Các yếu tố tác động đến công tác thi đua, khen thưởng

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ- NÂNG CAO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA CÁN BỘ, CÔNG NHÂN VIÊN TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM THÔNGQUA CÔNG TÁC THI ĐUA - KHEN THƯỞNG (Trang 38 - 44)

7. Bố cục đề tài

1.2.5. Các yếu tố tác động đến công tác thi đua, khen thưởng

1.2.5.1. Cơ sở pháp lý

Luật Thi đua, khen thưởng ra đời năm 2003 là đạo luật mang ký hiệu số 15/2003/QH11 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26/11/2003. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2004 quy định về thi đua và khen thưởng tại Việt Nam, cụ thể là quy định về đối tượng, phạm vi, nguyên tắc, hình thức, tiêu chuẩn, thẩm quyền và trình tự thủ tục thi đua, khen thưởng. Từ năm 2003 cho đến nay, Luật Thi đua, khen thưởng được sửa đổi, bổ sung nhiều điều được quy định tại Luật Thi đua, khen thưởng 2005 và 2013; Nghị định 121/2005/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2005, Nghị định số 65/2014/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2014 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng và hiện nay là Nghị định 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ. Đây là cơ sở pháp lý để mọi ngành, lĩnh vực phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đạt được mục tiêu đề ra góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Theo Luật Thi đua, khen thưởng quy định có 02 hình thức tổ chức phong trào thi đua:

+ Thi đua thường xuyên: là hình thức thi đua căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao của cá nhân, tập thể tổ chức phát động, nhằm thực hiện tốt công việc hằng ngày, hằng tháng, hằng quý, hằng năm của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Đối tượng thi đua thường xuyên là các cá nhân trong một tập thể, các tập thể trong cùng một cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giữa các đơn vị có chức năng, nhiệm vụ, tính chất công việc tương đồng nhau.

+ Thi đua theo chuyên đề (hoặc theo đợt): là hình thức thi đua nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm được xác định trong một khoảng thời gian nhất định

hoặc tổ chức thi đua để phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ đột xuất, cấp bách của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

- Về Danh hiệu thi đua: Theo Điều 7, Luật Thi đua, khen thưởng, danh hiệu thi đua gồm:

+ Danh hiệu thi đua đối với cá nhân; + Danh hiệu thi đua đối với tập thể; + Danh hiệu thi đua đối với gia đình.

Theo khoản 1, Điều 20, Luật Thi đua, khen thưởng quy định, danh hiệu thi đua đối với cá nhân gồm:

+ “Chiến sỹ thi đua toàn quốc”

+ “Chiến sỹ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương” + “Chiến sỹ thi đua cơ sở”

+ “Lao động tiên tiến”, “Chiến sỹ tiên tiến”

Khoản 2, Điều 20, Luật Thi đua, khen thưởng quy định, danh hiệu thi đua đối với tập thể gồm:

+ “Cờ thi đua của Chính Phủ”

+ “Cờ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương” + “Tập thể lao động xuất sắc”, “Đơn vị quyết thắng” + “Tập thể lao động tiên tiến”, “Đơn vị tiên tiến” + “Thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố văn hóa”

Khoản 3, Điều 20, Luật Thi đua, khen thưởng quy định, danh hiệu thi đua đối với hộ gia đình là “Gia đình văn hóa”.

Trước hết, khen phải đảm bảo tính chính xác, công bằng, công khai và kịp thời. Xuất phát từ khái niệm và mục đích khen thưởng là sự ghi nhận, biểu dương và tôn vinh công lao thành tích nhằm giáo dục, động viên thúc đẩy phong trào thi đua, khơi dậy tư duy tìm tòi, sáng tạo, phát huy trí tuệ, năng lực, tính tích cực của mỗi cá nhân và tập thể. Khen thưởng phải chính xác, đúng đối tượng, đúng hình thức, đúng thành tích. Thực hiện công khai trong bình xét, khen thưởng và đề nghị cấp trên khen thưởng; công khai trong việc trao tặng, tuyên truyền các tập thể, cá nhân được khen thưởng. Khen thưởng phải công bằng, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, lứa tuổi, ... Và nguyên tắc quan trọng là khen thưởng phải kịp thời, đảm bảo thời gian mới có ý nghĩa, tác dụng. Chính vì lẽ đó, khen thưởng phải chính xác, công khai, công bằng và kịp thời mới có tác dụng động viên, giáo dục, nêu gương trong quần chúng.

