6. Kết cấu của luận án
3.2.3 Đặc điểm của DNKNST và hoạt động huy động vốn
Nhằm giảm bớt sự bất cân xứng thông tin và rủi ro đạo đức, bên cạnh đánh giá các năng lực liên quan đến nhà sáng lập thì các nhà đầu tư mạo hiểm c n đánh giá dựa trên đặc điểm của doanh nghiệp đó. Theo Hellmann và Puri (2000), các nhà đầu tư mạo hiểm thường đầu tư cho các doanh nghiệp có sản phẩm hoặc quy trình đổi mới hơn là các doanh nghiệp sao chép mô hình và sản phẩm kinh doanh. Nghiên cứu của Nofsinger và Wang (2011) củng cố lại lập luận của các nghiên cứu trước và cho rằng sản phẩm và dịch vụ mới của DNKNST thu hút sự quan tâm lớn hơn từ các nhà đầu tư không chính thức hơn là các nhà đầu tư chính thức. Những nhà đầu tư này thường đưa ra quyết định đầu tư nhanh chóng khi có tín hiệu sản xuất sản phẩm mới từ doanh nghiệp (Buyinza và Bbaale, 2013). Bên cạnh đó, công ty khởi nghiệp sáng tạo cạnh tranh chủ yếu dựa vào lợi thế từ vốn tri thức, là tài sản vô hình của doanh nghiệp, do đó rất khó để nhà đầu tư định giá các tài sản này (Hall, 2002, 2009). Một trong những tín hiệu của đổi mới sáng tạo đó là số lượng bằng sáng chế mà doanh nghiệp đó sở hữu. Nghiên cứu của Hottenrott và cộng sự (2017) chỉ ra rằng các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ có sở hữu bằng sáng chế thì có khả năng thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư hơn các doanh nghiệp khác. Theo Hochberd và cộng sự (2018), các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thường có xu hướng nhận đầu tư từ các quỹ đầu tư mạo hiểm, và phần lớn các công ty sở hữu bàng sáng chế thì khả năng nhận vốn đầu tư cao hơn. Có thể thấy rằng, đổi mới về sản phẩm và dịch vụ là yếu tố quan trọng, bởi số lượng DNKNST danh mục quan tâm đầu tư của các quỹ đầu tư mạo hiểm là rất lớn, chính vì thế các doanh nghiệp cần thực sự nổi bật để thu hút được sự chú ý từ họ (Bruton và cộng sự, 2000; Petty và Gruber, 2011). Điều này được chứng minh ở các khu vực và quốc gia khác nhau, sản phẩm là tiêu chí cốt lõi trong tiêu chí đánh giá đầu tư ở Hàn Quốc (Yoo và cộng sự, 2012), tương tự ở Úc (Shepherd và cộng sự, 2000), Ấn Độ (Mothilal và cộng sự, 2012) và Trung Quốc (Li và Atuahene, 2001). Theo đó với bối cảnh doanh nghiệp khởi nghiệp có rất ít thông tin thì bên cạnh các yếu tố về nhà sáng lập thì thông tin về đổi mới sáng tạo cũng là dấu hiệu quan trọng báo hiệu tiềm năng phát triển của doanh nghiệp đó và hỗ trợ cho việc ra quyết định của nhà đầu tư. Do đó giả thuyết của luận án như sau:
Bên cạnh yếu tố về đặc điểm kinh doanh của DN thì tuổi của các doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ cũng được các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm. Nghiên cứu ở Sillicon Valley của Davilla (2003) về mối quan hệ giữa tuổi doanh nghiệp, quy mô và tốc độ tăng trưởng của chúng, đã chỉ ra rằng tuổi của doanh nghiệp có mối quan hệ tích cực đến việc nhận được vốn đầu tư mạo hiểm. Tương tự nghiên cứu của Song và cộng sự (2008) cho thấy trằng trong tuổi doanh nghiệp là một trong 8 yếu tố có thể ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn đầu tư của các doanh nghiệp công nghệ mới. Nhận định này cũng đúng với ngành công nghệ sinh học, rằng doanh nghiệp trẻ tuổi hơn có tác động gián tiếp tới khả năng huy động vốn tài chính thông qua vốn nhân lực của người sáng lập (Behrens và cộng sự, 2012). Theo đó giả thuyết được đề xuất là:
H3b. Số năm hoạt động kinh doanh củ DN có ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động huy động vốn của DNKNST.
Ta có bảng tổng hợp các giả thuyết như sau:
Bảng 3.2 Các giả thuyết của luận án
Giả thuyết Kỳ vọng
H1a. Trình độ học vấn của nhóm sáng lập có ảnh hưởng tích cực tới hoạt động huy động vốn của DNKNST
+
H1b. Kinh nghiệm cùng ngành của nhà sáng lập có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động huy động vốn của DNKNST
+
H1c. Kinh nghiệm khởi nghiệp của nhà sáng lập có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp.
+
H2a. Năng lực xã hội của nhóm sáng lập có ảnh hưởng tích cực tới hoạt động huy động vốn của DNKNST
+
H2b. Mạng lưới xã hội của nhóm sáng lập có ảnh hưởng tích cực tới hoạt động huy động vốn của DNKNST
+
H2c. Danh tiếng của DNKNST có ảnh hưởng tích cực tới hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp KNST
+
H3a. Doanh nghiệp có tính mới có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động vốn. +
H3b. Số năm hoạt động kinh doanh củ DN có ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động huy động vốn của DNKNST.
-
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Kết quả từ nghiên cứu lý thuyết kết hợp với phương pháp lấy ý kiến chuyên gia đã đề xuất được mô hình nghiên cứu chính thức của luận án. Từ đó làm cơ sở cho các bước tiếp theo của nghiên cứu. Các giả thuyết nghiên cứu là những giả định cần được kiểm chứng nhằm đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu của luận án.