Tổ chức bộ máy của EVN

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ- NÂNG CAO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA CÁN BỘ, CÔNG NHÂN VIÊN TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM THÔNGQUA CÔNG TÁC THI ĐUA - KHEN THƯỞNG (Trang 55 - 56)

7. Bố cục đề tài

2.1.4. Tổ chức bộ máy của EVN

Do tiếp thu mô hình độc quyền liên kết dọc của Tổng công ty Điện lực Việt Nam nên tổ chức sản xuất kinh doanh điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam không có thay đổi lớn so với mô hình trước đây: Công ty mẹ chỉ đạo, phê duyệt và hướng dẫn các đơn vị trực thuộc và các công ty con về kế hoạch, các chỉ tiêu chủ yếu trong sản xuất kinh doanh điện và điều hành hệ thống điện.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trụ sở tại Hà Nội đóng vai trò như cơ quan mẹ thực hiện vai trò điều hành, chỉ đạo gồm: Tổng giám đốc và 5 Phó Tổng giám đốc, 21 phòng ban chuyên môn nghiệp vụ tham mưu giúp việc cho Hội đồng thành viên; EVN hiện có 33 đơn vị trực thuộc: 03 Tổng công ty phát điện (EVNGENCO 1,2,3), 07 công ty thủy điện đa mục tiêu, 03 công ty nhiệt điện thuộc lĩnh vực sản xuất điện năng; khâu phân phối, kinh doanh điện năng gồm 05 đơn vị: Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC), Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC), Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC), Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI), Tổng công ty Điện lực thành phố Hồ Chí Minh (EVNHCMC); phụ trách lĩnh vực truyền tải điện của Tập đoàn hiện nay là Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT); 03 Ban Quản lý dự án điện, 04 Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng điện và các đơn vị phụ trợ: Công ty Mua Bán điện, Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia, Công ty

Viễn thông điện lực và Công nghệ thông tin, Trung tâm Thông tin điện lực, Trung tâm Dịch vụ sửa chữa EVN, Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng và Công nghệ EVN, Tổng công ty Thiết bị điện Đông Anh (EVN nắm giữ dưới 50% vốn).

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ- NÂNG CAO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA CÁN BỘ, CÔNG NHÂN VIÊN TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM THÔNGQUA CÔNG TÁC THI ĐUA - KHEN THƯỞNG (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w