Cần chú ý những tập thể và cá nhân có những thành tích cụ thể, ai cũng nhận thấy, dễ học tập, phổ biến, không nên khen chung chung; chống phô trương, hình thức và báo cáo thiếu trung thực. Nếu khen thưởng không chính xác, công bằng và kịp thời, người có thành tích mà không được khen thưởng hoặc không được khen thưởng xứng đáng, sẽ làm mất tác dụng và ý nghĩa của công tác này đồng thời còn làm cho phong trào thi đua không đạt được mục tiêu đề ra và mất niềm tin trong quần chúng nhân dân. Khen thưởng phải chính xác, công bằng và kịp thời mới động viên thu hút được nhiều người tham gia.

Khen thưởng phải đảm bảo tính thống nhất giữa tính chất, hình thức và đối tượng khen thưởng. Tính chất trong khen thưởng phải thể hiện được những quy định về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với công tác khen thưởng. Tính chất, hình thức và đối tượng khen thưởng phải có liên quan chặt chẽ với nhau. Tính chất ở đây là tính chất công việc hoặc lĩnh vực công tác của từng tập thể, cá nhân. Hình thức khen thưởng phải phản ánh đúng thành tích đạt được trong từng lĩnh vực công tác cụ thể. Đối tượng khen thưởng cũng phải phản ánh đúng hình thức và thành tích.

Khen thưởng phải kết hợp chặt chẽ giữa động viên tinh thần đi đôi với thưởng về vật chất. Khen đi đôi với thưởng thỏa đáng cũng là một yêu cầu không thể thiếu được trong tình hình hiện nay vì “trăm đồng tiền công cũng không bằng một đồng tiền thưởng”; để động viên tinh thần những cá nhân và tập thể có những thành tích xuất sắc đóng góp cho thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị. Hình thức khen cao phải được thưởng vật chất cao hơn. Tuy khuyến khích vật chất là một động lực song không nên nhấn mạnh quá đến yếu tố vật chất. Khen thưởng vẫn phải mang ý nghĩa tinh thần, động viên là chủ yếu; cần quan tâm hơn trong việc sử dụng các đòn bẩy về chế độ chính sách kèm theo như những người được khen thưởng với thành tích xuất sắc sẽ được quan tâm cho đi đào tạo, bồi dưỡng, nâng lương, đề bạt ... để tạo ra sức hút, động lực của phong trào thi đua.

- Về các hình thức ghi nhận thành tích của các tập thể, cá nhân, Luật Thi đua, Khen thưởng quy định có 02 Giải thưởng: Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng nhà nước; 13 danh hiệu vinh dự Nhà nước; 10 loại Huân chương; 04 loại Huy chương; Bằng khen, Giấy khen các cấp và các danh hiệu thi đua đối với tập thể, cá nhân.

- Các loại hình khen thưởng

+ Khen thưởng theo công trạng và thành tích đạt được là hình thức khen thưởng cho tập thể, cá nhân đạt được thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

+ Khen thưởng theo chuyên đề (hoặc theo đợt) là khen thưởng cho tập thể, cá nhân đạt được thành tích xuất sắc sau khi kết thúc đợt thi đua do Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị phát động.

+ Khen thưởng đột xuất là khen thưởng cho tập thể, cá nhân đạt được thành tích đột xuất trong lao động, sản xuất, chiến đấu, phục vụ chiến đấu; dũng cảm cứu người, tài sản của nhân dân hoặc của Nhà nước (thành tích đột xuất là thành tích

lập được trong hoàn cảnh không được dự báo trước, diễn ra ngoài dự kiến kế hoạch công việc bình thường mà tập thể, cá nhân phải đảm nhận).

+ Khen thưởng quá trình cống hiến là khen thưởng cho cá nhân có quá trình tham gia trong các giai đoạn cách mạng (giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội), có công lao, thành tích xuất sắc đóng góp vào sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc.

+ Khen thưởng theo niên hạn là khen thưởng cho cá nhân thuộc lực lượng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân có thành tích, có thời gian tham gia xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân.

+ Khen thưởng đối ngoại là khen thưởng cho tập thể, cá nhân người nước ngoài đã có thành tích, có đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam trên lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao, hoặc lĩnh vực khác.

