ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY
- Xây dựng gia đình Việt Nam theo hướng củng cố, ổn định gia đình trên cơ sở kế thừa và phát huy các phẩm chất truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, tiếp thu có chọn lọc các giá trị tiên tiến của gia đình trong xã hội phát triển; thực hiện quy mô gia đình ít con (mỗi cặp vợ chồng có 1 hoặc 2 con) thực hiện đầy đủ các quyền và trách nhiệm của các thành viên trong gia đình đối với trẻ em, phụ nữ và người cao tuổi. Với mục tiêu chiến lược xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.
32
- Nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, trách nhiệm của gia đình và cộng đồng trong việc thực hiện chính sách, pháp luật hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, tăng cường phòng ngừa, ngăn chặn sự xâm nhập của tệ nạn xã hội vào gia đình.
- Nâng cao mức sống gia đình trên cơ sở phát triển kinh tế gia đình, tạo việc làm, tăng thu nhập và phúc lợi đặc biệt đối với các gia đình chính sách, gia đình của người dân tộc thiểu số, gia đình nghèo, gia đình ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.
1. Những định hướng cơ bản
- Xây dựng gia đình mới ở nước ta hiện nay phải trên cơ sở kế thừa, giữ gìn phát huy các giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống Việt Nam, đồng thời tiếp thu những giá trị tiến bộ của thời đại về gia đình. Cải tạo những phong tục tập quán, những hủ tục xây dựng gia đình văn hoá mới, xã hội chủ nghĩa.
- Gia đình Việt Nam được xây dựng trên cơ sở các quan hệ bình đẳng, thương yêu, có trách nhiệm cùng chia sẻ gánh vác những công việc của các thành viên để thực hiện các chức năng cơ bản của gia đình. Tạo dựng hạnh phúc gia đình cùng góp phần xây dựng và phát triển xã hội.
- Xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay gắn liền với việc hình thành và xác lập, củng cố từng bước các quan hệ gắn bó giữa các thành viên trong gia đình, gia đình với xã hội với cộng đồng, các thiết chế, tổ chức ngoài gia đình xây dựng và rèn luyện con người thành người công dân chân chính phát triển toàn diện. Vì mục tiêu : ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc
- Xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay phải trên cơ sở quan hệ vợ chồng bình đẳng thương yêu giúp đỡ gắn bỏ thuỷ chung vợ chồng, cha mẹ con cái anh chị em trong gia đình góp phần xây dựng gia đình văn hoá mới xã hội chủ nghĩa.
- Mục tiêu đạt tới sự bình đẳng giới đựơc gắn liền mục tiêu phát triển. Sự phát triển của từng giới, đặc biệt giới nữ, phải phát triển theo kịp phát triển của nhân loại và tiến bộ bền vững của xã hội. Sự bình đẳng giới phải nhằm tạo nên sự phát triển tốt đẹp, sự phân công hợp lý giữa nam và nữ trong lao động sản xuất, trong xây dựng gia đình và hoạt động xã hội. Như vậy, cần phải có các chính sách nâng cao vai trò, năng lực của người phụ nữ mới, tạo điều kiện để phụ nữ phát triển cùng với sự phát triển của đất nước, của dân tộc Việt Nam và của thời đại chúng ta đang sống.
2. Những giải pháp cơ bản
Một là, tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng và sự chỉ đạo của các cấp chính quyền đối với công tác gia đình; Thực hiện có hiệu quả chiến lược xây dựng gia đình Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế; Thực hiện có hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đẩy mạnh quá trình xã hội hoá đối với công tác gia đình và xây dựng gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới.
Hai là, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, xã hội cộng đồng và các thành viên gia đình về vai trò, vị trí của gia đình trong quá trình phát triển xã hội; Thực hiện có hiệu quả chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác hôn nhân và gia đình; Tích cực giúp đỡ các gia đình có thêm nhiều kiến thức và kỹ năng sống; chủ động phòng chống, ngăn chặn các tệ nạn xã hội vào gia đình; kế thừa và
33
phát huy những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đồng thời tiếp thu có chọn lọc những giá trị tiên tiến, hiện đại về gia đình.
Ba là, xây dựng và hoàn thiện hệ thống dịch vụ có liên quan để góp phần củng cố, ổn định và phát triển kinh tế gia đình. Theo đó, Nhà nước cần sớm hoàn thiện hệ thống chính sách phát triển kinh tế, chính sách khuyến khích đầu tư và xúc tiến thương mại, giải quyết thị trường, bảo hiểm rủi ro (nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn), nhằm ổn định và phát triển kinh tế gia đình. Khuyến khích các gia đình khai thác và sử dụng đất đai có hiệu quả. Có chính sách ưu tiên hỗ trợ phát triển kinh tế cho các gia đình liệt sỹ, gia đình thương binh, bệnh binh, gia đình đang sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào còn có nhiều khó khăn….
