7. Bố cục đề tài
3.2. Giải pháp nâng cao động lực làm việc cho cán bộ, công nhân viên
viên thông qua công tác thi đua, khen thưởng
3.2.1. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và người đứng đầu đối với công tác thi đua, khen thưởng
Đây là giải pháp đầu tiên và rất quan trọng trong thực hiện công tác thi đua, khen thưởng, nó bắt nguồn từ cơ chế của hệ thống chính trị ở nước ta là Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Thực tế chứng minh đã có lúc sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thi đua, khen thưởng bị buông lỏng, dẫn đến công tác thi đua, khen thưởng chững lại một khoảng thời gian dẫn đến nhiều sự lúng túng. Chỉ thị 34-CT/TW ngày 07/4/2014 của Bộ Chính trị khóa XI về “tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng” đã chỉ rõ: “Nâng cao trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng trong chỉ đạo tổ chức các phong trào thi đua đảm bảo thiết thực, hiệu quả. Các cấp ủy, tổ chức Đảng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng…”.
Các cấp ủy, tổ chức Đảng cần quán triệt các quan điểm, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng để thực hiện, vận dụng cụ thể tại đơn vị mình, từ đó có sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, kịp thời làm cho công tác thi đua, khen thưởng gắn liền với thực tiễn hoạt động sản xuất, kinh doanh của đơn vị, phát huy vai trò to lớn của người lao động trong thực hiện nhiệm vụ của từng đơn vị nói riêng và của EVN nói chung. Phải kết hợp chặt chẽ thi đua với khen thưởng trên quan điểm “Thi đua là gieo trồng, khen thưởng là thu hoạch”. Khen thưởng kịp thời, đúng người, đúng việc sẽ nâng cao động lực làm việc, thúc đẩy phong trào thi đua phát triển.
Có thể khẳng định, sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, người đứng đầu đơn vị giữ vai trò quyết định chất lượng, hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng nói chung. Vì vậy, tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, người đứng đầu đơn vị trong công tác thi đua, khen thưởng là một nhiệm vụ hết sức quan trọng và cần thiết trong thời điểm hiện nay và thời gian tới.
3.2.2. Triển khai đồng bộ Quy chế Thi đua, khen thưởng, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa về nhận thức đối với công tác thi đua, khen thưởng
Công tác thi đua thực hiện trên nguyên tắc tự nguyện, tự giác, vì vậy, để người lao động tích cực tham gia các phong trào thi đua, cần kịp thời phổ biến các văn bản hướng dẫn về công tác thi đua, khen thưởng; thường xuyên tuyên truyền, giải thích để ai cũng hiểu rõ mục đích, tính hiệu quả, thi đua để cùng nhau phấn đấu, nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ được giao, từ đó đều hăng hái, phấn khởi tham gia thi đua. Cán bộ, đảng viên phải là những người hăng hái, tích cực vận động quần chúng tham gia thi đua và cùng họ xung phong đi đầu làm gương cho mọi người trong các phong trào thi đua.
Thường xuyên nghiên cứu bổ sung, sửa đổi Quy chế Thi đua, khen thưởng phù hợp với sự thay đổi của tình hình mới theo hướng động viên khích lệ hơn nữa đối với người lao động, có cơ chế thưởng, phạt rõ ràng, khách quan để
người lao động nhận thấy sự quan tâm, ghi nhận của Tập đoàn đối với những thành tích xuất sắc đạt được; quan tâm xây dựng chương trình, kế hoạch, các văn bản hướng dẫn cụ thể về thi đua, khen thưởng trong Tập đoàn cũng như từng đơn vị. Tăng cường việc xây dựng, bồi dưỡng, tuyên truyền nêu gương và nhân rộng các điển hình tiên tiến, tạo sức lan tỏa thúc đẩy các phong trào thi đua phát triển.
Thu hút người lao động tham gia đóng góp ý kiến trong việc xây dựng Quy chế thi đua, khen thưởng để xây dựng được một quy chế khen thưởng phù hợp với nguyện vọng người lao động, mặt khác tạo cho người lao động thấy được tầm quan trọng trong ý kiến đóng góp của họ.
