Mục tiêu phát triển của Tập đoàn Điện lực Việt Nam đến năm 2025

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ- NÂNG CAO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA CÁN BỘ, CÔNG NHÂN VIÊN TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM THÔNGQUA CÔNG TÁC THI ĐUA - KHEN THƯỞNG (Trang 93 - 96)

7. Bố cục đề tài

3.1.1. Mục tiêu phát triển của Tập đoàn Điện lực Việt Nam đến năm 2025

Nam đến năm 2025

3.1.1.1. Mục tiêu tổng quát

Xây dựng Tập đoàn Điện lực Việt Nam thành Tập đoàn kinh tế mạnh, sản xuất kinh doanh hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn; tiếp tục cơ cấu lại doanh nghiệp trên nền tảng đổi mới, phát triển có trình độ công nghệ, quản trị hiện đại, chuyên môn hoá cao; đảm bảo cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần quan trọng bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia. EVN xây dựng mục tiêu, chiến lược phát triển của Tập đoàn giai đoạn 2021-2025 như sau:

- Đảm bảo mức tăng trưởng điện thương phẩm bình quân 8,4%- 9,1%/năm (tương ứng sản lượng điện thương phẩm toàn quốc năm 2025 dự kiến đạt từ 325 đến 335,3 tỷ kWh).

- Phấn đấu giảm tổn thất điện năng đến năm 2025 còn 6%.

- Xây dựng hệ thống lưới điện thông minh, hiệu quả, có khả năng kết nối khu vực; bảo đảm cung cấp điện an toàn, đáp ứng tiêu chí N-1 đối với vùng phụ tải quan trọng và N-2 đối với vùng phụ tải đặc biệt quan trọng. Đến năm 2025, độ tin cậy cung cấp điện năng thuộc nhóm 4 nước dẫn đầu ASEAN, chỉ số tiếp cận điện năng thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu ASEAN.

- Đầu tư phát triển hạ tầng lưới điện đảm bảo đồng bộ tiến độ đưa vào vận hành các nguồn điện, tăng cường liên kết nhập khẩu điện từ các nước trong khu vực và đáp ứng nhu cầu điện cho phát triển kinh tế xã hội.

- Năng suất lao động bình quân hằng năm tăng trên 8%/năm. Phấn đấu sản lượng điện thương phẩm bình quân đạt 3,7 triệu kWh/lao động vào năm 2025.

- Bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước đầu tư tại EVN và vốn của EVN đầu tư vào các doanh nghiệp khác.

3.1.1.2. Giải pháp và tổ chức thực hiện

Để hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, Tập đoàn Điện lực Việt Nam cùng các đơn vị thành viên tiếp tục tổ chức các phong trào thi đua theo tinh thần Chỉ thị liên tịch số 6252/CTLT-EVN-CĐĐLVN ngày 17/9/2020 của Tổng giám đốc và Ban Thường vụ Công đoàn Điện lực Việt Nam phát động phong trào thi đua giai đoạn 2021-2025 trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam, tập trung vào các nội dung sau:

- Đảm bảo sản xuất, vận hành an toàn, liên tục, ổn định hệ thống điện và giảm tổn thất điện năng; vận hành hiệu quả thị trường điện, từng bước hình thành thị trường điện cạnh tranh theo đúng lộ trình. Đảm bảo cung ứng đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu sinh hoạt của nhân dân.

- Đầu tư nguồn điện và hệ thống lưới điện truyền tải, phân phối đồng bộ phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đảm bảo chất lượng, tiến độ các dự án nguồn và lưới điện; khuyến khích phát triển điện mặt trời trên mái nhà, hệ thống điện mặt trời phân tán. Nghiên cứu khả năng ứng dụng hệ thống tích trữ năng lượng và công nghệ truyền tải điện một chiều; tiếp tục phát triển lưới điện thông minh và chuẩn bị hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại.

- Tiếp tục đổi mới công tác kinh doanh và nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng; hiện đại hóa, ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác quản lý vận hành và kinh doanh bán điện; hiện đại hoá công nghệ bảo dưỡng và sửa

chữa hệ thống lưới đang vận hành để nâng cao độ tin cậy cung cấp điện; thực hiện các biện pháp giảm thời gian tiếp cận điện năng, rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục của Điện lực; thực hiện công tác thu tiền điện qua các hình thức tiên tiến, thanh toán các dịch vụ điện lực mọi lúc mọi nơi; nâng cao tỷ lệ thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt.

- Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp hiện đại và theo các chuẩn mực quốc tế; tiếp tục thực hiện cổ phần hoá các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn trong danh mục Nhà nước không cần giữ 100% vốn; lành mạnh tình hình tài chính của Tập đoàn, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác huy động và phát triển nguồn vốn; nâng cao trình độ công nghệ, từng bước hiện đại hóa hệ thống quản trị tài chính.

- Tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ của cuộc CMCN 4.0 vào sản xuất kinh doanh; hiện đại hoá hệ thống điều độ điện, từng bước thực hiện công tác chuyển đổi số theo định hướng được Chính phủ ban hành tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 về phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” nhằm tăng năng suất lao động, đảm bảo việc làm, thu nhập cho cán bộ, CNVCLĐ toàn Tập đoàn. Mục tiêu hoàn thành chuyển đổi EVN thành doanh nghiệp số trong giai đoạn 2022-2025.

- Nâng cao chất lượng và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực gắn với đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, ứng dụng và phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ; xây dựng, chuẩn hoá hệ thống chức danh theo vị trí công việc; xây dựng cơ chế chính sách động viên, khuyến khích, phát huy năng lực sở trường, sự sáng tạo ở từng vị trí công tác, đáp ứng yêu cầu phát triển và hiện đại hóa của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

- Thực hiện tốt công tác truyền thông và quan hệ cộng đồng; thực thi văn hóa doanh nghiệp, xây dựng môi trường làm việc văn hóa, văn minh, hiện đại; xây dựng đội ngũ cán bộ, người lao động trong Tập đoàn giỏi chuyên môn

với phong cách và lề lối làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả, ứng xử thân thiện, văn minh, lịch sự, góp phần giữ gìn và quảng bá hình ảnh EVN và mỗi đơn vị trở thành một thương hiệu tin cậy trong cộng đồng và xã hội.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ- NÂNG CAO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA CÁN BỘ, CÔNG NHÂN VIÊN TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM THÔNGQUA CÔNG TÁC THI ĐUA - KHEN THƯỞNG (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w