6. Kết cấu của luận án
1.3. Các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến huy động vốn khởi nghiệp sáng tạo
tạo
Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn khởi nghiệp sáng tạo được nhiều học giả quan tâm và cũng là nhánh chính trong các nghiên cứu về huy động vốn cho khởi nghiệp. Các nghiên cứu trong lĩnh vực này thường có ba cách tiếp cận, thứ nhất là từ phía nhà đầu tư và thứ hai là từ phía doanh nghiệp khởi nghiệp và thứ ba là các yếu tố thuộc về môi trường hỗ trợ cho khởi nghiệp.
Hình 1.3 Các chủ đề nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của DNKNST
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) (i) Các yếu tố từ phía nhà đầu tư Từ phía nhà đầu tư thường là các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư và các nghiên cứu này được nghiên cứu tập trung nhiều hơn từ góc độ nhà đầu tư (Tyebjee & Bruno, 1984; Macmillan và cộng sự, 1985). Chủ yếu các nghiên cứu tập trung vào các tiêu chí ra quyết định từ phía nhà đầu tư. Nghiên cứu của Tyebjee và Bruno (1984) đã chỉ ra bốn nhóm tiêu chí bao gồm tiềm năng thị trường, năng lực quản lý, tính cạnh tranh và sản phẩm. Theo Macmillan và cộng sự (1985) có sáu nhóm ảnh hưởng dến việc ra quyết định của nhà đầu tư là kỹ năng và kinh nghiệm quản lý, đội nhóm, tính năng của sản phẩm, tốc độ tăng trưởng, quy mô thi trường và lợi nhuận kỳ vọng. Ngoài ra nghiên cứu của Zacharakis & Meyer (1998) lại cho rằng quá trình ra quyết định của nhà đầu tư không phải lúc nào cũng tuân thủ theo các tiêu chí mà giống như một nghệ thuật và có sự tham gia của yếu tố con người. Kết quả nghiên cứu này tương đồng với các nghiên cứu của Waldon & Hubbard (1991) và Wright & Robbie (1996).
(ii) Các yếu tố từ phía doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo
Đó là các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả huy động vốn và giá trị huy động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp (Cassar, 2004; Cosh và cộng sự, 2009; Nofsinger & Wang, 2011). Nhóm các nghiên cứu này tập trung vào đối tượng nghiên cứu là thực trạng các DNKNST từ đó chỉ ra các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn. Cũng do chủ thể nghiên cứu là DNKNST nên việc thu thập các dữ liệu khá khó khăn, chính vì thế các nghiên cứu thường tập trung vào nhóm các yếu tố liên quan đến nhà sáng lập và đặc điểm của sản phẩm cũng như mạng lưới xã hội của DNKNST.
(iii) Các yếu tố thuộc về môi trường hỗ trợ cho khởi nghiệp
Nhiều nghiên cứu sử dụng môi trường như là yếu tố kiểm soát trong mô hình nghiên cứu, tuy nhiên đây cũng được xem là một nhóm các yếu tố cần xem xét khi
Các yếu tố từ phía nhà đầu tư Các chủ đề nghiên cứu các
yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của
DNKNST
Các yếu tố từ phía doanh nhân và doanh nghiệp KNST
Các yếu tố thuộc về môi trường hỗ trợ cho khởi nghiệp
nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn khởi nghiệp. Yếu tố bên ngoài thường được sử dụng trong các nghiên cứu chính là vị trí của các doanh nghiệp khởi nghiệp (Delgado và cộng sự, 2010) trong đó chỉ ra rằng các doanh nghiệp tập trung ở các khu vực đông đúc doanh nghiệp khởi nghiệp sẽ có khả năng huy động nguồn lực tốt hơn. Ngoài ra vai tr của chính phủ thông qua các chương trình hỗ trợ cũng được các nhà nghiên cứu tìm hiểu. Theo nghiên cứu của Jeng & Wells (2000), có sự không thống nhất giữa việc cho rằng chương trình hỗ trợ của chính phủ sẽ thúc đẩy hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp sôi động, mặt khác lại có khả năng kéo chậm sự phát triển của hoạt động đầu tư mạo hiểm. Một yếu tố vĩ mô nữa là trạng thái của nền kinh tế quốc gia, một quốc gia có tốc độ tăng trưởng tốt sẽ kéo theo sự xuất hiện của các quỹ đầu tư theo đó cơ hội tiếp cận vốn của các doanh nghiệp khởi nghiệp càng cao (Acs & Audretsch, 1994).
