6. Kết cấu của luận án
4.6.1 Ảnh hưởng của vốn nhân lực tới hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp khở
khởi nghiệp sáng tạo
Luận án đề xuất giả thuyết H1a, H1b, H1c về ảnh hưởng của vốn nhân lực tới hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp. Kết quả thu được từ luận án liên quan đến vốn nhân lực là kết quả có nhiều điều phải bàn luận nhất. Trong phần phân tích định lượng, kết quả của các giả thuyết liên quan đến vốn nhân lực không được chấp nhận rộng rãi. Luận án đã tiếp cận phương pháp nghiên cứu qua lăng kính của nhà đầu tư, doanh nghiệp và chuyên gia để tìm hiểu thêm về các kết quả này. Cụ thể như sau:
H1a. Giáo dục của nhóm sáng lập có ảnh hưởng tích cực tới hoạt động huy động vốn của DNKNST
Luận án cho thấy rằng giáo dục của nhóm sáng lập không có ảnh hưởng tới hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp ở cả khả năng huy động vốn và kết quả huy động vốn. Biến số năm học tập chung tính từ trung học phổ thông không có ý nghĩa thống kê ở tất cả các biến phụ thuộc. Mặc dù lý thuyết về vốn nhân lực (Mincer, 1974) có nhắc đến vai tr của giáo dục chung là nền tảng của vốn con người, tuy nhiên các nghiên cứu về huy động vốn cho DNKNST không có kết quả tích cực. Kết quả của luận án cũng tương đồng với các nghiên cứu trước, cho rằng giáo dục chung không có tác động tích cực đến khả năng huy động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp (Hsu, 2007, Ratzinger và cộng sự 2018). Điều này được đưa vào phân tích tình huống điển hình, các ý kiến cho rằng giáo dục phổ thông không có ảnh hưởng rõ ràng tới khả năng tiếp cận nguồn vốn cũng như tới kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Với biến đại học, thạc sĩ và tiến sĩ, luận án cho thấy không có ảnh hưởng ở các mẫu chung, với mẫu các doanh nghiệp gọi vốn ở v ng huy động vốn A và huy động vốn B, đại học có
ảnh hưởng tích cực ở mức ý nghĩa 10% tuy nhiên hệ số tương quan thấp. Biến thạc sĩ kinh doanh và tiến sĩ có ảnh hưởng tiêu cực tới huy động vốn ở giá trị huy động vốn và giai đoạn huy động vốn ở v ng B. Kết quả này giống với các nghiên cứu trước như (Hsu, 2007; Colombo và cộng sự, 2005). Nghiên cứu của Roberts (1991) cho rằng “tính cách, thái độ, và định hướng của các tiến sĩ không tương đồng với tinh thần kinh doanh cần có ở khởi nghiệp”. Thêm vào đó các tiến sĩ thường không đầu tư thời gian để phát triển vốn xã hội trong mối quan hệ với các tổ chức tài chính.
H1b. Kinh nghiệm cùng ngành của nhà sáng lập có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động huy động vốn của DNKNST
Như lập luận ở phần trước, kiến thức trong ngành của nhà sáng lập được các nghiên cứu đánh giá có ảnh hưởng tới quyết định đầu tư của các quỹ đầu tư mạo hiểm (MacMilan và cộng sự, 1987; Kaplan và Stromberg, 2004; Zacharakis và Shepherd, 2005). Tuy nhiên nghiên cứu tại Việt Nam, kết quả của luận án cho thấy kinh nghiệm cùng ngành của nhà sáng lập không có ảnh hưởng tới hoạt động huy động vốn với toàn bộ mẫu, thậm chí c n có ảnh hưởng tiêu cực tới số v ng huy động vốn và giai đoạn huy động vốn của doanh nghiệp công nghệ. Với kết quả này, cần quay lại lập luận với nghiên cứu của Gimmon và Levie (2010), kết quả cho thấy không có ý nghĩa thống kê của kinh nghiệm chuyên ngành tới việc ra quyết định đầu tư của nhà đầu tư. Gimmon và Levie (2010) cho rằng các nhà đầu tư quan tâm tới trình độ học vấn và bỏ qua kinh nghiệm trong ngành, điều mà thể hiện rõ hơn về kiến thức chuyên môn trong ngành. Đây cũng được giới thiệu mang tính chất tham khảo với thị trường Ý. Với Việt Nam, thông qua phỏng vấn nhà đầu tư, nhà sáng lập và chuyên gia trong hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam. Phỏng vấn chuyên gia cho rằng “kinh nghiệm trong ngành là quan trọng nhất” bởi vì nhà sáng lập quen với môi trường kinh doanh, thị trường, tận dụng được các mối quan hệ kinh doanh sẵn có để bổ sung cho mô hình kinh doanh mới này. Tuy nhiên với dữ liệu của luận án lại cho kết quả ngược lại điều này có thể là do ảnh hưởng mạnh hơn của biến kinh nghiệm khởi nghiệp sẽ trình bày dưới đây.
H1c. Kinh nghiệm khởi nghiệp của nhà sáng lập có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp.
Kinh nghiệm khởi nghiệp là một trong những yếu tố mạnh nhất của mô hình, có ảnh hưởng tích cực tới hầu hết các biến phụ thuộc của mô hình nghiên cứu. Kết quả ước lượng cho thấy rằng kinh nghiệm khởi nghiệp có ảnh hưởng ở mức ý nghĩa dưới 1%
với các biến khả năng huy động vốn, kết quả huy động vốn, số v ng huy động vốn, giá trị huy động vốn trung bình, giai đoạn huy động vốn. Và có ý nghĩa ở nhóm doanh nghiệp chung và nhóm doanh nghiệp công nghệ thông tin. Theo Hsu (2007), vốn nhân lực có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đó chính là kinh nghiệm khởi nghiệp trước đó của nhà sáng lập, tương tự kết quả nghiên cứu của luận án cũng cho thấy kết quả tương đồng với các nghiên cứu trước (Maidique, 1986; Hall & Hofer, 1993; Kaplan & Strömberg, 2004). Kinh nghiệm khởi nghiệp trước đây báo hiệu cho khả năng thương mại hoá tốt hơn của một dự án khởi nghiệp do đó kéo theo ảnh hưởng tích cực của kinh nghiệm khởi nghiệp tới hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp. Bên cạnh đó, DNKNST chịu sức ép rất lớn từ thị trường, họ phải đổi mặt thường xuyên với việc duy trì sự tồn tại của doanh nghiệp, do đó kinh nghiệm khởi nghiệp của nhà sáng lập sẽ giúp nâng cao khả năng sống sót cũng như phát triển doanh nghiệp.
Nhìn chung ảnh hưởng của vốn nhân lực trong bối cảnh các DNKNST Việt Nam có nhiều sự tương đồng với các nghiên cứu trên thế giới. Mặc dù yếu tố giáo dục chưa thể hiện được vai tr quan trọng của chúng trong khả năng huy động vốn của DNKNST Việt Nam, ở một xã hội coi trọng giáo dục. Điều này cho thấy giáo dục truyền thống có c n thích hợp hay không với mục tiêu quốc gia khởi nghiệp theo đề án của chính phủ năm 2016. Luận án sẽ tiếp tục phân tích khía cạnh này ở phần sau.