6. Kết cấu của luận án
2.4.2 Ảnh hưởng của vốn nhân lực đối với hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp
nghiệp
khởi nghiệp sáng tạo
Cách tiếp cận với vốn nhân lực được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu về khởi nghiệp, quan điểm cho rằng ý định thành lập doanh nghiệp mới phụ thuộc vào vốn nhân lực của mỗi cá nhân, cụ thể là kiến thức và kinh nghiệm trước đó (Helfat và Lieberman, 2002; Marvel, 2013). Năng lực và nguồn lực trước khi gia nhập thị trường có tác động đáng kể đến quá trình hình thành doanh nghiệp mới, từ thời điểm đến phương thức gia nhập thị trường và sự thành công của quá trình đó (Bayus và Aganwal, 2007). Các doanh nhân có mức vốn nhân lực cao hơn được cho là có khả năng xác định cơ hội kinh doanh lớn hơn (Davidsson và Honig, 2003; Shane, 2000).
Theo Cressy (1996), khi nghiên cứu các doanh nghiệp khởi nghiệp ở Anh, vốn nhân lực là yếu tố tác động thực sự đến khả năng duy trì của doanh nghiệp và đồng thời có sự tương quan giữa khả năng huy động vốn và khả năng tồn tại của nó. Phát triển từ nghiên cứu của Cressy, Thomas (2003) đã nghiên cứu về khả năng huy động vốn của DNKNST và mối quan hệ của nó với đặc điểm của người sở hữu. Trong đó kết quả nghiên cứu cho thấy rằng các chủ doanh nghiệp được đánh giá cao có xu hướng ít sử dụng vốn vay ngân hàng hơn các doanh nhân khác mà sử dụng các hình thức tài chính khác, đồng thời có khả năng sống sót cao hơn.
Cho đến nay, nhiều nghiên cứu đã xem xét tác động của vốn nhân lực đối với quy mô và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong giai đoạn sớm (Baptista và cộng sự, 2014; Coad và cộng sự, 2014). Trong đó, một số nghiên cứu đã đề cập đến tác động của vốn nhân lực của nhóm sáng lập tới vốn tài chính của doanh nghiệp khởi nghiệp (Åstebro và Bernhardt, 2003; Gimmon và Levie, 2010; Honjo và cộng sự, 2014). Những doanh nhân có vốn nhân lực cao hơn có thể thành lập các doanh nghiệp lớn có lợi nhuận cao, bởi vì chi phí cơ hội so với làm công việc khác cao hơn (Gimeno và cộng sự, 1997). Parker và Van Praag (2006) cũng chỉ ra rằng giáo dục mang lại hiệu quả kinh doanh tích cực thông qua tác động trực tiếp và gián tiếp tới vốn tài chính của doanh nghiệp. Hơn nữa, Colombo và Grilli (2010) cũng cho rằng vốn nhân lực của nhóm sáng lập vừa có tác động tích cực trực tiếp tới tăng trưởng và tác động gián tiếp đến thu hút vốn đầu tư mạo hiểm. Những nghiên cứu này cho thấy vốn nhân lực của
đội ngũ sáng lập là một yếu tố quyết định chính tới nguồn vốn thành lập và cấu trúc vốn ban đầu.
Các công ty khởi nghiệp được quản lý bởi những người sáng lập có năng lực cao được đánh giá cao hơn trên thị trường vốn, vì bản thân những người sáng lập đã trở thành nguồn lực quý và mang lại hiệu suất cao cho doanh nghiệp đó. Theo lý thuyết vốn nhân lực (Mincer, 1958; Becker, 1964) và lý thuyết cấp trên (upper echelon theory) (Hambrick và Mason, 1984), các công ty khởi nghiệp được quản lý bởi những người sáng lập có năng lực vốn nhân lực cao hơn sẽ đạt được hiệu quả hoạt động tốt hơn. Theo đó, năng lực của người sáng lập làm tăng khả năng phát hiện và khai thác các cơ hội kinh doanh, đồng thời giúp người sáng lập thu hút được các nguồn lực khác, chẳng hạn như vốn tài chính và vốn hiện vật (Unger và cộng sự, 2011). Vốn nhân lực càng tốt thì khả năng tồn tại và phát triển của DN càng lớn, do đó khả năng tiếp cận vốn bên ngoài của các DN sẽ tốt hơn (Storey, 1994; Bates, 1997). Trong đó kinh nghiệm và trình độ học vấn của người chủ doanh nghiệp có thể cung cấp tín hiệu tốt về vốn nhân lực, đại diện cho vốn nhân lực thường được sử dụng đó là: kinh nghiệm, học vấn và giới tính. Trên thực tế, với vai tr và mức độ ảnh hưởng nhất định của người ra quyết định, các nhà nghiên cứu cho rằng vai tr của người chủ càng trở nên đặc biệt hơn trong giai đoạn khởi nghiệp. Về bản chất, các nhà đầu tư chú trọng vào các doanh nghiệp có tiềm năng tăng trưởng tốt, do đó họ chú ý hơn đối với các doanh nghiệp có người sáng lập năng lực tốt.