Luận án dựa vào các dữ liệu nghiên cứu thu thập được thông qua nghiên cứu tại bàn đã tổng hợp được các nghiên cứu thực hiện về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo và được thể hiện dưới Bảng 1.1. Có thể thấy rằng sự xuất hiện của các cụm từ được sử dụng khá phổ biến trong nghiên cứu khởi nghiệp đó là vốn nhân lực , vốn xã hội và vốn tài chính điều này mở ra hướng tiếp cận mới của luận án về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của nhóm doanh nghiệp mới này.
Bảng 1.0.1 Tổng quan các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn sở hữu của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.
Tác giả (năm) Dữ liệu Hoạt động huy động vốn Các yếu tố ảnh hưởng
Scherr và cộng sự (1993)
7,588 chủ DN nhỏ Cấu trúc vốn Vốn nhân lực, đặc điểm doanh nghiệp, chi phí tài chính Shane và Cable
(2002)
50 DNKNST Huy động được vốn Vốn xã hội: mối quan hệ xã hội, danh tiếng
Verheul và Thurik (2001)
2000 doanh nhân Quy mô vốn của DN Giới tính Cassar
(2004)
292 DN mới
Tổng số vốn huy được
động Vốn nhân lực, đặc điểm nhà sáng lập, quy mô DN, cấu trúc tài sản, cơ hội tăng trưởng.
Cumming (2005)
3,083 thương vụ Hình thức huy động
Đặc điểm DN, ngành, v ng huy động vốn, quỹ đầu tư của DN.
Witt và Brachtendorf (2006)
89 DNKNST Số v ng huy động vốn
Vốn nhân lực (kinh nghiệm quản lý, ngành); các yếu tố rủi ro bên ngoài.
Hsu (2007)
149 DNKNST Khả năng huy động vốn
Vốn nhân lực (kinh nghiệm khởi nghiệp, học vấn), Vốn xã hội (mạng lưới xã hội)
Cosh và cộng sự (2009)
2,520 DNKNST Huy động vốn từ bên ngoài Đặc điểm tài chính của DN, số năm hoạt động
Nofsinger và Wang (2011)
1,869 DNKNST Cấu trúc vốn bên ngoài Sản phẩm mới, công nghệ mới, kinh nghiệm khởi nghiệp Bertoni và cộng sự
(2015)
361 DN công nghệ Tổng vốn đầu tư Đặc điểm tài chính Staniewski và cộng sự
(2016)
345 nhà sáng lập Nguồn vốn Động lực huy động vốn
21
Tác giả (năm) Dữ liệu Hoạt động huy động vốn Các yếu tố ảnh hưởng
Talaia và cộng sự (2016)
108 DNCN Khả năng huy động vốn Vốn nhân lực (giáo dục) Bernstein và cộng sự
(2017)
4,494 nhà đầu tư Mức độ ưa thích đầu tư Nhóm sáng lập, các nhà đầu tư trước, trao đổi thông tin Ratzinger và cộng sự
(2018)
4,953 DNKNST Giai đoạn đầu tư Giáo dục đại học về công nghệ/kinh doanh, GDĐH Wilson và cộng sự
(2018)
2,487 khoản đầu tư
Giá trị của thương vụ đầu tư
Tài sản vô hình, vốn nhân lực, các khoản đảm bảo và hiệu quả tài chính Ko và McKelvie (2018) 235 DNKNST Tổng số vốn huy động được
Vốn nhân lực (giáo dục, kinh nghiệm ngành và khởi nghiệp), nhà đầu tư trước đó
(2021)
1397 DNKNST Tổng số vốn chủ sở hữu
(quay về quê hương để KN), Vị trí địa lý, ngành.
Tại Việt Nam, nghiên cứu về hoạt động huy động cho khởi nghiệp, đặc biệt là các yếu tố có thể ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn của các doanh nghiệp khởi nghiệp cũng bắt đầu sôi động với nhiều công bố ở trong và ngoài nước. Các nhóm nghiên cứu về chủ yếu là: (i) Chính sách và luật hỗ trợ cho huy động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp; (ii) Giới thiệu về các hình thức huy động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp; (iii) Thực trạng chung về hoạt động huy động vốn doanh nghiệp khởi nghiệp; (iv) Định giá và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn.