3.2.3. Đổi mới nội dung, hình thức tổ chức các phong trào thi đua; nâng cao hơn nữa chất lượng công tác khen thưởng đảm bảo phù hợp và sát thực tiễn
* Đổi mới hình thức tổ chức phong trào thi đua
Cùng với đổi mới nội dung, đổi mới hình thức, phương thức tổ chức các phong trào thi đua yêu nước là yêu cầu tất yếu trong mọi thời điểm, là vấn đề quan trọng trong quá trình phát động, triển khai các phong trào thi đua và là một trong những giải pháp để tổ chức phong trào thi đua đạt hiệu quả trong giai đoạn hiện nay. Thực tế cho thấy, phong trào thi đua càng thiết thực, cụ thể thì hiệu quả đạt được càng cao. Cần có phương pháp, định hướng thiết thực, rõ ràng, kiên quyết chống bệnh hình thức; đồng thời gắn nhiệm vụ chung với nhiệm vụ cụ thể, động viên tinh thần kết hợp với khen thưởng vật chất xứng đáng, kịp thời. Vì vậy, để đổi mới nội dung, hình thức các phong trào thi đua cần thực hiện tốt các nội dung sau:
- Hình thức tổ chức phong trào thi đua trước hết phải phù hợp với nội dung của phong trào và việc đổi mới hình thức thực hiện sẽ làm phong trào thi đua sinh động, đa dạng và hấp dẫn hơn. Phong trào thi đua phát động phải có tên, chủ đề, có tiêu chí cụ thể, nội dung thiết thực, bám sát nhiệm vụ chính trị
được giao của từng nhiệm vụ, trong mỗi đơn vị; phong trào thi đua không những trong công việc hằng ngày mà cần tập trung vào những việc trọng tâm, việc yếu, việc khó, tập trung đảm bảo tiến độ xây dựng các công trình điện hoặc gắn với ngày truyền thống, ngày kỷ niệm hoặc sự kiện lớn của Tập đoàn, đơn vị, khi đó sẽ tập hợp đông đảo lực lượng tham gia. Tổ chức thi đua cùng các điển hình tiên tiến, các đơn vị lựa chọn mô hình, điển hình tiên tiến, tiêu biểu để chỉ đạo điểm phát động thi đua. Coi đây là biện pháp đột phá trong việc đổi mới phát động phong trào thi đua.
- Để phong trào được thực hiện có hiệu quả thì ngay từ khâu phát động, triển khai phong trào phải gây được ấn tượng, gây sự chú ý, được quan tâm thực hiện. Đồng thời, nâng cao hơn nữa vai trò của tổ chức Công đoàn trong phối hợp tổ chức, phát động các phong trào thi đua cũng như động viên khuyến khích người lao động nhiệt tình, hưởng ứng tham gia.
* Cần phải sơ kết, tổng kết, khen thưởng khi phát động phong trào
Việc sơ kết, tổng kết phong trào thi đua là một nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện phong trào thi đua; sơ, tổng kết phải được đặt ra với yêu cầu thực sự về chất lượng, tránh hình thức, phô trương, tốn kém mà hiệu quả thấp. Các phong trào được kiểm tra, sơ, tổng kết để đánh giá đúng những kết quả đã đạt được, chỉ ra những mặt còn tồn tại, hạn chế và hướng khắc phục. Qua đó rút ra cách làm hay, kinh nghiệm tốt để bồi dưỡng, nhân ra diện rộng các điển hình tiên tiến đồng thời phát hiện gương người tốt, việc tốt để đề xuất khen thưởng kịp thời. Thực tế cho thấy, nhiều đơn vị chưa coi trọng công tác kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn, sơ, tổng kết; chưa đầu tư đúng mức cho phong trào thi đua; chưa tạo được sự phối hợp, liên kết của các nhà thầu tham gia xây dựng công trình điện, từ đó hạn chế tính động lực và hiệu quả của các phong trào thi đua.
Bên cạnh những kết quả đạt được từ phong trào thi đua cần phải mạnh dạn đề cập những vấn đề tồn tại, yếu kém trong công tác thi đua, khen thưởng để rút kinh nghiệm và khắc phục kịp thời những thiếu sót. Việc đánh giá không sát,
không đúng, né tránh sự thật sẽ là trở ngại rất lớn trong quá trình tổ chức phong trào thi đua, làm mất niềm tin của người lao động, sẽ không thu hút được người lao động tiếp tục tham gia các phong trào khác.
