7. Bố cục đề tài
3.1.2. Quan điểm về công tác thi đua, khen thưởng của Tập đoàn Điện lực
lực Việt Nam
Một là, tiếp tục coi công tác thi đua, khen thưởng là công cụ hữu hiệu để
phát triển sản xuất, kinh doanh; kịp thời động viên, khen thưởng người lao động phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao, góp phần tăng năng suất lao động, hoàn thành kế hoạch, nhiệm vụ đề ra. Gắn trách nhiệm của các cấp ủy đảng, lãnh đạo đơn vị và các đoàn thể; trách nhiệm của người đứng đầu, cơ quan, đơn vị trong chỉ đạo về công tác thi đua, khen thưởng.
Hai là, tiếp tục duy trì các phong trào thi đua truyền thống như: phong
trào thi đua Ca vận hành an toàn kinh tế, phong trào thi đua Trạm biến áp và Đường dây kiểu mẫu, phong trào thi đua phấn đấu giảm tổn thất điện năng, phong trào thi đua Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng...
Đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước thường xuyên, liên tục. Thực hiện đổi mới nội dung, hình thức, phương thức tổ chức các phong trào thi đua yêu nước. Mỗi phong trào thi đua phải xác định rõ mục tiêu, nội dung cụ thể, thiết thực, phù hợp với từng phong trào, cũng như tình hình thực tế của Tập đoàn. Phong trào thi đua cần tập trung về cơ sở và được tổ chức, phát động với những hình thức phong phú, hấp dẫn, có chủ đề, tên gọi dễ nhớ, có tiêu chí cụ thể. Thực hiện nghiêm túc việc đôn đốc, kiểm tra, sơ kết, tổng kết phong trào; thông qua các phong trào thi đua lựa chọn các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu để khen thưởng kịp thời.
Cùng với việc tổ chức phát động phong trào thi đua thường xuyên, hàng năm, kết hợp phát động các phong trào thi đua theo đợt, theo chuyên đề, thi đua cao điểm, trọng điểm để hướng vào việc giải quyết những khó khăn vướng mắc, những
mặt còn tồn tại, yếu kém, những nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách của từng đơn vị, qua đó đánh giá tính hiệu quả, thiết thực của các phong trào thi đua yêu nước.
Ba là, nghiêm túc thực hiện Luật Thi đua, khen thưởng và các văn bản
hướng dẫn thi hành, đảm bảo công tác khen thưởng được thực hiện kịp thời công khai, minh bạch, đúng quy định; khen thưởng đúng đối tượng, đúng thành tích, chú trọng khen thưởng người lao động trực tiếp, ưu tiến công nhân làm việc trong môi trường độc hại, nguy hiểm.
Bốn là, trong tổ chức triển khai các phong trào thi đua cần chú ý đến việc
kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết, khen thưởng kịp thời đối với những tập thể, cá nhân lập được thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua và thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, nhằm cổ vũ, động viên phong trào, tạo hiệu quả thiết thực. Qua các phong trào thi đua, cần đặc biệt quan tâm phát hiện nhân tố mới, để kịp thời tuyên truyền, nhân rộng trong toàn Tập đoàn.