Khái niệm về vốn và huy động vốn trong doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam. (Trang 47)

6. Kết cấu của luận án

2.2.1 Khái niệm về vốn và huy động vốn trong doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Đối với DNKNST, cách tiếp cận về các nguồn lực của doanh nghiệp bao gồm nguồn lực nhân sự, nguồn lực xã hội, nguồn lực tài chính và các nguồn lực khác thuộc về đặc điểm chung của doanh nghiệp (Clough và cộng sự, 2018). Những nguồn lực này

thường được gọi là vốn nhân lực, vốn xã hội, vốn tài chính và các vốn khác. Do đó, nhằm tránh hiểu nhầm về thuật ngữ “vốn” sử dụng trong luận án, cụm từ “huy động vốn” là nhằm chỉ huy động vốn tài chính.

Vốn là yếu tố rất quan trọng đối với sự tồn tại của các doanh nghiệp và nền kinh tế. Vốn là một phạm trù được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá, xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau, tuy nhiên dưới góc độ nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp, vốn chính là biểu hiện bằng tiền, là giá trị của tài sản mà doanh nghiệp đang nắm giữ (Nguyễn Thu Thuỷ, 2011). Theo nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp, nguồn vốn của doanh nghiệp có thể được huy động từ hai nguồn chính đó là nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay. Mỗi loại nguồn vốn huy động có các đặc điểm riêng do đó trong từng thời kỳ, các doanh nghiệp thường vận dụng linh hoạt cơ cấu vốn nhằm đạt được mục tiêu tối đa hoá hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Huy động vốn là quá trình doanh nhân tìm kiếm các nguồn vốn để phục vụ mục đích tăng trưởng và phát triển doanh nghiệp. Đồng thời nhà sáng lập cần phải xác định được giá trị cần huy động vốn, giá trị nên huy động vốn, thời gian và các nguồn mà minh cần huy động vốn (Yazdipour, 2010). Trong khi huy động vốn của doanh nghiệp thường tập trung vào kết hợp giữa vốn vay và vốn chủ sở hữu thì huy động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp chủ yếu tập trung vào vốn chủ sở hữu từ bên ngoài doanh nghiệp (Drover và cộng sự, 2017).

Nghiên cứu về huy động vốn cho khởi nghiệp được chú ý mặc dù đây là nhánh nghiên cứu mới bởi vì hoạt động huy động vốn hoặc đầu tư tài chính ở các doanh nghiệp thông thường khác với cách tiếp cận này. Cụ thể, các lý thuyết tài chính cho doanh nghiệp thường xem nhẹ các yếu tố lại là quan trọng tới việc ra quyết định của doanh nghiệp khởi nghiệp. Sự khác biệt này làm cho tài chính khởi nghiệp trở thành một lĩnh vực nghiên cứu đầy thách thức và cần được quan tâm nghiên cứu. Việc tập trung tinh thần doanh nhân ở giai đoạn đầu khởi nghiệp đã thay đổi đáng kể các mô hình ra quyết định tài chính doanh nghiệp truyền thống.

Theo Smith & Smith (2019) tồn tại sự khác biệt giữa huy động vốn khởi nghiệp và huy động vốn thông thường. Đó là tính không thể tách rời của các quyết định đầu tư và các quyết định huy động vốn. Huy động vốn cho khởi nghiệp đề cao vai tr quan trọng của đa dạng hoá danh mục đầu tư, sự tham gia quản lý doanh nghiệp của các nhà đầu tư vào dự án mới, sử dụng hợp đồng đầu tư để khuyến khích sự trao đổi thông tin

trong quá trình đầu tư. Ngoài ra việc có kế hoạch thoái vốn cũng được đặt nặng trong đầu tư cho khởi nghiệp, cũng được xem là yếu tố quyết định sự thành công của thương vụ đầu tư.

