Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và giải quyết đơn thư khiếu nạ

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ- NÂNG CAO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA CÁN BỘ, CÔNG NHÂN VIÊN TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM THÔNGQUA CÔNG TÁC THI ĐUA - KHEN THƯỞNG (Trang 104 - 110)

7. Bố cục đề tài

3.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và giải quyết đơn thư khiếu nạ

khiếu nại tố cáo về thi đua, khen thưởng

Thông qua việc kiểm tra, giám sát, một mặt điều chỉnh những sai sót trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng, mặt khác có điều kiện tìm hiểu, nắm bắt tình hình khó khăn, giải quyết, tháo gỡ những vấn đề vướng mắc ở cở sở. Qua đó, có thể hướng dẫn cụ thể cho đơn vị về các tác nghiệp, nghiệp vụ cụ thể; tuyên truyền, phổ biến những kiến thức, những quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng; những chính sách mới về khen thưởng; truyền đạt, trao đổi, giới thiệu những kinh nghiệm trong công tác nghiệp vụ, những kinh nghiệm trong quản lý, tổ chức thực hiện và xây dựng mô hình.

Công tác kiểm tra, giám sát theo định kỳ hàng quý, hàng năm hoặc theo đợt phát động phong trào thi đua, kết thúc phong trào thi đua, hoặc kiểm tra đột xuất khi thấy có vấn đề về công tác thi đua, khen thưởng. Sau khi kiểm tra phải có đánh giá, kết luận ở từng đơn vị trong việc thực hiện chính sách khen thưởng. Tại Điều 96 của Luật Thi đua, khen thưởng có quy định rõ nội dung thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm thực hiện các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng. Nếu cá nhân, tập thể gian dối trong việc kê khai thành tích để được khen thưởng thì bị hủy bỏ quyết định khen

thưởng và bị thu hồi hiện vật, tiền thưởng đã nhận. Ngoài ra còn bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Công tác kiểm tra, giám sát và giải quyết tố cáo, khiếu nại nhằm lấy lại công bằng cho mỗi cá nhân, tập thể. Để khắc phục những sai sót trong quá trình tổ chức thực hiện thi đua, khen thưởng, giảm bớt đơn thư khiếu nại, đảm bảo quyền lợi, chính sách trong thi đua, khen thưởng. Từ đó, người lao động sẽ tin tưởng hơn vào tính nghiêm minh, công bằng của công tác khen thưởng, tiếp tục nỗ lực hơn nữa trong thực hiện nhiệm vụ được giao để có điều kiện được khen thưởng xứng đáng.

KẾT LUẬN

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua”, “công việc hàng ngày chính là nền tảng thi đua”. Thi đua phải được tổ chức trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và phải thực hiện thường xuyên, lâu dài, rộng khắp. Do đó, triển khai và thực hiện thường xuyên, kịp thời công tác thi đua, khen thưởng có tác động to lớn, động viên, cổ vũ các tập thể, cá nhân hăng hái lao động sản xuất với năng suất, chất lượng cao.

Như vậy có thể khẳng định rằng, tạo động lực trong lao động thông qua công tác thi đua, khen thưởng có một vai trò quan trọng không những cho người lao động mà còn cho cả cơ quan, tổ chức. Việc thực hiện mục tiêu xây dựng động lực làm việc của cán bộ công nhân viên biểu hiện ở điểm muốn làm việc và làm việc một cách tự nguyện, tự giác với tinh thần trách nhiệm cao. Khi cán bộ, công nhân viên quan tâm đến mục tiêu công việc và nghề nghiệp của mình tức là họ thực sự có động lực làm việc góp phần hoàn thành mục tiêu của tổ chức.

Thông qua việc nghiên cứu cơ sở lý luận về nâng cao động lực làm việc thông qua công tác thi đua, khen thưởng và thực trạng nâng cao động lực làm việc thông qua công tác thi đua, khen thưởng cho cán bộ công nhân viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam, tác giả đã đánh giá những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế của công tác thi đua, khen thưởng hiện nay tại Tập đoàn.

Để nâng cao động lực làm việc cho cán bộ công nhân viên trong thời gian tới, Tập đoàn Điện lực Việt Nam cần tiếp tục nhận thức đúng đắn về vai trò, vị trò của công tác thi đua, thi đua phải trường kỳ, phải toàn diện…, tuyên truyền, phổ biến đến mọi cán bộ công nhân viên trong toàn Tập đoàn; phát động phong trào thi đua thường xuyên, đồng thời xây dựng chương trình, kế hoạch, mục tiêu và phương hướng thi đua, có nội dung cụ thể, thiết thực cho đơn vị mình để tập thể, phòng, ban, đội sản xuất, cá nhân người lao động thực hiện phấn đấu vượt mức khối lượng công việc đề ra.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban thi đua - khen thưởng Trung ương, Tài liệu tọa đàm khoa học “Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền các

phong trào thi đua yêu nước, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng”, Hà Nội. 2016.

2. Bộ Chính trị. Nghị Quyết 09/ TƯ-NQ ngày 9 tháng 12 năm 2011 về Xây dựng và phát huy vai trò đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

3. Bộ Chính trị, Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày 03 tháng 6 năm 1998 của (khóa VIII) về đổi mới công tác thi đua, khen thưởng.