Tương tự, vốn nhân lực là một tiêu chí quan trọng đổi với các nhà đầu tư mạo hiểm (Carter và cộng sự, 2003), các nghiên cứu ban đầu dựa trên khảo sát và phỏng vấn các nhà đàu tư mạo hiểm, cho thấy rằng vốn nhân lực của các doanh nhân là một tiêu chí đưa ra quyết định đầu tư của các nhà đầu tư mạo hiểm. Vốn nhân lực không chỉ bắt nguồn từ đầu tư vào giáo dụ chính quy, kinh nghiệm làm việc và tự đào tạo mà c n là kiến thức quản lý, các kỹ năng quản lý vấn đề, động lực và sự tự tin. Hơn nữa vốn nhân lực càng cụ thể đối với các loại mô hình kinh doanh thì khả năng thành công của doanh nghiệp càng lớn (Cooper và cộng sự, 1994). Nghiên cứu của Elston và Audretsch (2010) kiểm chứng vai tr của thái độ đối với rủi ro và sự giàu có của doanh nhân tới việc lựa chọn các hình thức tài trợ vốn của doanh nhân, kết quả cho thấy rằng cả thái độ rủi ro lẫn sự giàu có của doanh nhân đóng vai tr quan trọng trong sự lựa chọn tài chính. Đặc biệt, các tác giả chỉ rằng mức độ giàu có ít hơn khiến cho khả năng
được tài trợ vốn gia tăng đồng thời giảm khả năng vay nợ. Thêm vào đó, kết quả nghiên cứu cũng cho rằng thái độ tránh rủi ro càng cao nhưng sự giàu có không cao thì sẽ gia tăng việc tài trợ vốn từ nguồn là thu nhập thứ hai của chủ doanh nghiệp.
Xét ở mức độ tiếp cận là các đặc tính thuộc người làm chủ doanh nghiệp, Cooper (1982) nhận định rằng mức độ quyết tâm của người chủ doanh nghiệp có tính chất quyết định tới sự mạnh và yếu của doanh nghiệp. Busstra và Verhoef (1993) kết luận rằng có mối quan hệ tích cực giữa kinh nghiệm của người lãnh đạo tới sự thành công của doanh nghiệp. Một số tác giả khác như Cooper (1982) và Stuart (1990) đã chứng minh rằng kinh nghiệm khởi nghiệp và kinh nghiệm quản trị của nhà lãnh đạo là điều kiện của sự thành công. Bloom (1993) và Smallbone (1990) chỉ ra sự thành công cũng liên quan tới các kỹ năng của người khởi sự bao gồm kỹ năng thu thập, xây dựng và duy trì tập khách hàng tiềm năng. Smallbone c n kết luận rằng nếu một người khởi nghiệp là để thoát khỏi thất nghiệp thì xác suất rất lớn là dự án khởi nghiệp đó sẽ thất bại. Bên cạnh đó trình độ học vấn của người khởi tạo cũng góp phần vào việc lý giải vì sao người này lại thành công mà người kia thì thất bại (Van Praag, 1996). Nhân tố thuộc về nhân khẩu học cũng được nghiên cứu bởi các nhà khoa học, theo While Cressy (1994) thì độ tuổi của người khởi sự cũng có mối quan hệ tới sự thành công, nhưng ngược lại nó không có mối quan hệ nào giữa độ tuổi và sự thất bại (Wicker và cộng sự, 1989). Ngoài ra, giới tính của người ra quyết định cũng có thể ảnh hưởng đến cấu trúc vốn và nguồn tài chính của DN, sự khác biệt trong tâm lý ngại rủi ro hoặc sự thực tế trong phong cách quản lý giữa nam và nữ có ảnh hưởng nhất định đến yêu cầu vốn của doanh nghiệp (Clodemen và Cohn, 2000).