Khi tiến hành đánh giá sơ, tổng kết phong trào thi đua, cần coi trọng việc phát hiện, lựa chọn những nhân tố mới, những điển hình tiên tiến, những gương người tốt, việc tốt hoặc các tập thể, cá nhân lập được thành tích xuất sắc, thành tích đột xuất trong các phong trào thi đua để động viên khen thưởng kịp thời đồng thời nêu gương, giáo dục và tạo sự lan tỏa trong Tập đoàn. Quan tâm khen thưởng cho đối tượng là các tập thể nhỏ, công nhân, người trực tiếp sản xuất, công tác, lao động và học tập. Quan tâm khen thưởng đến cơ sở, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn và biên giới, hải đảo. Các hình thức khen thưởng cần có sự đổi mới theo hướng đảm bảo gắn kết giữa khen và thưởng chú trọng hơn đến nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho những cá nhân có thành tích xuất sắc.
* Nâng cao chất lượng công tác khen thưởng
Tập trung nâng cao chất lượng khen thưởng từ khâu đề xuất, lựa chọn. Trong đó chú trọng việc lựa chọn và đề xuất khen thưởng theo thành tích công trạng.
Công tác khen thưởng phải kịp thời, công khai, minh bạch; quan tâm khen thưởng thành tích đột xuất, khen chuyên đề, khen thưởng tập thể nhỏ và người lao động trực tiếp, coi đây là biện pháp đột phá trong nâng cao chất lượng khen thưởng.
Cần lưu ý rằng, việc khen thưởng không nhất thiết phải đến kỳ sơ kết, tổng kết phong trào mới đưa bình xét mà cần tiến hành thường xuyên, vì thực chất của việc khen thưởng có vai trò chủ yếu là kịp thời động viên tinh thần, làm cho người được khen thưởng phấn khởi, khích lệ và do đó, người lao động có động lực tiếp tục thực hiện nhiệm vụ được giao, hiệu quả công việc đương nhiên sẽ tốt hơn.
Về lâu dài, để công tác khen thưởng cho người lao động đi vào thực chất, việc đề xuất sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật là tiền đề, ngoài ra cần tập trung thực hiện đồng bộ một số biện pháp sau:
Việc đánh giá thi đua khen thưởng phải được thực hiện một cách công bằng, khách quan. Bản chất của khen thưởng là đem lại giá trị tinh thần vì đó là sự tôn vinh. Mà đã là tôn vinh thì phải có sự thừa nhận khách quan. Nếu không công bằng, khách quan thì công tác thi đua, khen thưởng sẽ phản tác dụng. Vì vậy, việc khen thưởng phải đảm bảo công bằng: đúng người, đúng thành tích, đúng mục đích trọng tâm của thi đua để kịp thời động viên người tốt, tổ chức tốt nỗ lực hơn nữa, đồng thời có tác dụng khuyến khích người chưa tốt, đơn vị chưa tốt cố gắng phấn đấu hơn, tránh tình trạng cào bằng, hoặc năm trước đơn vị đó, người đó được khen thì năm nay nhường đơn vị khác, làm triệt tiêu sự nỗ lực phấn đấu liên tục của người đó, đơn vị đó.
Cần xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ rõ ràng cho từng đối tượng lao động cụ thể, đồng thời phải công khai các tiêu chí đánh giá, phân loại lao động để khuyến khích người lao động tích cực làm việc. Khuyến khích và tạo điều kiện cho nhân viên phấn đấu đạt thành tích, gắn thi đua với những lợi ích về vật chất, tinh thần như: tăng lương trước thời hạn, tăng tiền thưởng, đề bạt, tạo điều kiện cho các cá nhân có thành tích tốt được nghỉ ngơi, tham quan du lịch ngắn ngày,…
Khen thưởng phải đi đôi với các hình thức kỷ luật. Việc kỷ luật, phê bình nhân viên phải được thực hiện một cách tế nhị để nhân viên nhận ra cái sai của mình mà không cảm thấy tự ái hoặc e sợ trước sự nghiêm khắc thái quá của nhà quản lý.