Có thể nói, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về công tác thi đua, khen thưởng ngày càng được hoàn thiện cho thấy được sự quan tâm thường xuyên của Đảng, Nhà nước đối với công tác thi đua, khen thưởng, góp phần giúp cho việc quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng gặp nhiều thuận lợi hơn; cán bộ phụ trách làm công tác thi đua, khen thưởng trở nên chuyên nghiệp hơn. Việc xét tặng các danh hiệu thi đua được rõ ràng, minh bạch; khen thưởng xứng đáng với công sức của người lao động sẽ tạo nên không khí làm việc hăng say, mang lại giá trị cao cả về tinh thần lẫn vật chất. Mỗi cá nhân, tập thể dựa trên những quy định về nguyên tắc, phạm vi, đối tượng, hình thức tổ chức thi đua và đề xuất khen thưởng để đưa ra những định hướng và giải pháp hiệu quả trong suốt quá trình thi đua, khen thưởng.

Người lãnh đạo là người có khả năng gây ảnh hưởng, kích thích và khuyến khích người khác đóng góp các hoạt động có hiệu quả và mang lại thành công mà tổ chức đã đề ra. Trong công tác quản lý, người lãnh đạo giống như cây cầu, người chắp nối làm cho nhân viên của mình hiểu được những quy định của pháp luật. Trong phong trào thi đua, khen thưởng thì người lãnh đạo cũng chính là người phát động phong trào thi đua, khen thưởng phải làm cho mọi cá nhân, tổ chức thấy được ý nghĩa của việc khi họ tham gia tích cực vào phong trào thi đua, mang lại những kết quả như mong muốn thì họ sẽ nhận được những phần thưởng cao quý. Khi nói đến thi đua là nói đến phong trào, chúng ta thường có câu “Cán bộ nào, phong trào đó” là nhằm đề cao vai trò của người lãnh đạo, người cán bộ trực tiếp làm phong trào, vì vậy, cần phải nêu cao vai trò của người cán bộ trực tiếp làm công tác thi đua, khen thưởng. Người làm công tác thi đua, khen thưởng ngoài việc nắm vững các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ thì cần có lòng nhiệt tình với công việc, phải có năng lực trong tổ chức phong trào, gần gũi với mọi người, có năng lực tổ chức để hướng cho mọi người trong tập thể phấn đấu đạt mục tiêu đề ra. Trong cuộc sống nói chung và trong phong trào thi đua nói riêng, mỗi người đều mong muốn được lãnh đạo đánh giá đúng sự cố gắng, tích cực của bản thân mình nên việc khen thưởng được lãnh đạo thực hiện công bằng, kịp thời là rất quan trọng. Mỗi lời động viên, khích lệ đúng lúc của người lãnh đạo sẽ có tác dụng tích cực, làm cho người được khen có tâm trạng phấn khởi hơn và kết quả công việc sẽ tốt hơn. Trong một tập thể, điều đó sẽ góp phần tạo nên không khí vui tươi, đoàn kết, hỗ trợ nhau để hoàn thành nhiệm vụ. Việc khen thưởng không nhất thiết phải đến kỳ sơ kết, tổng kết phong trào thi đua mới đưa ra bình xét, mà cần phải thực hiện thường xuyên; thực chất của việc khen thưởng có giá trị về mặt tinh thần. Thực hiện tốt điều này là chúng ta đã duy trì được thường xuyên phong trào thi đua như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn “Thi đua yêu nước phải được tiến hành thường xuyên, liên tục hàng ngày”; công tác thi đua, khen thưởng đòi hỏi phải nghiên cứu cả một quá trình,

để đúc kết do đó tổ chức bộ máy và cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng nhất thiết phải sớm đi vào ổn định để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng không ngừng được đào tạo, bồi dưỡng, trang bị kiến thức để nâng cao năng lực tham mưu, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu đổi mới về công tác thi đua, khen thưởng trong giai đoạn mới.

1.2.5.3. Ý thức tự giác của cán bộ, công nhân viên

Trong những năm gần đây, nhờ công tác truyền thông tốt mà rất nhiều tấm gương tốt, ngưởi tốt, việc tốt được nêu gương, được nhân rộng và được giới thiệu trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng và điều đó đã minh chứng cho việc đội ngũ cán bộ, công nhân viên đã ý thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc tham gia vào các phong trào thi đua. Thi đua là để cùng nhau học tập, tiến bộ, chia sẻ những kinh nghiệm lao động sáng tạo, có thêm nhiều nghiên cứu khoa học ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống. Mỗi một phong trào thi đua có một ý nghĩa, mục đích khác nhau và khi tham gia, cán bộ, công nhân viên sẽ có thêm cơ hội học hỏi, tự nâng cao bản thân mình, rèn luyện ý chí.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ- NÂNG CAO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA CÁN BỘ, CÔNG NHÂN VIÊN TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM THÔNGQUA CÔNG TÁC THI ĐUA - KHEN THƯỞNG (Trang 38 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w