Bốn là, kế thừa và đẩy mạnh các công tác nghiên cứu cơ bản về gia đình, nhằm tạo cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc tham mưu hoạch định chính sách về gia đình. Theo đó, cần nhanh chóng tập hợp điều tra, khảo sát và đánh giá một cách có hệ thống trong các chương trình nghiên cứu ngắn hạn, cũng như dài hạn về gia đình. Trong đó, cần đặc biệt chú ý ưu tiên các nghiên cứu ứng dụng nhằm đảm bảo cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc hoạch định chính sách, các chương trình, kế hoạch để thực hiện có hiệu quả chiến lược xây dựng gia đình Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.
Năm là, nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ cán bộ làm công tác gia đình. Theo đó, trước mắt cần kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước và hệ thống nhân sự từ trung ương tới địa phương. Trong đó, cần lưu ý sự phối hợp quản lý thống nhất giữa hai bộ ngành: Bộ y tế và Bộ lao động thương binh và xã hội về công tác quản lý gia đình. Tiếp đến, cần từng bước xây dựng và mở rộng hệ thống đào tạo cán bộ chuyên ngành về lĩnh vực gia đình theo phương châm thiết thực cả về nội dung và phương pháp, vừa đảm bảo phục vụ trực tiếp yêu cầu triển khai chiến lược xây dựng gia đình Việt Nam giai đoạn trước mắt, vừa chuẩn bị tốt nguồn nhân lực cho tương lai.
Sáu là, tăng cường và mở rộng các hợp tác đa phương và song phương quốc tế để trao đổi kinh nghiệm và tranh thủ vận động nguồn lực hỗ trợ thực hiện công tác gia đình. Quá trình hợp tác, trao đổi cần chú ý không chỉ trong phạm vi châu lục mà còn cần mở rộng ra trên toàn thế giới để đảm bảo xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam vừa truyền thống, vừa hiện đại, phù hợp với xu thế phát triển của các mô hình gia đình trên thế giới.
Tóm lại, gia đình là một cộng đồng xã hội đặc thù của con người được tạo nên bởi các quan hệ hôn nhân, huyết thống và việc giáo dưỡng giữa các thành viên. Với tư cách là một cộng đồng xã hội đặc biệt, gia đình có nhiều chức năng khác nhau và những chức năng đó đang được ngày càng phát huy có hiệu quả trong xã hội hiện đại. Trải qua nhiều thế hệ, gia đình Việt Nam được hình thành và phát triển với những chuẩn mực giá trị tốt đẹp góp phần xây dựng bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam. Xét về vai trò và vị trí thì gia đình Việt Nam dù ở thời đại nào cũng là tế bào của xã hội Việt Nam. Trải qua nhiều thời kỳ phát triển, cấu trúc và chức năng của gia đình Việt Nam cho dù có nhiều thay đổi nhưng chức năng cơ bản vẫn còn được duy trì và là một trong những nhân tố không thể thiếu được của gia đình Việt Nam trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước hiện nay. Sau hơn 25 năm đổi mới công tác xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam
34
đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tuy nhiên, trong điều kiện phát triển mới hiện nay sự phát triển của gia đình Việt Nam đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức đòi hỏi cần có giải pháp khắc phục. Quan điểm, mục tiêu và những giải pháp cơ bản của công tác xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay như văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng khẳng định: “Phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, thích ứng với những đòi hỏi quá trình công nghệ hoá, hiện đại hoá. Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, thật sự là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hoá truyền thống tốt đẹp, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”(1).
CÂU HỎI HƯỚNG DẪN SINH VIÊN HỌC TẬP
1. Tìm hiểu những đặc trưng, tính chất của gia đình Việt Nam.
2. Những giá trị bền vững của gia đình Việt Nam là gì? Nêu các biểu hiện của
nó trong cuộc sống gia đình bạn.
3. Nêu một vài vấn nạn của gia đình Việt Nam.
4. Vì sao bạo hành gia đình không phải là vấn nạn của riêng một số gia đình
Việt Nam mà là vấn nạn có trong tất cả các nền văn hóa? Nguyên nhân của bạo hành trong gia đình. Kinh nghiệm chống bạo hành gia đình ở Việt Nam.
5. Nêu các giải pháp xây dựng gia đình văn hoá và phát triển bền vững ở Việt
Nam trước những cơ hội thách thức hiện nay.
35
Chương III
GIÁO DỤC TRONG GIA ĐINH VÀ MỐI QUAN HỆ GIA ĐÌNH – NHÀ TRƯỜNG – XÃ HỘI GIA ĐÌNH – NHÀ TRƯỜNG – XÃ HỘI