4. Bộ Chính trị, Chỉ thị số 39-CT/TW, ngày 21 tháng 5 năm 2004 về việc

tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến.

5. Bộ Chính trị, Chỉ thị số 34-CT/TW, ngày 07 tháng 4 năm 2014 về

“tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng”.

6. Bộ Tài chính, Thông tư số 71/2011/TT-BTC ngày 24/5/2011 Hướng dẫn

việc trích lập, quản lý và sử dụng quỹ thi đua, khen thưởng theo Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chitiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng.

7. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, H. 2016.

8. Đảng, Bác Hồ với thi đua yêu nước và công tác thi đua, khen thưởng, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.

9. Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, H. 2011. 10. Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, H. 2011.

11. Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, H. 2011. 12. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Kế hoạch số 13/KH- HĐTĐKT, ngày 03 tháng 6 năm 2014 của, Tổ chức Đại hội thi đua và Hội nghị

điển hình tiên tiến các cấp tiến tới Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ IX.

13. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Kế hoạch số 19/KH- HĐTĐKT, ngày 13 tháng 8 năm 2014, Thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 07

tháng 4 năm 2014.

14. Trương Ngọc Hùng (2012). Giải pháp tạo động làm việc cho người lao động tại thành phố Đà Nẵng”. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Đà Nẵng.

15. Trịnh Thị Thu Hương (2017), Tạo động lực làm việc cho viên chức Viện vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên, luận văn thạc sĩ, Học viện hành chính quốc gia.

16. Nguyễn Thị Phương Lan (2012), “Một số biện pháp tạo động lực làm việc cho người lao động “, Tạp chí Quản lý Nhà nước số 197.

17. Thị Hồng Lộc và Nguyễn Quốc Nghi (2014). Xây dựng khung lý thuyết về động lực làm việc cho người lao động ở khu vực công tại Việt Nam. Trường Đại học Cần Thơ.

18. Quốc hội, Luật Thi đua, khen thưởng số 15/2003/QH11

19. Quốc hội, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen

thưởng số 39/2013/QH13.

20. Tô Thị Bích Thảo (2015), Hoàn thiện công tác tạo động lực cho

người lao động tại công ty TNHH một thành viên xăng dầu Yên Bái, luận văn

thạc sĩ, Trường ĐH LĐ-TB&XH.

21. Đào Tuấn (2015), “Hiệu quả từ một phong trào thi đua”, Tạp chí thi đua, khen thưởng, sô 179 (2015).

22. Vũ Thị Uyên, 2017, Tạo động lực cho người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020, luận văn

thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế quốc dân.

23. Báo cáo về công tác thi đua, khen thưởng của cơ quan Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam qua các năm 2017, 2018, 2019, 2020.

PHỤ LỤC Phụ lục 1. Bảng hỏi

Đối tượng của bảng hỏi: bao gồm cán bộ, công nhân viên đang công tác

tại các Ban Tập đoàn và các đơn vị hạch toán phụ thuộc.

+ Kết cấu của bảng hỏi:

Phần 1: Thông tin chung về đối tượng được khảo sát.

Số phiếu phát ra: 360 phiếu Số phiếu thu về: 350 phiếu

Phần 2: Thông tin nội dung khảo sát về động lực làm việc cho cán bộ, công nhân viên

1. Anh/chị hãy cho biết thời gian công tác tại cơ quan?

2. Anh/chị hãy cho biết mức độ am hiểu về vị trí việc làm của mình đang đảm nhận?

3. Thời gian làm việc thực tế trong 01 ngày của anh/chị?

4. Anh/chị cho biết nguyên nhân vì sao cán bộ, công nhân viên không dành hết thời gian cho công việc?

5. Anh/chị có động lực làm việc như thế nào đế đạt được mục tiêu của cơ quan? Nếu không có động lực, hãy cho biết lý do?

6. Mức độ hoàn thành công việc được giao của anh/chị trong thời gian vài năm gần đây: 2017-2020

7. Lý do khiến anh/chị đảm nhận công việc hiện tại?

8. Anh/chị có thấy thú vị và thoải mái khi đến cơ quan và nỗ lực làm việc hết mình không?

10. Trong thời gian tới, anh/chị có ý định chuyển sang cơ quan, đơn vị khác làm việc không? Nếu có, hãy cho biết lý do anh/chị muốn chuyển công tác: 11. Anh/chị hãy cho biết 3 điều mà tổ chức của Anh/chị đã làm để giữ chân người giỏi.

Phần 3: Thông tin nội dung khảo sát về tạo động lực qua công tác thi đua, khen thưởng

1. Anh/ chị có được tổ chức phổ biến quy chế về thi đua, khen thưởng của đơn vị không?

2. Đơn vị của Anh/chị có tổ chức tuyên dương, khen thưởng công nhận sự đóng góp của người lao động một cách thường xuyên không? Nếu có, mức độ như thế nào?

3. Việc xét khen thưởng ở đơn vị của Anh/chị có được thực hiện một cách công khai, minh bạch không?

4. Anh/chị có hài lòng với chính sách khen thưởng của đơn vị mình không? 5. Loại hình phần thưởng hay khuyến khích nào Anh/chị muốn nhận?

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ- NÂNG CAO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA CÁN BỘ, CÔNG NHÂN VIÊN TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM THÔNGQUA CÔNG TÁC THI ĐUA - KHEN THƯỞNG (Trang 104 - 110)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w