3.2.4. Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy thi đua, khen thưởng, củng cố và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng
Trong bất cứ giai đoạn phát triển nào, lĩnh vực nào thì Đảng và Nhà nước nói chung và Tập đoàn Điện lực Việt Nam nói riêng đều quan tâm đến yếu tố con người, trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng, đội ngũ cán bộ làm công tác
này càng đòi hỏi “vừa hồng vừa chuyên” ở mức độ cao. Đó là những con người có trình độ chuyên môn, có phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm, không ngừng đổi mới, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Tập đoàn cần lên kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ làm công tác thi đua, khen thưởng cụ thể trong từng giai đoạn; đổi mới nội dung và chương trình đào đạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ theo yêu cầu vị trí công tác.
Việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về thi đua, khen thưởng giúp cho cán bộ, công nhân viên có thể tham mưu, đề xuất về việc xây dựng và tổ chức các phong trào thi đua một cách tốt nhất, kịp thời và chính xác; tham mưu thực hiện công tác khen và có chế độ thưởng kịp thời đúng quy định, tạo động lực cho người lao động. Tăng cường đôn đốc, theo dõi cá nhân làm công tác thi đua, nhận thức đúng đắn về vai trò, vị trò của công tác thi đua. Tránh tình trạng hiểu thi đua chỉ là nhất thời. Ngược lại, thi đua phải trường kỳ, phải toàn diện... công tác thi đua phải tuyên truyền, phổ biến đến mọi công nhân viên trong đơn vị; phải phát động phong trào thi đua trong mọi công việc hằng ngày. Trong thi đua, không thả nổi giữa chừng. Không để tình trạng người làm tốt không được khen, ai không hoàn thành cũng không có hình thức phê phán, làm cho phong trào thi đua không đồng đều ở mọi người, không có tính liên tục trong các giai đoạn.
Thi đua, khen thưởng cần phải được đổi mới thường xuyên về chương trình, nội dung đào tạo; kết hợp kỹ năng nghề nghiệp với việc nâng cao phẩm chất chính trị tư tưởng, đạo đức, tác phong, kiến thức pháp luật và kỹ năng thực hành cho đội ngũ cán bộ, công nhân viên và cả cán bộ lãnh đạo, quản lý. Đào tạo theo hướng những gì xã hội cần. Việc đào tạo, nâng cao kiến thức cho đội ngũ này phải theo hướng toàn diện, được trang bị đầy đủ những kiến thức cơ bản lẫn kiến thức chuyên sâu về nghiệp vụ thi đua, khen thưởng; kết hợp ứng dụng của khoa học công nghệ với thực tiễn của đơn vị.
Người làm công tác thi đua, khen thưởng cũng phải thường xuyên tự mình nâng cao sự hiểu biết về đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước về quan điểm chỉ đạo phong trào thi đua, tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua, khen thưởng, từ đó mới có thể nâng cao về năng lực tổ chức các phong trào thi đua yêu nước và có phẩm chất đạo đức trung thực khách quan để làm tốt công tác được giao, luôn đảm bảo tính công bằng, khách quan, minh bạch. Nói đến chính sách đãi ngộ, thoạt đầu tưởng đơn giản là bằng cách nâng mức thưởng, tăng lương, bằng vật chất mà còn bao gồm môi trường làm việc, cơ hội thăng tiến, cơ hội giao lưu, học hỏi đơn vị bạn, được tạo điều kiện làm việc tốt nhất, có những đồng nghiệp thân thiện, luôn giúp đỡ và chia sẻ với nhau trong công việc.
3.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và giải quyết đơn thưkhiếu nại tố cáo về thi đua, khen thưởng khiếu nại tố cáo về thi đua, khen thưởng
Thông qua việc kiểm tra, giám sát, một mặt điều chỉnh những sai sót trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng, mặt khác có điều kiện tìm hiểu, nắm bắt tình hình khó khăn, giải quyết, tháo gỡ những vấn đề vướng mắc ở cở sở. Qua đó, có thể hướng dẫn cụ thể cho đơn vị về các tác