Ảnh hưởng của vốn xã hội đối với hoạt động huy động của doanh nghiệp khở

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam. (Trang 64 - 65)

6. Kết cấu của luận án

2.4.3 Ảnh hưởng của vốn xã hội đối với hoạt động huy động của doanh nghiệp khở

nghiệp sáng tạo

Vốn xã hội đóng một vai tr rất quan trọng trong giai đoạn đầu khởi nghiệp vì chúng có thể cung cấp cho người sáng lập những nguồn lực quý giá như khả năng tiếp cận thông tin, vốn tài chính và năng lực pháp lý (Batjargal, 2003; Birley, 1985; McEvily và Zaheer, 1999; Stuart và cộng sự, 1999). Theo lý thuyết vốn xã hội, điều rất quan trọng đối với những người sáng lập là kết nối trực tiếp và gián tiếp với các nhà đầu tư tiềm năng trong giai đoạn đầu phát triển của công ty (Hall & Hofer, 1993; Hite & Hesterly, 2001; Pirolo & Presutti, 2010; Steier & amp ; Greenwood, 2000). Doanh nhân thường sử dụng vốn xã hội của mình để hỗ trợ cho doanh nghiệp khởi nghiệp, bởi

vì công ty mới thường thiếu nguồn lực và ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp (Wang, 2016). Bên cạnh đó, vốn xã hội của doanh nhân c n có vai tr quan trọng trong việc tiếp cận các nguồn hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp (Chua và cộng sự, 2010; Zhang, 2015). Cụ thể vốn xã hội được cho là có thể khắc phục tình trạng bất cân xứng thông tin giữa nhà đầu tư và doanh nhân, thúc đẩy luồng thông tin trong mạng lưới khởi nghiệp (Shane và Cable, 2002). Từ đó có thể tạo điều kiện thuận lợi cho d ng thông tin và giảm chi phí vốn cho doanh nghiệp (Engelberg và cộng sự, 2012; Putnam, 1993). Nghiên cứu tình huống điển hình của Fried và Hisrich (1994) cho rằng bởi vì các nhà đầu tư mạo hiểm nhận được rất nhiều bản đề xuất tài trợ vốn nên các mối quan hệ xã hội có vai tr quan trọng trong việc xác định xem doanh nghiệp khởi nghiệp nào được tài trợ. Theo đó, các nhà đầu tư mạo hiểm có xu hướng tài trợ vốn cho các doanh nhân mà họ tìm hiểu thông quan sự giới thiệu từ các doanh nhân trong doanh mục đầu tư hay các nhà đầu tư khác, bạn bè hay gia định (Hsu, 2007). Nghiên cứu của Bruton và cộng sự (2002) cho rằng các doanh nhân có kinh nghiệm làm việc ở các công ty nổi tiếng trước đó, có khả năng thu hút nguồn lực tài chính và hiệu quả đổi mới dự án kinh doanh tốt hơn. Củng cố lập luận này, Shane và Stuart (2002) nhận thấy rằng các doanh nhân có vốn xã hội (có mối quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp từ trước với các nhà đầu tư mạo hiểm) có khả năng nhận được vốn đầu tư mạo hiểm cao hơn trong giai đoạn đầu khởi sự kinh doanh. Một mặt khác, tương tác xã hội trong một khu vực địa lý nhất định thường được gọi là tương tác trong cộng đồng khởi nghiệp cũng được các nhà khoa học đánh giá vai tr quan trọng, nó được xem là một phương tiện để trao đổi và truyền thông tin về sự tồn tại và phẩm chất của doanh nhân tới các nhà đầu tư tiềm năng trong hệ sinh thái khởi nghiệp (Hsu, 2007; Sorenson và Stuart, 2001). Do đó, các doanh nhân tích cực tham gia vào cộng đồng để khai thác mạng lưới các mối quan hệ nhằm thực hiện trao đổi ý tưởng và tìm kiếm nguồn lực. Tóm lại, vốn xã hội nên được xem xét là một nguồn lực biến động của doanh nghiệp tuỳ thuộc vào hành động của các cả nhân và tổ chức và có ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam. (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(191 trang)
w