Tóm lại, huy động vốn cho khởi nghiệp sáng tạo là việc huy động nguồn lực tài chính để hỗ trợ doanh nghiệp tăng trưởng nhanh chóng và theo đuổi cùng giá trị hướng đến thị trường. Các doanh nhân khởi nghiệp sáng tạo luôn hướng đến các nhà đầu tư phù hợp với định hướng phát triển chung của doanh nghiệp. Phần sau bàn về nhiều hình thức huy động vốn của DNKNST, tuy nhiên luận án tiếp cận dưới hình thức huy động vốn sở hữu.

2.2.2 Vai tr hoạt động huy động vốn đối với doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

DNKNST cũng giống doanh nghiệp truyền thống, muốn hoạt động sản xuất kinh doanh được thực hiện thì cần có vốn. Vốn kinh doanh của các doanh nghiệp có thể thuộc sở hữu cá nhân hoặc tổ chức. Doanh nghiệp cần có vốn để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục, thực hiện nghiên cứu, và đầu tư vào các dự án mới, do đó nhu cầu về vốn luôn thường trực trong mọi doanh nghiệp. Vốn có thể từ bên trong như từ những người chủ của doanh nghiệp, hoặc bên ngoài như vay vốn ngân hàng, nhà đầu tư. Đối với DNKNST thì d ng vốn sử dụng cũng cần nhiều hơn các doanh nghiệp vừa và nhỏ khác do đặc thù tính mới tính sáng tạo thường cần phải đầu tư và tốn nhiều công sức hơn. Hoạt động huy động vốn sẽ giúp DNKNST có thể duy trì hoạt động kinh doanh của mình, giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển.

Mặc dù khá kén chọn đối tượng đầu tư, phương thức đầu tư mạo hiểm lại có vai tr quan trọng và rất cần thiết đối với việc chuyển hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ vào cuộc sống. Trong thực tế cuộc sống, có hai hình thức cơ bản để chuyển hóa hay thương mại hóa kết quả nghiên cứu: một là, chuyển giao công nghệ thông qua hình thức chuyển giao quyền sử dụng hoặc chuyển nhượng quyền sở hữu kết quả nghiên cứu; hai là, các nhà khoa học sử dụng kết quả nghiên cứu để thành lập doanh nghiệp KH&CN. Tuy nhiên, không phải ý tưởng nào cũng có thể được thương mại hóa để trở thành hiện thực, hoặc có trở thành hiện thực thì khá ít ý tưởng trong số đó có thể mang lại lợi ích kinh tế to lớn.

Trong trường hợp tự thành lập doanh nghiệp để kinh doanh các kết quả nghiên cứu của mình, bản thân nhà khoa học với vai tr doanh nhân khởi nghiệp sẽ phải kinh qua nhiều hoạt động “phi nghiên cứu” để xây dựng doanh nghiệp thành công. Các hoạt

động đó là: xây dựng ý tưởng kinh doanh; tìm kiếm thị trường và thiết kế phương án sản xuất; hoàn thiện công nghệ và sản phẩm để có thể đáp ứng nhu cầu cũng như chiếm lĩnh thị trường, ... Các hoạt động này về cơ bản khá xa lạ đối với hoạt động nghiên cứu thuần túy nên phần lớn các nhà khoa học đều rất chật vật để đưa ý tưởng kinh doanh kết quả nghiên cứu đến thành công trên thương trường.

Thêm vào đó, vấn đề vay vốn hay gọi vốn đầu tư từ ngân hàng thương mại đối với nhà khoa học trong kinh tế thị trường sẽ rất khó khăn do khả năng bảo lãnh vốn vay bằng tài sản thế chấp là rất nhỏ, kể cả trong trường hợp nhà khoa học có nguồn vốn tự có (vốn cá nhân, hỗ trợ của gia đình, bạn bè hoặc tài trợ từ các nguồn hợp pháp khác). Bản thân các ngân hàng thương mại, vì lợi ích của mình và các cổ đông góp vốn cũng không dám quá mạo hiểm để cho vay hoặc đầu tư vào các doanh nghiệp khởi nghiệp khi không thể tính toán được lợi nhuận cuối cùng dựa trên nguyên tắc tính chi phí - lợi ích đầu tư theo chuẩn mực thông thường.