Nhóm nghiên cứu về chính sách và khung pháp lý hỗ trợ cho đầu tư khởi nghiệp thu hút được rất nhiều nhà nghiên cứu tham gia. Theo Nguyễn Viết Lợi (2016), hệ thống khung pháp luật và chính sách là “bệ đỡ” cho các doanh nghiệp khởi nghiệp có thể phát triển, giúp cộng đồng doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam có thể bứt phá mạnh mẽ. Nghiên cứu tham khảo các chính sách hỗ trợ tài chính cho khởi nghiệp trên thế giới và làm bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Phạm Hữu Hồng Thái và Hồ Thị Lan, 2018) cho rằng cần phải xây dựng một thị trường vốn minh bạch là điều cần thiết để khuyến khích sự phát triển của hình thức huy động vốn mới này. Phan Hoàng Lan và Từ Minh Hiệu (2017) đề xuất quy định pháp lý nhằm khuyến khích sự tham gia của nhà đầu tư thiên thần vào hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo. Theo đó cần thiết phải làm rõ khái niệm về nhà đầu tư thiên thần và khảo sát nhu cầu thực tế của họ, đồng thời không quy định cụ thể về các điều kiện cứng như về thu nhập sẽ gây tâm lý “e dè” cho các nhà đầu tư. Các DNKNST được cho là khó tiếp cận với hình thức vốn vay do thiếu lịch sử kinh doanh và tài sản thế chấp, chính vì thế các nghiên cứu đề xuất hình thành các quỹ bảo lãnh tín dụng nhằm hỗ trợ các DNKNST có thể tiếp cận nguồn vốn này (Trần Thị Xuân Anh và Trần Thị Thu Hương, 2020).
Nhóm nghiên cứu về giới thiệu các hình thức huy động vốn cho DNKN thu hút số lượng lớn các nhà nghiên cứu Việt Nam. Một số tác giả như Đặng Thị Việt Đức và Đô Thu Hà (2018); Hoàng Thị Hồng (2020) bàn về các hình thức huy động vốn chung cho DNKNST Việt Nam, cụ thể là thị trường vốn cho DNKN tại Việt Nam vẫn đang ở dạng sơ khai. Tuy nhiên vẫn có sự tham gia của các hình thức huy động vốn chính như: đầu tư mạo hiểm, nhà đầu tư thiên thần, tổ chức tăng tốc khởi nghiệp và đặc biệt ở Việt Nam có sự tham gia của các quỹ hỗ trợ quốc gia. Bên cạnh đó một số nghiên cứu tập trung bàn luận cụ thể về từng hình thức huy động vốn cụ thể như: Quỹ đầu tư mạo hiểm (Trần Thị Nhật Anh, 2017; Lê Văn Phúc và Nguyễn Thị Vân Anh, 2019); nhà đầu
tư thiên thần (Đỗ Anh Đức, 2021); Quỹ phi lợi nhuận (Phan Hoàng Lan và Vũ Hải Anh, 2019); Thị trường chứng khoán (Lưu Minh Sang, 2020); huy động vốn cộng đồng (Nguyễn Quang Thu và cộng sự, 2018). Những nghiên cứu này là các nghiên cứu phân tích và bàn luận định tính, bàn về khái niệm hình thức huy động và một số thực trạng cũng như giải pháp khuyến khích hình thức huy động vốn cho thị trường Việt Nam.
Nhóm nghiên cứu về thực trạng huy động vốn khởi nghiệp chung tại Việt Nam vẫn c n đang rất mới từ phía các tạp chí chuyên ngành. Những nghiên cứu này đề cập tới d ng vốn và thực trạng các hình thức huy động vốn hiện có. Cụ thể nghiên cứu của Nguyễn Thanh Huyền và Trần Hoài Nam (2016) đề cập chung về d ng vốn và một số khuyến nghị chung. Nghiên cứu của Nguyễn Thành Long (2020) nêu qua một số thực trạng của các hình thức huy động vốn. Hiện nay một số báo cáo tổng hợp về thực trạng huy động vốn khởi nghiệp tại Việt Nam được các tổ chức quan tâm như Học viện nhà sáng lập Topica là tổ chức đầu tiên đưa ra báo cáo về thực trạng các thương vụ huy động vốn thành công. Tiếp theo năm 2019 Quỹ đầu tư mạo hiểm ESP và năm 2020 Quỹ Do Venture cũng công bố báo cáo về thực trạng huy động vốn đầu tư khởi nghiệp tại thị trường Việt Nam, đây được xem là những báo cáo quan trọng và tin cậy cho các nghiên cứu tiếp theo. Tuy nhiên nhược điểm của nguồn dữ liệu này là khó tiếp cận bởi tính bảo mật và cam kết với các bên cung cấp thông tin.
