc cảm của con người dã được hình thành ở trẻ:

- Xúc giác trực tiếp qua trương lực cơ bắp, da kề da, môi miệng

- Cử chỉ điệu bộ tư thế ánh mắt nụ cười (phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ) - Phương tiện giao tiếp bằng vật chất: Người lớn có thể dỗ trẻ bằng đồ chơi, bánh kẹo...các đối tượng vật chất thỏa mãn nhu cầu vật chất cho trẻ.

- Ngôn ngữ nói bé đang ở thời kì phát cảm ngôn ngữ hay hỏi, hay thắc mắc khi có điều mới lạ không có trong vốn sống kinh nghiệm của trẻ

- Dùng ngôn ngữ nói biểu đạt chính xác các trạng thái xúc cảm của mình là mục tiêu giáo dục xúc cảm cho trẻ ấu nhi của các bậc cha mẹ

* Giáo dục các thói quen hành vi cho trẻ

Trẻ em ở giai đoạn lứa tuổi này đã hoàn thiện các tư thế cơ bản của con người. Các thao tác tinh khéo đã được hình thành ở năm đầu nay được trẻ thể hiện qua hành động với đồ vật, khám phá tìm hiểu các đặc điểm tính chất chức năng ...và tên gọi của chúng. Trong các quá trình thỏa mãn các nhu cầu vật chất như ăn uống, mặc các nhu cầu tinh thần như gắn bó, giao tiếp, nhận thức, vận động ...phần lớn đối tượng thỏa mãn nhu cầu ổn định lặp đi lặp lại có tính chu kì. Nhờ vậy thói quen hành vi của trẻ được hình thành. Tuy nhiên nếu cha mẹ không quan tâm đến chế độ sinh hoạt hàng ngày không sống mẫu thì khó có thể thành lập thói quen hành vi cho trẻ

* Trong lĩnh vực ăn ngủ: Những thói quen hành vi tốt cần hình thành cho trẻ: - Thói quen ăn ngủ đúng giờ

- Thói quen ăn hết xuất, ăn chậm nhai kĩ, khi ăn không nói chuyện, không nhai tóp tép, uống, húp sụt soạt

* Trong lĩnh vực giao tiếp ứng xử:

- Thói quen xưng hô đúng vị trí xã hội của mình - Thói quen đi hỏi về chào, biết nói cảm ơn, xin lỗi

61 - Thói quen gọi dạ, bảo vâng

- Thói quen đi đứng nhẹ nhàng nơi công cộng, nói năng nhỏ nhẹ... * Trong lĩnh vực sử dụng đồ dùng dụng cụ gia đình

- Thói quen ngăn nắp, gọn gàng

- Thói quen giữ gìn bảo vệ đồ dùng dụng cụ trong gia đình * Trong lĩnh vực tự phục vụ bản thân

- Thói quen vệ sinh sạch sẽ nơi ăn, ngủ, ở gia đình, lớp học,...

- Thói quen tự phục vụ bản thân: tự chọn giày dép, quần áo cho mình, tự xúc ăn tự đánh răng rửa mặt ...

- Thói quen đi tiểu, đi tiêu đúng nơi quy định - Thói quen ăn mặc sạch sẽ gọn gàng

* Trong lĩnh vực giữ môi trường xanh, sạch đẹp - Thói quen bỏ rác vào thùng đúng nơi quy định

- Thói quen giữ gìn môi trường gia đình lớp nhà trẻ, nơi ở sạch sẽ - Thói quen không khạc nhổ bừa bãi

* Phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ

- Giai đoạn từ 1- 3 tuổi là giai đoạn phát triển ngôn ngữ nói với tốc độ nhanh, cường độ mạnh nhất của trẻ trong các giai đoạn phát triển của cá nhân. Ở giai đoạn này vốn từ tăng lên từng ngày, loại từ mà trẻ sử dụng trong giao tiếp với những người xung quanh ngày càng phong phú hợp lý. Đặc biệt các câu hỏi trong hành vi ngôn ngữ thường diễn ra khi giao tiếp hợp tác với những người xung quanh. Giai đoạn này trẻ hay mắc tật ngôn ngữ như: nói ngọng, nói lắp

- Nội dung giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ hướng vào: + Phát âm chuẩn tiếng Việt, tiếng mẹ đẻ

- Lời nói rõ ràng mạch lạc theo cấu trúc ngữ pháp - Nói năng lưu loát có ngữ điệu rõ ràng

- Sửa chữa các khuyết tật về ngôn ngữ nói như: nói ngọng, nói lắp, nói tục, nói trống không,...

* Giáo dục tính độc lập và tự lực

Sự độc lập là sự tự do làm mọi việc theo khả năng riêng của mình. Trẻ 2,3 tuổi đã có thể tự xúc ăn, tự chọn quần áo mặc...dấu hiệu tự lực hành động xuất hiện trong hành động với đồ vật. Đây là quy luật phát triển tất yếu của các thao tác hành vi, hành động với đồ vật; trên nền tảng này các kĩ năng kĩ xảo thói quen hành vi được hình thành ở trẻ. Đây là các tiền đề quan trọng để hình thành các năng lực người ở trẻ như: năng lực quan sát, năng lực tự chủ, năng lực độc lập, năng lực thích ứng, năng lực hợp tác,...

62

- Tạo nhiều cơ hội cho trẻ được lựa chọn (nhất là lựa chọn đồ chơi)

- Khích lệ động viên trẻ tự lực thực hiện những công việc đơn giản tự phục vụ cá nhân - Tạo những tình huống mới lạ trong giao tiếp vui chơi để trẻ tự suy nghĩ cách giải quyết

* Giáo dục trẻ kính trọng lễ phép với ông bà, cha mẹ

Khi trẻ còn nhỏ mọi nhu cầu cơ bản của con người như ăn, mặc gắn bó giao tiếp, nhận thức, vận động...đều được cha mẹ ông bà những người thân gần gũi đáp ứng. Khi được thỏa mãn nhu cầu trẻ 3 tuổi nhận biết được chính xác ai là người thỏa mãn tối đa nhu cầu cho trẻ, ai là người chăm sóc nuôi dưỡng trẻ nhiều, ai là người gắn bó nhất với trẻ... Khi ý thức và tự ý thức được hình thành trẻ nhập tâm được nhiều hành vi lễ phép lễ độ của cha mẹ đối với ông bà, của anh chị em và từ anh chị hoặc từ cha mẹ đối với ông bà. Ngoài ra người lớn trong gia đình có thể sử dụng các truyện cổ tích ngụ ngôn...để giáo dục cho trẻ những hành vi lễ phép, lễ độ kính trọng người lớn hơn cho trẻ, đó là các hành vi:

- Gọi dạ bảo vâng, đi hỏi, về chào - Lấy tăm cho cha mẹ ông bà sau khi ăn

- Có thức ăn ngon hay hoa quả thì phải dành cho ông bà trước - Biết vâng lời người lớn

Một phần của tài liệu Giáo trình Gia đình và giáo dục gia đình (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)