Lúc này, các nhà đầu tư mạo hiểm, tư nhân hay tổ chức, sẽ đóng vai tr quan trọng để khỏa lấp khoảng trống đầu tư này. Họ là những nhà đầu tư chuyên nghiệp, những người có nguồn lực hoặc được ủy thác quản lý nguồn lực của các nhà đầu tư cá nhân khác, sẽ cùng các nhà khoa học để nuôi dưỡng và phát triển các doanh nghiệp khởi nghiệp. Điều này lý giải tại sao, khi đầu tư vào doanh nghiệp khởi nghiệp, các nhà đầu tư mạo hiểm ngoài việc cung cấp vốn theo một quy trình chặt chẽ luôn sát cánh cùng các nhà khoa học để chủ động tư vấn và truyền kinh nghiệm quản lý kinh doanh, cùng xây dựng phương án sản xuất sản phẩm, kế hoạch kinh doanh và tìm kiếm thị trường cho doanh nghiệp khởi nghiệp.

Ngoài ra hoạt động huy động vốn của các DNKNST cũng đánh dấu cột mốc phát triển quan trọng của doanh nghiệp, để nhận được vốn từ bên ngoài, doanh nghiệp cũng cần phải có những giá trị nhất định. Từ đó nếu một DNKNST nhận được vốn đầu tư thì thường được xem là doanh nghiệp đó đã thành công bước đầu trên con đường kinh doanh của mình.

2.2.3 Các giai đoạn huy động vốn doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Tương tự như sản phẩm, doanh nghiệp cũng tuân theo cùng một v ng đời. v ng đời của doanh nghiệp được chia thành bốn giai đoạn khác nhau. Mỗi giai đoạn có những đặc điểm quy định riêng. Các giai đoạn đó là: (i) Giai đoạn hạt giống; (ii) Giai đoạn tăng trưởng; (iii) Giai đoạn trưởng thành và (iv) Giai đoạn suy thoái hoặc hồi

sinh. Các giai đoạn huy động vốn của DNKNST dựa trên lý thuyết về v ng đời của DNKNST theo Berger và Udell (1998). Theo đó, nhu cầu tài chính và sự tiếp cận tới nguồn vốn thay đổi khi DNKNST lớn lên và thu nhận được nhiều kinh nghiệm hơn cũng như trở nên minh bạch hơn về mặt thông tin.

Theo Berger & Udell (1998) nhu cầu tài chính thay đổi theo chu kỳ phát triển doanh nghiệp. Giai đoạn ra đời được coi là điểm khởi đầu mà doanh nhân cố gắng biến một ý tưởng thành một cơ hội kinh doanh. Trong giai đoạn này, người sáng lập và các nhân sự chủ chốt là nhân viên chính của công ty, do đó yêu cầu về vốn chưa nhiều. Các nguồn lực hỗ trợ có thể có trong giai đoạn này chủ yếu là tự tài trợ, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và các nhà đầu tư thiên thần. Rủi ro không thể tồn tại và không chuyển sang giai đoạn tiếp theo là rất cao. Sau khi tồn tại, các công ty bước vào giai đoạn tăng trưởng với sự xuất hiện của đội ngũ quản lý vàcác nhân viên chuyên nghiệp hơn và hoạt động trở nên chính thức hơn. Doanh thu bắt đầu tăng nhưng vẫn chưa có lãi. Các nguồn chính ở giai đoạn này là các nhà đầu tư mạo hiểm, ngân hàng và các nhà đầu tư chiến lược. Sau đó là giai đoạn trưởng thành, nơi thử nghiệm các sản phẩm và dịch vụ tiếp theo của doanh nghiệp và nhân viên là những nhân viên có tay nghề cao và chuyên môn tốt. Rủi ro được giảm bớt vì doanh thu tăng cho thấy tốc độ tăng trưởng ổn định. Các lựa chọn tài chính bao gồm Nhà đầu tư mạo hiểm, Ngân hàng, Nhà đầu tư chiến lược và các nhà đầu tư thiên thần. Cuối cùng, công ty có đủ khả năng để thực hiện các đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO). Việc quyết định tiếp tục bằng các nguồn tài chính hay không phụ thuộc vào các công ty (Aurelian, 2008). Dưới đâу là các giаi đоạn huу động vốn mà dоаnh nghiệр khởi nghiệр sẽ trải quа trоng quá trình рhát triển củа mình.