Nhóm nghiên cứu cuối cùng về định giá doanh nghiệp và các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động huy động vốn. Nhóm nghiên cứu này rất mới và bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam từ năm 2019. Nghiên cứu về các phương pháp định giá công ty khởi nghiệp được thực hiện dựa trên dữ liệu của chương trình truyền hình thực tế “Thương vụ bạc tỷ - Shark tank” đã chỉ ra một số thực trạng trong phương pháp định giá tại Việt Nam. Cụ thể phương pháp định giá phổ biến là phương pháp bội số (bội số doanh thu, bội số lợi nhuận gộp và bội số lợi nhuận r ng). Cũng sử dụng dữ liệu từ cuộc thi “Thương vụ bạc tỷ” nghiên cứu của Lê Nguyễn Bình Minh và Nguyễn Trần Hà My (2020) phân tích 40 trường hợp huy động vốn thất bại và tìm hiểu các nguyên nhân của nó. Theo đó, các nguyên nhân được chỉ ra là thiếu nhu cầu từ thị trường, mô hình kinh doanh không tiềm năng và các yếu tố liên quan đến sản phẩm. Nghiên cứu của Đặng Thành Đạt và Nguyễn Thị Kim Anh (2020) cũng phân tích các nhân tố thu hút đầu tư thiên thần vào startup thông qua phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu đã chỉ ra rằng các yếu tố
thuộc về con người, vai tr của nhà đầu tư thiên thần, lợi nhuận kỳ vọng/khả năng thoái vốn và chính sách của chính phủ là các yếu tố quyết định tới khả năng thu hút đầu tư của DNKNST Việt Nam.
Có thể thấy rằng, nghiên cứu về hoạt động huy động vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp nói chung và các yếu tố ảnh hưởng tới huy động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp nói riêng đều thu hút được số lượng lớn các tác giả trên thế giới và Việt Nam. Tuy nhiên so với sự phát triển của các nghiên cứu trên thế giới các nghiên cứu tại Việt Nam vẫn c n nhiều hạn chế mở ra cơ hội nghiên cứu rộng mở cho các học giả. Đồng thời cũng bổ sung cho tính cấp thiết của đề tài luận án.
1.4. Khoảng trống nghiên cứu
Từ phân tích tổng quan tình hình nghiên cứu ở phần trên, có thể thấy rằng chủ đề tài chính cho doanh nghiệp khởi nghiệp, đặc biệt là các yếu tố ảnh hưởng đến tài chính cho DNKNST vẫn c n nhiều vấn đề cần được trao đổi.
Thứ nhất, nghiên cứu lý thuyết về doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo vẫn là lĩnh vực mới trên thế giới và Việt Nam, do đó hệ thống khái niệm và lý luận liên quan đến chủ đề này vẫn c n nhiều điều cần khám phá. Cụ thể khái niệm về doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, hay hoạt động huy động vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cũng chưa có hệ thống lý thuyết đầy đủ, đặc biệt ở Việt Nam. Luận án mở ra cơ hội có thể bổ sung một phần vào hệ thống cơ sở lý luận về hoạt động huy dộng vốn của DNKNST tại Việt Nam.
Thứ hai, về cách tiếp cận nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của DNKNST trên thế giới chủ yếu số lượng nghiên cứu tập trung từ khía cạnh nhà đầu tư, có ít nghiên cứu tiếp cận theo các yếu tố từ phía doanh nghiệp. Trong khi đó, đây được xem là câu hỏi lớn giành cho các DNKNST khi bắt đầu huy động vốn của mình. Chính vì vậy, mở ra hướng nghiên cứu với các yếu tố tiếp cận từ lăng kính các DNKNST.
Thứ ba, vai tr của doanh nhân đối với khả năng huy động vốn của DNKNST cũng c n là một chủ đề cần được tiếp tục nghiên cứu. Các nghiên cứu trước đây chưa có sự thống nhất cao giữa các nhà nghiên cứu, bởi một số cho rằng vốn nhân lực của doanh nhân ảnh hưởng rất lớn đến khả năng huy động nguồn vốn tài chính từ bên ngoài của doanh nghiệp. Tuy nhiên ở một khía cạnh khác thì một số lại tìm thấy không có sự ảnh hưởng rõ rệt giữa trình độ học vấn và kinh nghiệm của doanh nhân đối với
kết quả huy động vốn của họ. Chính vì vậy ở một quốc gia với truyền thống tôn sư trọng đạo đề cao việc học thì trình độ cũng như vốn nhân lực của doanh nhân có ảnh hưởng thế nào đến khả năng huy dộng vốn tài chính từ bên ngoài sẽ là một điểm thú vị cần quan tâm.
Thứ tư, vai tr của vốn xã hội tới hoạt động huy động vốn tài chính của DNKNST. Nghiên cứu về tài chính cho khởi nghiệp trong thị trường mới nổi cũng cho thấy rằng, các DNKNST với lịch sử kinh doanh và các tài sản đảm bảo không lớn rất khó có thể tiếp cận vốn tài chính từ các tổ chức tín dụng. Điểm mạnh của nhóm doanh nghiệp này là có sự quan tâm của thị trường và hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo. Vậy