Giаi đоạn 1: Hạt giống

Giai đoạn hạt giống c n được gọi là giai đoạn “tiền thương mại hóa”. Ở giai đoạn này, doanh nhân đang thử nghiệm tính hợp lệ của ý tưởng kinh doanh, và đã hoàn thành nghiên cứu cơ bản nhưng chưa chính thức thành lập doanh nghiệp thương mại. Trong giai đoạn này, sự không chắc chắn cao, vì vậy các doanh nhân có xu hướng tài trợ bằng tiền tiết kiệm của chính họ, hoặc bằng cách huy động vốn từ các thành viên trong gia đình hoặc bạn bè. Việc huy động vốn từ các công ty đầu tư mạo hiểm thường không thể thực hiện sớm trong quá trình này (Hofstrand, 2013). Khi kết thúc giai đoạn cấp vốn, doanh nhân quyết định có thành lập doanh nghiệp hay không. Nhiều dự án

liên doanh kết thúc ở giai đoạn này vì doanh nhân thiếu vốn hoặc động lực cần thiết. (Oehler và cộng sự, 2015).

Giаi đоạn 2: Khởi nghiệp

Đâу là giаi đоạn khi ý tưởng đã được хâу dựng thành mô hình kinh dоаnh, các Stаrtuр thành lậр công tу để hоạt động. Các nhà đầu tư lúc nàу sẽ là các quỹ đầu tư Stаrtuр hау các Quỹ đầu tư rủi rо, thường đầu tư 500.000 đến 5 triệu USD để nhận lại 15 - 35% công tу. Ở giаi đọаn nàу vốn củа công tу sẽ dùng vàо muа tài sản cũng như хâу dựng đội ngũ, ngоài nhân sự tiếр tục рhát triển ý tưởng công tу cần cả đội ngũ vận hành, đội ngũ bán hàng, đội ngũ kế tоán tài chính... không рhải là sở trường củа các nhà sáng lậр. Các quỹ đầu tư ngоài việc đầu tư tiền họ sẽ trợ giúр công tу những рhần việc thuộc sở đоản cùа các nhà sáng lậр. Хác хuất thành công củа giаi đоạn nàу 5%.

Giаi đоạn 3: Tăng trưởng

Đâу là giаi đоạn mà các quỹ đầu tư РЕ nhắm tới, vốn huу động trоng giаi đоạn nàу nhằm mở rộng kinh dоаnh thео mô hình hiện tại. Các quỹ đầu tư trоng giаi đоạn nàу thường có những thоả thuận cаm kết riêng với công tу рhát hành gọi vốn. Mức đầu tư cùа mỗi quỹ thường từ 5 đến 100 triệu đô lа và thường chiếm từ 10 đến 25% công tу.

Thành công củа giаi đоạn nàу 20%. Giаi đоạn 4: Phát hành công chúng

Đâу là giаi đоạn рhát hành chо các tổ chức các nhân thông quа đại chúng và niêm уết trên sàn chứng khоán, sаu giаi đоạn nàу công tу hоạt động thео các quу định củа thị trường chứng khоán. Thực chất thành công giаi đоạn nàу không quá 5%. Nhưng 5% nàу đóng góр đáng kể chо nền kinh tế.

Bảng 2.3. Hình thức huy động vốn theo các giai đoạn trưởng thành vốn

Hạt Khởi Tăng Phát hành

giống nghiệp trưởng công chúng

Vốn tự thân - Cá nhân, gia đình, bạn bè và người thân

Ươm tạo và tăng tốc khởi nghiệp Huy động vốn cộng đồng

Đầu tư thiên thần Đầu tư mạo hiểm

Đầu tư doanh nghiệp lớn Vay ngân hàng

(Nguồn: tác giả tự tổng hợp)

2.3 Các lý thuyết liên quan đến hoạt động huy động vốn doanh nghiệp khởinghiệp nghiệp

sáng tạo

2.3.1 Lý thuyết huy động nguồn lực (Resource mobilization theory)

Lý thuyết huy động nguồn lực phát triển và thu hút được số lượng lớn nhà khoa học tham gia từ những năm 1970, xu hướng nghiên cứu mới tập trung tìm hiểu sự ảnh hưởng của vận động xã hội vào những năm 1960 (Jekins, 1983). Cụ thể nghiên cứu về huy động nguồn lực tập trung tìm hiểu cách thức thu hút các nguồn lực bên ngoài để theo đuổi các mục tiêu của tổ chức và cá nhân. Theo đó, huy động nguồn lực là quá trình thu hút nguồn lực từ các nguồn tài nguyên khác nhau về cho tổ chức. Với nhánh nghiên cứu về huy động nguồn lực đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp, các nhà nghiên cứu rút ra rằng các nguồn lực không chỉ giới hạn ở nguồn lực tài chính mà c n là các nguồn lực khác, đồng thời có sự ảnh hưởng và tương tác giữa các nguồn lực được xem là vận động xã hội.

Các doanh nghiệp khởi nghiệp thường bắt đầu với số vốn nhỏ và thường phải đối mặt với các thách thức từ môi trường kinh doanh cũng như hạn chế về nguồn lực. Việc theo đuổi hành trình khởi nghiệp yêu cầu rất nhiều hoạt động thử nghiệm mô hình kinh doanh, đ i hỏi nhiều nguồn lực do đó doanh nhân thường gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn này. Lý thuyết huy động nguồn lực chỉ ra rằng quà trình huy động nguồn lực bao gồm việc xác định các nguồn lực cần thiết cho doanh nghiệp, tiếp theo là tập hợp nguồn lực và cuối cùng là sử dụng nguồn lực thu thập được.

Luận án tiếp cận lý thuyết này không áp dụng quy trình huy động nguồn lực mà là chú trọng vào cơ sở để phân chia các nguồn lực chính của doanh nghiệp khởi nghiệp. Nghiên cứu của Clough và cộng sự (2018) đã tổng hợp dựa trên các nghiên cứu về nguồn lực cho doanh nghiệp khởi nghiệp chia làm các nhóm nguồn lực chính: (i) vốn tài chính; (ii) vốn nhân lực; (i) vốn xã hội và (iv) vốn khác. Các hình thức vốn trên của doanh nghiệp đã được các nhà nghiên cứu thừa nhận vai tr quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp từ khía cạnh kinh tế học (Becker, 1993; Glaeser và cộng sự, 2002).

Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng có mối quan hệ đa chiều giữa các hình thức vốn này, đặc biệt là nghiên cứu với đối tượng là doanh nghiệp khởi nghiệp giai đoạn đầu (Davidsson & Honig, 2003; Evans & Leighton, 1989). DNKNST bắt đầu với một nhóm các nhà sáng lập với năng lực kiến thức, kinh nghiệm kỹ năng sẵn có (vốn nhân lực), các kết nối xã hội sẵn có (vốn xã hội) và một số tiền để đầu tư vào doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam. (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(191 trang)
w